Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Trẻ đi tướt mọc răng: Lịch trình và các biện pháp chăm sóc cần thiết

Trên thực tế, trẻ đi tướt mọc răng là hiện tượng rất bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Thông thường, trẻ chỉ bị đi tướt trong khoảng vài ngày. Nhưng để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Cùng lắng nghe tiến sĩ – bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Đi tướt là gì?

Đi tướt còn gọi là đi ngoài ở trẻ là một hiện tượng thường gặp khi trẻ mọc răng. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đánh dấu sự phát triển mới của trẻ. Tuy nhiên, tần suất và tình trạng đi tướt có thể khác nhau tùy vào sức khỏe của mỗi bé.

Những bé có cơ địa tốt thường chỉ đi tướt khoảng 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên, với trẻ có cơ địa yếu, số lần đi ngoài khi mọc răng có thể lên tới 4-5 lần/ngày (1).

Trẻ đi tướt mọc răng

Bé đi tướt mọc răng

2. Tại sao trẻ đi tướt mọc răng?

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, khi răng chuẩn bị mọc, trẻ sẽ có xu hướng cắn, nhai hoặc đưa bất cứ thứ gì mà chúng có thể chạm vào miệng. Điều đó là do mầm răng nhú lên làm cho lợi của trẻ bị ngứa ngáy và khó chịu.

Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút bám trên các đồ vật xâm nhập, tấn công hệ miễn dịch của trẻ và gây nên tình trạng đi tướt.

Bên cạnh đó, khi những chiếc răng bắt đầu trồi lên khỏi nướu, lượng nước bọt mà trẻ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, trẻ sẽ nuốt nhiều nước bọt hơn. Enzyme ở nước bọt gây xáo trộn sự cân bằng trong dạ dày và khiến trẻ bị đi ngoài.

3. Trẻ mọc răng đi ngoài có nhầy có sao không?

Về bản chất, mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi tướt có nhầy. Bởi trẻ hay cắn, mút tay khiến tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn và không được chuyển hóa hết trong quá trình tiêu hóa.

Chưa hết, những cơn đau nhức khi mọc răng cũng sẽ kích thích ruột tăng tiết chất nhầy và có thể quan sát thấy trong phân. Trường hợp trên chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày nên không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng trên kéo dài kèm theo bé mệt mỏi, chậm phát triển, đau bụng… thì rất có thể là do lồng ruột, viêm đại tràng, nhiễm trùng hay xơ nang. Những bệnh trên không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ cũng như sự phát triển sau này. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chữa kịp thời.

4. Bé đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Nếu chỉ đơn thuần là đi tướt mọc răng thì sẽ kéo dài 2 – 4 ngày trước và sau khi răng mọc lên. Tùy vào sức đề kháng của trẻ, thời gian đi ngoài do mọc răng có thể dài hoặc ngắn hơn khoảng một vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng trên thường không kéo dài quá 4 ngày. Sau đó, trẻ sẽ dần hồi phục và phát triển hoàn toàn bình thường nên phụ huynh không cần phải quá lo lắng (2).

Một nghiên cứu khoa học của ông Albert vào năm 2018 đã khảo sát gần 1000 trẻ trong giai đoạn mọc răng. Trong đó, khoảng 60% bé gặp phải tình trạng đi tướt với thời gian trung bình là 3 ngày.

Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý theo dõi xem trẻ có các dấu hiệu nào bất thường hay không. Nếu trẻ đi tướt kéo dài nhiều ngày không khỏi, các mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.

Trẻ đi tướt khoảng 1 - 2 ngày trước và sau khi mọc răng

Trẻ đi tướt khoảng 1 – 2 ngày trước và sau khi mọc răng

5. Bé đi tướt mọc răng có nguy hiểm không?

Như những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, đi tướt là hiện tượng bình thường mà nhiều bé gặp phải khi mọc răng, đánh dấu sự phát triển mới của trẻ. Chỉ cần cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách thì tình trạng trên hoàn toàn không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Tuy nhiên, các mẹ nên theo dõi các dấu hiệu của trẻ. Nếu trẻ đi tướt nhiều, sốt trên 39 độ, đã uống thuốc nhưng không đỡ thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ đi tướt mọc răng không nguy hiểm nhưng phải theo dõi kỹ

Bé đi tướt mọc răng không nguy hiểm nhưng phải theo dõi kỹ

6. Phân biệt đi tướt mọc răng với tiêu chảy

Trẻ đi tướt mọc răng và tiêu chảy do rối loạn đường tiêu hóa đều có biểu hiện chung là đi ngoài nhiều lần trong ngày. Để phân biệt được hai tình trạng trên và chăm sóc trẻ đúng cách, cha mẹ có thể căn cứ theo những điểm dưới đây:

Tình trạng của phân: Bé đi tướt mọc răng thường đi phân sống, nhầy, không có bọt và màu vàng. Với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do rối loạn đường tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột thì phân sẽ ở dạng lỏng, mùi chua hoặc tanh, sủi bọt, có nhầy, thậm chí kèm theo cả máu (3)

Biểu hiện của trẻ: Khi bị đi tướt mọc răng, trẻ thường đi kèm với các dấu hiệu khác như chảy nước dãi, sốt dưới 38.5 độ… nhưng vẫn chơi bình thường và không bị mệt lả. Trong khi đó, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa sẽ khiến trẻ mệt mỏi, mất nước, quấy khóc nhiều và không nô đùa.

Thời gian: Tình trạng trẻ đi ngoài mọc răng sẽ không kéo dài quá 4 ngày. Đối với trường hợp rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, thời gian tiêu chảy thường là 1 tuần, thậm chí lâu hơn nếu bé có cơ địa yếu.

Trẻ đi tướt khi mọc răng có thể kèm theo tình trạng sốt

Trẻ đi tướt khi mọc răng có thể kèm theo hiện tượng sốt

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

7. Cách chăm sóc trẻ đi tướt khi mọc răng

Tình trạng đi tướt mọc răng chắc chắn sẽ đem lại không ít phiền toái cho trẻ. Vì thế, cha mẹ nên điều chỉnh thực đơn hàng ngày để bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Không chỉ vậy, ăn uống khoa học còn cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển răng và nướu của trẻ.

7.1. Thực phẩm nên ăn khi trẻ đi tướt mọc răng

Đối với trường hợp trẻ chưa ăn dặm, các mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để trẻ có thể hấp thụ thông qua nguồn sữa mẹ. Theo chia sẻ của nhiều bác sĩ, đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng đi tướt ở trẻ.

Nếu như trẻ ở trong độ tuổi ăn dặm, cha mẹ cần chế biến nguyên liệu thành các món ăn ở dạng mềm và dễ nuốt như cháo, súp… Dưới đây là một số gợi ý món ăn tốt cho trẻ đi tướt mọc răng:

– Món ăn làm từ yến mạch như cháo, sữa chua, sữa tươi… Yến mạch nguyên chất là loại ngũ cốc chứa prebiotic, chất xơ… giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ.

– Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều protein trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ như hạnh nhân, trứng gà, phô mai, bông cải xanh… Protein đóng vai trò tạo ra enzyme giúp quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra thuận lợi.

– Bổ sung rau xanh chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết, tốt cho hệ tiêu hóa của bé như: súp lơ, cải bó xôi, cải chíp… Không chỉ vậy, chất xơ trong rau xanh còn giúp răng, nướu thêm chắc khỏe. 

– Cho trẻ uống nước dừa tươi. Dừa chứa 95% nước với hàm lượng calo thấp cùng nhiều vitamin, khoáng chất và chất điện giải tự nhiên giúp giảm tình trạng mất nước khi trẻ đi ngoài. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho một chút muối vào nước dừa để tăng điện giải cho bé nhưng không nên quá lạm dụng.

Dừa giúp giảm tình trạng mất nước

Dừa giúp giảm tình trạng mất nước

7.2. Những thực phẩm không nên ăn khi trẻ đi tướt mọc răng

Nếu trẻ chưa cai sữa mẹ thì các mẹ nên hạn chế sử dụng  các loại thực phẩm nhiều đường, chất kích thích, nước uống có gas… Đây đều là những đồ không tốt cho hệ tiêu hóa và có thể làm tình trạng đi tướt của trẻ thêm trầm trọng.

Trong trường hợp trẻ ăn dặm, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm sau đây:

– Thực phẩm có chứa nhiều đường và chất tạo ngọt nhân tạo như siro, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt… Đây chính là những “thủ phạm” khiến cho tình trạng đi ngoài của trẻ ngày càng tệ hơn do tăng áp lực thẩm thấu ở đường ruột.

– Những loại trái cây có tính chất giảm táo bón như bưởi, chuối, lê, đu đủ… Nếu như trẻ ăn các loại hoa quả trên thì tình trạng đi tướt sẽ thêm trầm trọng.

Đồ uống lạnh cũng nằm trong danh sách những đồ trẻ cần tránh sử dụng khi đi tướt bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Nếu như trẻ bị đau nhức lợi khi mọc răng, cha mẹ có thể sử dụng khăn lạnh để giảm bớt.

– Những loại thực phẩm tanh như ốc, cá, tôm… Chúng có mùi tanh và một lớp chất nhầy ở bề mặt nên rất dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn ở đường ruột như shigella, salmonella…

Trẻ đi tướt không nên uống nước ngọt

Trẻ đi tướt không nên uống nước ngọt

8. Trẻ đi tướt tập lẫy bao lâu thì khỏi?

Tương tự như mọc răng, trẻ ở giai đoạn tập lẫy cũng có thể gặp phải tình trạng đi tướt và thường kéo dài nhiều nhất là 4 ngày. Khi đó, trẻ sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có mùi chua, lỏng và có kèm theo nhầy.

Khi đó cơ thể của trẻ sẽ dồn nhiều năng lượng để tập lẫy. Đây là nguyên nhân khiến sức khỏe của trẻ có phần yếu đi. Vì vậy, trẻ dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa và đi ngoài.

Mặc dù tình trạng trên không quá nghiêm trọng và không kéo dài quá lâu nhưng các mẹ vẫn cần chăm sóc trẻ cẩn thận để bù nước và tăng cường sức đề kháng.

9. Giải đáp những thắc mắc trẻ đi tướt mọc răng

Xoay quanh vấn đề trẻ bị đi tướt khi mọc răng, dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất và giải đáp chi tiết:

9.1. Trẻ đi tướt mọc răng có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Trẻ đi tướt mọc răng là phản ứng sinh lý bình thường không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé do cơ thể trẻ sản xuất ra một loại enzyme và tiết nước bọt nhiều hơn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá. 

Tuy đi tướt mọc răng là hiện tượng bình thường nhưng cha mẹ cần theo dõi bé, nếu đi kèm với một trong những triệu chứng dưới đây thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ:

– Tiêu chảy nhiều hơn 5 lần/ngày đi kèm với phân lỏng, sủi bọt, có mùi tanh, dịch nhầy (4).

– Sốt cao trên 38°C, quấy khóc, bỏ ăn.

– Nôn mửa nhiều, mất nước, mệt mỏi

– Xuất hiện máu trong phân.

9.2. Nên cho bé gặm gì trong giai đoạn đi tướt mọc răng?

Cha mẹ có thể cho bé sử dụng vòng gặm nướu, khăn sạch, bánh mềm, hoa quả để tủ mát để gặm nhằm giảm bớt cơn đau nhức do mọc răng gây ra. Lưu ý, vệ sinh các vật dụng, đồ ăn trước khi cho bé dùng để tránh bé bị đi ngoài, rối loạn tiêu hoá.

9.3. Có những cách nào giúp trẻ thoải mái trong giai đoạn này không?

Cha mẹ có thể dùng khăn lạnh massage nướu hoặc sử dụng thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu, đau nhức cho bé. Ngoài ra, hãy dỗ dành, âu yếm bé nhiều hơn để bé cảm thấy được yêu thương, quên bớt cơn đau. Bên cạnh đó, tạo môi trường ngủ cho bé thật yên tĩnh, thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, tắm nước ấm trước khi ngủ để con dễ ngủ hơn. 

9.4. Có cách nào để giảm đau và khó chịu cho trẻ khi đi tướt mọc răng không?

Có 4 cách để giảm đau cho trẻ khi đi tướt mọc răng đó là massage nướu, dùng gặm nướu, uống thuốc giảm đau và gel bôi nướu.

Massage nướu: Dùng gạc rơ lưỡi hoặc khăn mềm sạch, thấm vào nước lạnh rồi massage nhẹ nhàng vùng nướu đang mọc răng. 

Dùng gặm nướu: Cho bé dùng vòng gặm nướu bằng nhựa an toàn và được vệ sinh sạch sẽ.

Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp 2 cách trên không hiệu quả, ba mẹ cân nhắc cho con sử dụng thuốc giảm đau có chứa Paracetamol.

Dùng gel bôi nướu: Có tác dụng làm dịu vùng nướu sưng và kháng viêm hiệu quả. Một số sản phẩm gợi ý cho bạn như: Dentinox Gel N, Chicco.

9.5. So sánh tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khi trẻ đi tướt mọc răng với các giai đoạn khác của quá trình mọc răng

Đi tướt thường xảy ra ở giai đoạn mọc răng cửa. So với những triệu chứng ở giai đoạn khác của quá trình mọc răng như đau nhức, ngứa nướu, bỏ ăn, bỏ ngủ thì đi tướt có tần suất và mức độ nghiêm trọng thấp, không đáng lo ngại. 

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích giúp giải đáp những thắc mắc của cha mẹ liên quan đến vấn đề trẻ đi tướt mọc răng. Nhìn chung, đây là hiện tượng khá phổ biến và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần theo dõi các triệu chứng ở trẻ để có phương án xử lý phù hợp nhất.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ