Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Sưng viêm amidan có lây không? Các biện pháp phòng ngừa

Bệnh viêm amidan xảy ra khi có sự tấn công của các tác nhân gây hại, khiến cho amidan ngày càng suy yếu và dẫn đến sưng, viêm. Đây là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh trên. Trong đó, sưng viêm amidan có lây không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nha khoa Paris sẽ giải đáp rõ thắc mắc trên và tư vấn cách phòng bệnh hiệu quả.

1. Bệnh viêm amidan có lây không

Viêm amidan không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus có thể lây lan qua tiếp xúc với dịch từ mũi và miệng. Do đó, việc tăng cường nhận thức về phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với trẻ em trong độ tuổi đi học (1).

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm amidan

Viêm amidan có thể lây lan qua các con đường khác nhau như (2):

2.1. Viêm amidan do vi khuẩn

Một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm amidan là nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (GABHS), còn được gọi là liên cầu nhóm A (GA).

Loại vi khuẩn này lây lan khi một người tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất nhầy của người bị nhiễm. Ngoài ra, hít phải các giọt bắn chứa vi khuẩn từ không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi cũng có thể dẫn đến nhiễm bệnh.

Vi khuẩn có xu hướng lây lan nhanh chóng ở những nơi đông người, đặc biệt là trong các môi trường như trường học hoặc nhà trẻ, nơi tập trung nhiều trẻ em. Thường thì các triệu chứng do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra sẽ xuất hiện trong vòng 2 – 5 ngày sau khi tiếp xúc.

2.2. Viêm amidan do virus

Các virus gây cảm lạnh hoặc cúm cũng có khả năng gây viêm amidan. Những virus này có thể tồn tại trên các bề mặt như bàn phím máy tính hay tay nắm cửa trong nhiều giờ và bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua các vật dụng xung quanh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm amidan

Yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm amidan

3. Làm thế nào để biết bản thân đã bị lây nhiễm viêm amidan

Để biết bản thân có bị lây nhiễm bệnh viêm amidan hay không, bạn có thể dựa trên những triệu chứng sau (3):

– Vùng amidan bị sưng tấy, chuyển sang màu đỏ và thường xuyên tiết ra dịch mủ

– Cổ xuất hiện hạch và khi ấn vào sẽ có cảm giác đau nhức

– Sốt 38 – 40 độ

– Mệt mỏi, chán ăn

– Nước tiểu đỏ

– Cảm giác khô rát ở họng, đau có thể lan đến tai và mức độ tăng lên khi nuốt

– Ho do tăng tiết dịch nhầy

4. Biến chứng do viêm amidan gây ra

Viêm amidan có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, áp xe quanh amidan, tắc nghẽn đường thở, viêm cầu thận cấp và thấp tim.

– Áp xe quanh amidan: nhiễm trùng dẫn đến sự hình thành túi mủ bên cạnh amidan, đẩy nó về phía bên đối diện. Áp xe này cần phải được dẫn lưu khẩn cấp

– Bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính: thường do virus Epstein-Barr gây ra, dẫn đến amidan sưng to, sốt, đau họng, phát ban và mệt mỏi

Viêm họng do liên cầu khuẩn: vi khuẩn Streptococcus gây nhiễm trùng amidan và cổ họng, thường đi kèm với sốt và đau cổ

– Amidan phì đại: Amidan to có thể làm hẹp đường thở, dẫn đến ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ

– Sỏi amidan: do thức ăn mắc kẹt tại amidan, vi khuẩn phát triển và lắng đọng tạo thành các khối màu trắng hoặc vàng

– Viêm khớp cấp: gây sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp như cổ tay, đầu gối và ngón tay, kèm theo mệt mỏi toàn thân

– Viêm cầu thận và viêm thận cấp sau viêm amidan: biến chứng này khiến người bệnh bị phù chân và phù mặt

Biến chứng do viêm amidan gây ra

Biến chứng do viêm amidan gây ra

5. Cách điều trị viêm amidan

Viêm amidan có thể điều trị bằng các biện pháp như: điều trị nội khoa, áp dụng các bài thuốc dân gian và điều trị ngoại khoa.

5.1. Điều trị nội khoa

Nếu nguyên nhân gây viêm amidan là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc như:

– Thuốc giảm đau, hạ sốt:

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen được sử dụng để giảm các triệu chứng như sốt và đau nhức do viêm gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng những loại thuốc này chỉ có tác dụng làm dịu triệu chứng mà không điều trị nguyên nhân gây bệnh.

– Thuốc giảm xung huyết và phù nề:

Trong điều trị viêm amidan, thuốc giảm xung huyết và phù nề cũng thường được bác sĩ kê đơn. Alpha choay là loại thuốc thường được sử dụng để ngậm dưới lưỡi, giúp giảm sưng, viêm và xung huyết hiệu quả, từ đó giúp người bệnh cảm thấy bớt đau và dễ chịu hơn.

– Thuốc corticoid:

Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ để giảm viêm và rút ngắn thời gian hồi phục. Do thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, việc sử dụng cần được giám sát chặt chẽ, đặc biệt là ở những người bệnh có các bệnh lý kèm theo như tiểu đường.

Một số thuốc corticoid phổ biến bao gồm: Prednisolon, dexamethason, betamethason,…

– Thuốc kháng sinh:

Với các trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, dựa trên kết quả xét nghiệm kháng nguyên hoặc cấy dịch họng, kháng sinh thường được chỉ định để điều trị. Streptococcus là nguyên nhân thường gặp gây viêm amidan do vi khuẩn và penicillin thường là loại kháng sinh được lựa chọn trong điều trị.

Nếu người bệnh dị ứng với penicillin, có thể sử dụng các loại kháng sinh thay thế như azithromycin hoặc cephalosporin. Khi kê đơn kháng sinh, bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ.

– Các loại thuốc khác:

Người bệnh viêm amidan cũng có thể được kê thêm các loại thuốc như thuốc giảm ho, thuốc kháng histamin, hoặc bổ sung vitamin như vitamin C,… để hỗ trợ điều trị.

Các loại thuốc điều trị viêm amidan

Các loại thuốc điều trị viêm amidan

5.2. Áp dụng các bài thuốc dân gian

Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để giảm viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi:

– Súc miệng với nước muối: dùng nước muối súc miệng nhẹ nhàng để nước muối tiếp xúc trực tiếp với vùng amidan và cổ họng. Việc này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để giúp làm sạch và giảm viêm

– Súc miệng với nước ép hành: trộn nước ép hành với nước ấm, khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, giúp giảm viêm và làm dịu cổ họng

– Ngậm gừng và mật ong: cho mật ong và hai củ gừng đã giã nhỏ hoặc cắt lát vào một chén để ngâm. Ngậm hỗn hợp gừng và mật ong này nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng viêm thuyên giảm

Bài thuốc dân gian trị viêm amidan

Bài thuốc dân gian trị viêm amidan

5.3. Điều trị ngoại khoa

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ amidan để điều trị viêm amidan triệt để, ngăn ngừa tái phát.

Bên cạnh đó, cắt amidan cũng được khuyến nghị khi gặp phải các biến chứng khó kiểm soát như khó thở, ngưng thở khi ngủ, khó nuốt, hoặc áp xe không đáp ứng với điều trị kháng sinh. Sau khi phẫu thuật, ổ viêm trong vùng hầu họng sẽ được loại bỏ, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

6. Biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm amidan

Để phòng tránh viêm amidan, người bệnh có thể lưu ý những điều sau (4):

– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng:

Vi khuẩn có thể tích tụ trong miệng và cổ họng, làm tăng nguy cơ viêm amidan. Do đó, cần duy trì vệ sinh răng miệng cẩn thận. Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn, đánh răng đều đặn và dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.

– Tăng cường hệ miễn dịch:

Một hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể ngăn chặn hiệu quả các tác nhân gây viêm amidan. Bạn có thể nâng cao sức đề kháng bằng cách duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, cân bằng vitamin và khoáng chất, tập luyện thể dục đều đặn, kiểm soát stress và đảm bảo giấc ngủ đủ.

– Tránh dùng chung đồ cá nhân:

Sử dụng chung các vật dụng như cốc, dao kéo, hoặc bàn chải đánh răng có thể tăng nguy cơ lây nhiễm viêm amidan. Vì vậy, nên tránh chia sẻ những vật dụng cá nhân với người khác.

– Giữ ẩm cho cổ họng:

Giữ cho cổ họng ẩm có thể giúp ngăn ngừa kích ứng và viêm họng, từ đó giảm nguy cơ viêm amidan. Nước là lựa chọn tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể uống súp, cháo ấm, hoặc trà thảo mộc để duy trì độ ẩm cho cổ họng.

– Tránh hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc: 

Khói thuốc lá có thể gây kích ứng cổ họng, khiến nó dễ bị nhiễm trùng và dẫn đến viêm amidan. Để ngăn ngừa viêm amidan và các bệnh về hô hấp khác, nên tránh xa thuốc lá và khói thuốc.

Biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm amidan

Biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm amidan

7. Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng sưng viêm amidan:

7.1. Viêm amidan khi nào cần gặp bác sĩ

Người bị viêm amidan cần thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây:

– Đau họng nặng

– Sốt trên 38,3 độ C

– Amidan sưng to, có lớp phủ trắng hoặc vàng, cảm giác đau nhức ở một bên họng

– Gặp khó khăn khi nuốt, hơi thở có mùi khó chịu

– Đau đầu

– Đau vùng bụng

7.2. Để giảm viêm amidan nên ăn gì?

Bạn nên ưu tiên chọn những thực phẩm nhạt vị (không quá mặn, cay, hoặc chua) và những món mềm, dễ nuốt như bún, phở, cháo, súp, trứng hoặc bột yến mạch để giảm viêm amidan.

Các thực phẩm như khoai lang, bí đỏ,… có thể nghiền nát, xay nhuyễn, hoặc nấu mềm, hoặc chế biến thành sinh tố cùng trái cây tươi, dễ ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Bên cạnh đó, viên ngậm trái cây đông lạnh hoặc đá cũng có thể làm dịu cổ họng và giảm viêm.

Chế độ ăn uống giúp giảm viêm amidan

Chế độ ăn uống giúp giảm viêm amidan

7.3. Viêm amidan có tự khỏi không?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm amidan thường sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Người bệnh có thể tự chăm sóc và theo dõi triệu chứng tại nhà.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như đau họng ngày càng dữ dội, khó nói hoặc nuốt dẫn đến việc tiết nước bọt nhiều, cứng hàm, thay đổi hình dạng mặt, sốt cao hoặc kéo dài và cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng, thì người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

7.4. Đang viêm amidan có cắt được không

Thực tế, không phải tất cả trường hợp đều được chỉ định cắt amidan. Những trường hợp viêm amidan cấp tính thường tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần và không cần phẫu thuật. Cắt amidan chỉ được cân nhắc đối với những người bệnh mắc viêm amidan mãn tính, chỉ trong những trường hợp mà amidan không còn chức năng và bệnh tái phát liên tục.

Chỉ định cắt amidan thường được đưa ra cho người bệnh mãn tính khi tình trạng viêm nhiễm không thể kiểm soát bằng các phương pháp điều trị khác. Để xác định xem phẫu thuật có cần thiết hay không, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ.

7.5. Viêm amidan có lây khi hôn không

Viêm amidan không lây qua đường hô hấp hoặc việc ăn uống chung. Tuy nhiên, bệnh có thể lây truyền qua việc hôn sâu với người đang mắc viêm amidan. Mức độ lây nhiễm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

7.6. Viêm amidan có ho nhiều không

Viêm amidan mạn tính thường đi kèm với tình trạng sốt nhẹ liên tục, ho khan kéo dài và hơi thở có mùi hôi do mủ bị vỡ ra. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa, đau rát ở họng và có cảm giác như có vật lạ mắc kẹt trong họng.

Viêm amidan mạn tính gây ho khan kéo dài

Viêm amidan mạn tính gây ho khan kéo dài

7.8. Viêm amidan có di truyền không

Viêm amidan có khả năng di truyền cao. Các nghiên cứu cho thấy tần suất tái phát bệnh có thể liên quan đến một gen trội. Khoảng hơn 60% các ca mắc viêm amidan có liên quan đến yếu tố di truyền, trong khi khoảng 40% còn lại là do các yếu tố môi trường.

7.9. Viêm amidan có nên uống kháng sinh

Nếu viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Trong đó loại thuốc Penicillin được sử dụng phổ biến. Nhưng nếu người bệnh dị ứng với penicillin, có thể dùng amoxicillin, azithromycin hoặc cephalosporin để thay thế.

7.10. Viêm amidan có nguy hiểm không

Viêm amidan thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng trừ khi có biến chứng, đặc biệt là khi liên quan đến nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Những dấu hiệu cảnh báo biến chứng như khó nuốt, đau khi nuốt, khó thở tăng dần, khít hàm và sốt cao.

Để phát hiện sớm các biến chứng liên quan đến viêm amidan, cần thực hiện thêm các xét nghiệm hoặc chẩn đoán bổ sung. Xét nghiệm máu toàn bộ có thể được sử dụng để kiểm tra số lượng bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu và chụp CT-scan có thể được chỉ định cho những trường hợp có dấu hiệu biến chứng sắp xảy ra.

7.11. Viêm amidan hốc mủ có lây không

Viêm amidan hốc mủ là dạng viêm amidan đặc trưng bởi sự hình thành mủ màu trắng trong các hốc amidan, có thể có màu xanh và xuất hiện rải rác trong khoang miệng.

Viêm amidan hốc mủ không lây từ người này sang người khác trừ khi đang ở giai đoạn viêm cấp tính.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết mà Nha khoa Paris muốn chia sẻ về vấn đề “sưng viêm amidan có lây không”. Mong rằng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân cùng với mọi người trong gia đình.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ