1000+ hành trình niềng tuyệt vời
Đặt lịch hẹn

Bà bầu có được trồng răng không? Cần lưu ý khi trồng răng

Bà bầu có được trồng răng không là thắc mắc của nhiều mẹ đang gặp vấn đề răng miệng trong thai kỳ. Việc mất răng không chỉ gây khó khăn khi ăn uống mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe thai kỳ. Vậy trồng răng khi mang thai có an toàn không? nên chọn phương pháp nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. Bà bầu có được trồng răng không?

Bà bầu không nên trồng răng cố định (như cấy ghép Implant) trong thai kỳ vì cần chụp X-quang, dùng thuốc tê và kháng sinh ảnh hưởng thai nhi. Tuy nhiên, có thể trồng răng tạm thời sau tam cá nguyệt thứ hai (tháng 4-6)  để hỗ trợ ăn nhai theo chỉ định bác sĩ.

Trường hợp trì hoãn trồng răng khi đang mang thai:

  • Giai đoạn thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, đặc biệt là 3 tháng đầu (hình thành cơ quan thai nhi) và 3 tháng cuối (nguy cơ sinh non, cao huyết áp).
  • Cấy ghép Implant cần can thiệp phẫu thuật bao gồm khoan xương, đặt trụ titan, dùng thuốc gây tê và kháng sinh. Điều này tiềm ẩn rủi ro như nhiễm trùng, ảnh hưởng thai nhi hoặc khó kiểm soát phản ứng thuốc.
  • Việc nằm lâu trên ghế nha khoa có thể gây tụt huyết áp, mệt mỏi cho bà bầu – đặc biệt ở những tháng cuối.

Trong những trường hợp đặc biệt có thể:

  • Hoãn trồng răng cho đến sau sinh (khoảng 6 tháng) khi sức khỏe mẹ ổn định.
  • Chỉ định trồng răng tạm thời bằng cầu nhựa, răng tháo lắp để hỗ trợ chức năng nhai.
  • Ưu tiên các biện pháp điều trị không xâm lấn, không ảnh hưởng đến thai như vệ sinh, làm sạch mô viêm, hướng dẫn chăm sóc.
Bà bầu không nên trồng răng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

Bà bầu không nên trồng răng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

▷ Tham khảo thêm: Có nên trồng răng sứ không – Những trường hợp nào nên trì hoãn và khi nào nên phục hình

2. Những rủi ro khi trồng răng trong thai kỳ

Trồng răng trong thai kỳ tiềm ẩn nhiều rủi ro như tác dụng của thuốc tế, thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến thai nhi, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây căng thẳng, stress không cần thiết cho mẹ bầu. 

Các rủi ro trồng răng khi đang mang thai gây ra:

  • Tác dụng thuốc tê, kháng sinh: Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc gây phản ứng phụ cho mẹ, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Dễ gây viêm, sưng nướu khi hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu, nhiễm trùng dễ lan rộng và khó kiểm soát hơn.
  • Áp lực tâm lý và thể chất: Việc nằm lâu trên ghế nha có thể gây chóng mặt, tụt huyết áp. Các tiếng ồn, thao tác khoan – cắt cũng dễ khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng tâm lý thai kỳ.
  • Tia X-quang: Ảnh hưởng đến thai nếu không được che chắn đúng cách bằng áo chì bảo vệ bụng.
  • Khó kiểm soát tình trạng chảy máu hoặc tụt đường huyết: Lượng hormone thay đổi khiến mô nướu dễ chảy máu, khó lành thương hơn. Quá trình trồng răng có thể làm thay đổi đường huyết, đặc biệt ở người có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

3. Các phương pháp trồng răng và mức độ an toàn cho bà bầu

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên ưu tiên các phương pháp phục hình tạm thời như hàm giả tháo lắp. Nên hạn chế các phương pháp làm cầu răng sứ, cấy ghép Implant để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

a. Hàm giả tháo lắp – có thể thực hiện 

  • An toàn cao, không phẫu thuật, dễ tháo lắp và vệ sinh.
  • Thích hợp để phục hồi chức năng ăn nhai tạm thời.

b. Cầu răng sứ – nên cân nhắc

  • Cần mài răng kế bên, có thể gây đau nhức
  •  Nên cân nhắc nếu răng bên cạnh còn khỏe.

c. Cấy ghép Implant – không nên thực hiện

  • Không khuyến khích trong thai kỳ do cần phẫu thuật, chụp X-quang, dùng thuốc tê và kháng sinh.
  • Chỉ thực hiện sau khi sinh để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Lưu ý: Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết, tốt nhất là vào giai đoạn giữa thai kỳ (tháng 4–6).

Các phương pháp trồng răng an toàn cho bà bầu

Các phương pháp trồng răng an toàn cho bà bầu

▷ Đừng bỏ lỡ: Trồng răng giả tháo lắp – Lựa chọn an toàn và linh hoạt cho phụ nữ mang thai

4. Khi nào bà bầu cần trồng răng tạm thời?

Bà bầu nên trồng răng tạm khi việc mất răng ảnh hưởng đến ăn uống, tiêu hóa hoặc gây đau do gãy răng, vỡ răng, ảnh hưởng tâm lý do thẩm mỹ. Việc phục hình tạm giúp duy trì chức năng răng miệng và tránh biến chứng.

Một số trường hợp bà bầu nên trồng răng tạm thời:

  • Răng gãy hoặc vỡ, có cạnh sắc nhọn: Gây cấn, rách mô mềm, đau nhức, dễ nhiễm trùng.
  • Mất răng hàm gây khó ăn nhai: Ảnh hưởng đến tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của mẹ.
  • Răng lung lay, đau kéo dài: Dấu hiệu viêm nhiễm, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
  • Ảnh hưởng tâm lý do mất răng vùng thẩm mỹ: Khi mất răng cửa gây mất tự tin, ngại giao tiếp trong thai kỳ.

5. Các lưu ý khi bà bầu làm răng

Nếu bà bầu trồng răng nên thực hiện vào giữa thai kỳ, ưu tiên phương pháp tạm thời, lựa chọn nha khoa uy tín, thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau điều trị để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

a. Chọn thời điểm phù hợp:

  • Ưu tiên giai đoạn giữa thai kỳ (tháng thứ 4–6), khi thai nhi đã ổn định.
  • Nên tránh 3 tháng đầu (giai đoạn hình thành cơ quan) và 3 tháng cuối (gần sinh), dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.

b. Chọn nha khoa uy tín:

  • Có bác sĩ chuyên môn cao, từng xử lý ca cho phụ nữ mang thai.
  • Đầy đủ thiết bị hiện đại, đảm bảo vô trùng, an toàn.
  • Có sử dụng áo chì bảo hộ khi chụp phim (nếu bắt buộc) để bảo vệ toàn bộ vùng bụng, ngực khỏi tia X.

c. Thông báo tình trạng sức khỏe:

  • Cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng thai kỳ, bệnh lý nền, thuốc đang dùng.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi điều trị nếu cần thiết.

d. Ưu tiên trồng răng tạm thời, ít xâm lấn:

  • Chỉ nên trám răng, làm sạch cao răng hoặc xử lý tình trạng đau cấp nếu cần.
  • Tránh nhổ răng, bọc sứ hoặc tiểu phẫu trừ trường hợp bắt buộc.

e. Không tự ý dùng thuốc:

  • Tuyệt đối không dùng kháng sinh, giảm đau hay thuốc súc miệng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Tránh nhóm thuốc nguy hiểm cho thai như tetracycline.
Các lưu ý khi bà bầu làm răng

Các lưu ý khi bà bầu làm răng

▷ Hữu ích cho bạn: Trồng răng có ảnh hưởng gì không – Trồng răng có gây tác động đến sức khỏe tổng thể không?

6. Chăm sóc răng miệng khi mang thai để hạn chế mất răng

Để hạn chế mất răng khi mang thai, mẹ bầu cần ăn uống đủ chất (đặc biệt là canxi, vitamin D), vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng nước muối và khám răng định kỳ 3–6 tháng/lần để phòng viêm nướu, sâu răng.

a. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

  •  Bổ sung đủ canxi, vitamin A, C, D và axit folic. 
  • Hạn chế đồ ngọt, ăn vặt, giữ chế độ ăn cân bằng.

b. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng:

  • Đánh răng 2 lần/ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. 
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý và dùng chỉ nha khoa.

c. Tái khám răng định kỳ:

Nên khám răng mỗi 3 – 6 tháng/lần để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề viêm nướu, sâu răng,…phát sinh trong thai kỳ.

Trong thai kỳ, bà bầu không nên trồng răng cố định như Implant do nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Nên ưu tiên các giải pháp phục hình tạm thời, an toàn và chờ sau sinh 3–6 tháng mới tiến hành điều trị nha khoa toàn diện. Việc lựa chọn thời điểm và phương pháp cần được bác sĩ nha khoa tư vấn kỹ lưỡng.

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chủ đề chăm sóc sau khi trồng răng
Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ