Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trám răng sứ là gì? Trường hợp nào cần thực hiện trám răng sứ

Trám răng sứ là phương pháp thẩm mỹ rất phổ biến trong nha khoa giúp khắc phục các tình trạng răng có khuyết điểm nhẹ. Tuy đã được nghe nhiều về biện pháp phục hình răng này nhưng nhiều người vẫn chưa biết hàn răng sứ là gì? Trám răng có những ưu điểm và nhược điểm nào? Khi nào cần hàn răng sứ? Để tìm lời giải đáp cho tất cả các câu hỏi trên, theo dõi bài viết bên dưới của Nha khoa Paris.

1. Trám răng sứ là gì

Trám răng thẩm mỹ là biện pháp sử dụng kỹ thuật nha khoa để khôi phục chức năng của răng bị hư hỏng do sâu răng, răng thưa, răng sứt mẻ, răng hở lợi,… Trám răng mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho răng, đảm bảo chức năng nhai tốt. Đồng thời giúp ngăn chặn sự phát triển của sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.

Vật liệu dùng để hàn răng thường là hợp chất Composite. Tiếp đó bác sĩ sẽ dùng máy Laser để chiếu ánh sáng phù hợp vào vùng răng cần trám hoặc chiếu đèn Halogen để làm đông cứng Composite. Qua đó giúp cố định Composite vững chắc vào răng thật để che lấp các khuyết điểm, tạo vẻ đẹp cho răng.

Hàn răng sứ

Hàn răng sứ

2. Trường hợp nào cần thực hiện hàn trám răng

Khi gặp các tình trạng răng khuyết điểm và hư hỏng dưới đây, bạn hãy đến nha khoa để được điều trị sớm:

– Răng sâu nhẹ, có lỗ sau nhỏ, chấm đen xuất hiện trên bề mặt răng hoặc răng mới chớm sâu chưa ăn vào tủy

Mòn cổ chân răng nhẹ, răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ ăn nóng lạnh và dễ chảy máu chân răng

– Răng bị gãy vỡ, nứt, mẻ do chấn thương và ăn nhai mạnh

– Răng thưa, hở chân răng nhỏ khiến thức ăn dễ bị mắc vào, hình thành mảng bám gây sâu răng,… Trường hợp này cần được trám răng sớm để làm kín kẽ răng, lấy lại tính thẩm mỹ cho răng

– Người muốn trám răng để tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng và cả gương mặt

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp trám răng sứ

Trám răng đá ứng tốt nhu cầu về thẩm mỹ và chức năng của người thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những nhược điểm mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên áp dụng không.

3.1. Ưu điểm

Trám răng không chỉ giúp phục hồi tính thẩm mỹ, chức năng cho răng mà còn có nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Các vật liệu thường dùng để trám răng như Amalgam, Composite, GIC đều có độ cứng và độ bền tốt, không bị giãn nở vì nhiệt. Hơn nữa còn có khả năng kháng mòn trong môi trường miệng có axit

– Tính thẩm mỹ cao với màu sắc trắng bóng, tự nhiên như răng thật. Khó để phát hiện thấy bạn đã trám răng nếu không nhìn kỹ

– An toàn, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng, bảo vệ men răng thật tối đa

– Bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và tác nhân gây sâu răng

– Thời gian thực hiện nhanh, chỉ sau 1 lần hẹn là bạn đã được hàm răng khỏe đẹp

– Không gây đau nhức và ê buốt

– Đảm bảo ăn nhai tốt và thoải mái sau khi trám răng

– Chi phí rẻ, không tốn kém như bọc răng sứ hoặc dán răng sứ

Ưu điểm của phương pháp trám răng

Ưu điểm của phương pháp trám răng

3.2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên, kỹ thuật trám răng cũng có những nhược điểm cần lưu ý:

– Chỉ áp dụng cho các trường hợp răng có khuyết điểm nhẹ

– Tuổi thọ sử dụng thấp, chỉ khoảng 5 – 7 năm. Vì thế, độ bền không cao bằng việc bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer

4. Cách chăm sóc răng miệng sau trám răng

Để duy trì kết quả trám răng được dài lâu, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Không nên ăn uống ngay sau khi mới trám răng, phần răng vừa điều trị cần thời gian khoảng 2 tiếng để miếng trám cứng lại và bám chặt vào răng

– Tránh ăn thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột bởi sẽ gây sâu răng.

– Hạn chế thực phẩm quá cứng, dai, chất kích thích sẽ làm miếng trám dễ bong tróc, vỡ hoặc mẻ

– Ăn thực phẩm mềm, mịn, có nhiệt độ vừa phải

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ các thức ăn thừa còn bám trên răng. Hãy đánh răng nhẹ nhàng từ 2- 3 phút/lần, mỗi ngày đánh răng 2 lần sáng và tối

– Sử chỉ nha khoa để loại bỏ các vụn thức ăn dính trong kẽ răng

– Súc miệng với nước muối loãng nhiều lần trong ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn

Khám răng định kỳ 4 – 6 tháng/lần để đảm bảo răng luôn được khỏe mạnh nhất

– Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc răng sau khi trám, đến tái khám đúng lịch hẹn

Súc miệng với nước muối loãng

Súc miệng với nước muối loãng

Với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa như hiện nay, quá trình trám răng sứ được thực hiện vô cùng đơn giản. Chất lượng miếng hàn tốt giúp tăng thời gian sử dụng. Tuy nhiên để ngăn các vấn đề như sâu răng, xỉn màu,… hãy chủ động khám nha khoa định kỳ để có nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Trám răng
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Miếng trám răng bị vỡ, rớt không trám lại có sao không?

Miếng trám răng bị vỡ, rớt không trám lại có sao không?

Miếng trám răng bị rớt, vỡ, hỏng là tình trạng rất nhiều người gặp phải sau khi hàn trám răng. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình ăn

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Công nghệ Hàn Trám Răng Laser Tech – Tái tạo răng chỉ trong 30 Phút

Công nghệ Hàn Trám Răng Laser Tech – Tái tạo răng chỉ trong 30 Phút

Trám răng thẩm mỹ là thủ thuật nha khoa đơn giản nhưng cần thiết với các trường hợp răng có lỗ hổng. Trám răng giúp loại bỏ ngay cơn

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Tổng hợp 7 loại vật liệu trám răng đang được sử dụng phổ biến

Tổng hợp 7 loại vật liệu trám răng đang được sử dụng phổ biến

Trám răng là một phương pháp nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để phục hồi những mô răng bị khuyết thiếu do sâu răng, mẻ, vỡ… Hiện các

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trám răng có cần lấy tủy không, vì sao cần xử lý gấp

Trám răng có cần lấy tủy không, vì sao cần xử lý gấp

Trám răng là giải pháp khắc phục răng bị sâu, vỡ, nứt kẽ trở thành một chiếc răng lành lặn như ban đầu. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trám răng cửa trong trường hợp nào? Lưu ý khi phục hình răng

Trám răng cửa trong trường hợp nào? Lưu ý khi phục hình răng

Ai cũng mong muốn có được nụ cười hoàn hảo. Chính vì thế mà trám răng cửa là biện pháp được rất nhiều người quan tâm khi chẳng may có

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm