Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Có bầu làm răng được không? [Bác sĩ 20 năm kinh nghiệm giải đáp]

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An.

Sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Vậy có bầu làm răng được không? Làm răng sứ được không? Bà bầu làm răng có sao không? Ắt hẳn luôn là những vấn đề khiến mẹ bầu rất băn khoăn, lo lắng. Cùng chuyên gia răng hàm mặt hàng đầu tại Nha Khoa Paris giải đáp kỹ lưỡng vấn đề này.

1. Vì sao có bầu thường hay gặp vấn đề về răng miệng

Có một điều rất dễ nhận thấy là các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai thường rất dễ gặp phải các vấn đề răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy, nhiễm trùng răng… Theo đó, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Thứ nhất – Tăng hormone Progesterone và Estrogen: Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai thường có lượng hormone Progesterone và Estrogen tăng cao trong cơ thể. Điều này là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình vận chuyển máu tới lợi nhiều hơn bình thường, dẫn đến sự phình to và sưng tấy của niêm mạc nướu. Điều đó có thể gây cảm giác khó chịu và tăng khả năng hình thành mảng bám vi khuẩn, từ đó dẫn đến sâu răng trong thời kỳ mang thai.

Thứ hai – Sự giảm lượng canxi: Trong quá trình mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể phụ nữ tăng lên đáng kể, đặc biệt là khi thai nhi đạt đến 24 – 25 tuần tuổi. Khi thai nhi cần một lượng canxi lớn để hình thành xương, nếu lượng canxi trong máu không đủ để cung cấp, cơ thể sẽ lấy canxi từ mô xương hàm của mẹ. Điều đó gây ra tình trạng yếu răng miệng khi mang thai, làm tăng nguy cơ sứt, mẻ răng và các vấn đề khác về sức khỏe miệng.

Thứ ba – Giảm lượng nước bọt trong khoang miệng: Ngoài hai nguyên nhân trên, khi mang thai lượng nước bọt được tiết ra trong khoang miệng của bà bầu cũng giảm đi. Trong khi đó, nước bọt có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn gây hại. Khi lượng nước bọt ít đi và miệng liên tục bị khô cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng nướu cũng sẽ tăng lên.

Vì sao có bầu thường hay gặp vấn đề về răng miệng

Do sự thay đổi về nội tiết tố nên bà bầu dễ gặp phải các vấn đề răng miệng

2. Có bầu làm răng được không?

Đối với vấn đề trên Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An cho biết: Giai đoạn mang thai là thời điểm cơ thể của mẹ bầu trở nên cực kỳ nhạy cảm, ngay cả với những tác động nhỏ nhất. Vì vậy, trong quá trình mang thai, các nha sĩ và chuyên gia y tế luôn khuyến nghị rằng mẹ bầu nên tránh mọi can thiệp không cần thiết, bao gồm cả việc bọc răng sứ.

Bởi thông thường quá trình làm răng đòi hỏi sử dụng thuốc tê và thuốc giảm đau, có thể có tác động đến cơ thể và thai nhi. Thuốc tê và một số thuốc giảm đau sẽ hấp thụ qua mạch máu và đi qua dịch âm đạo, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thế nhưng trên thực tế, trong các trường hợp “bất khả kháng” nếu như bắt buộc phải tiến hành điều trị răng nướu cho bà bầu, nha sĩ vẫn sẽ lựa chọn phương pháp và thời điểm phù hợp nhất, nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực.

Hơn thế, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, hiện tại việc làm răng cho bà bầu ngày càng đảm bảo hơn. Nên nếu có chỉ định từ nha sĩ khi đang trong thai kỳ, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.

Có bầu làm răng được không?

Khi đang mang thai nên tránh tối đa các can thiệp vào răng

3. Có bầu đi làm răng được không – Trường hợp chỉ định và chống chỉ định

Như đã chia sẻ ở phần trên, vấn đề mang thai có làm răng được không sẽ phụ thuộc vào từng dịch vụ cũng như thời điểm hiện tại. Theo đó, dù đang mang thai thì mẹ bầu vẫn có thể làm một số dịch vụ nha khoa nhất định, nhằm đảm bảo về sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Song song với đó là các trường hợp chống chỉ định không nên tiến hành khi đang mang thai.

3.1. Bầu có đi làm răng được không – Trường hợp được chỉ định

Các trường hợp được chỉ định tiến hành làm răng cho bà bầu bao gồm:

Lấy cao răng: Đây vừa là giải pháp điều trị và phòng ngừa các bệnh lý miệng khi mang thai rất hiệu quả. Bởi thời kỳ này nội tiết liên tục thay đổi, vôi răng hình thành nhiều hơn, lấy cao răng giúp ngăn ngừa sâu răng tốt nhất. Vì vậy, các nha sĩ khuyến cáo các bà bầu nên đi lấy cao răng định kỳ 3 tháng/lần. Hơn thế, lấy cao chỉ là một thủ thuật nha khoa đơn giản, không dùng đến thuốc tê và cũng không gây ra tác động xâm lấn.

– Hàn trám răng sâu: Khi sâu răng mức độ nhẹ mẹ bầu nên nhanh chóng đến nha khoa để hàn trám nhằm ngăn ngừa sâu răng tiến triển nặng mà không phải lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Vì hàn răng chỉ tác động nhẹ nhàng bên ngoài không ảnh hưởng đến cấu trúc răng cho hiệu quả nhanh chóng chưa đến 20 phút điều trị.

– Đặt thuốc diệt tủy: Thông thường, chữa tủy sẽ cần sử dụng thuốc tê để không gây đau nhức. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, nếu bắt buộc phải điều trị tủy răng, nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp đặt thuốc diệt tủy để không cần phải dùng thuốc tê.

– Nhổ răng: Hầu hết các bác sĩ Sản khoa không khuyến khích hoặc chỉ định cấm việc nhổ răng trong thai kỳ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ và sự đồng ý của bác sĩ, nhổ răng cho thai phụ vẫn có thể được thực hiện nếu như sức khỏe mẹ bầu đảm bảo. Hơn thế, việc nhổ răng sẽ được chỉ định trong các trường hợp răng bị viêm nhiễm quá nặng, có nguy cơ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu. Bên cạnh đó, nhổ răng cho mẹ bầu sẽ được thực hiện vào tháng thứ 4, 5 hoặc 6 của thai kỳ.

3.2. Có thai làm răng được không – Trường hợp chống chỉ định

Các trường hợp chống chỉ định làm răng cho bà bầu bao gồm.

–  Chụp X-Quang: Mặc dù tia X sử dụng để thăm khám nha khoa có mật độ rất thấp nhưng không nên sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

– Cấy ghép răng Implant: Đây là một kỹ thuật phức tạp trong nha khoa, với sự xâm lấn trực tiếp vào xương hàm cũng như các mô nướu xung quanh. Hơn thế, khi thực hiện sẽ sử dụng thuốc tê, thuốc giảm đau nên tuyệt đối không thực hiện khi đang trong thời kỳ có bầu.

– Cấy ghép mô nướu: Tương tự như trên, cấy ghép mô nướu dù với mục đích thẩm mỹ hay điều trị bệnh lý cũng không nên thực hiện khi mang thai. Vì quá trình này bắt buộc phải sử dụng đến thuốc gây tê và thuốc giảm đau.

– Quá trình điều trị nha khoa phức tạp, phải tiến hành tiểu phẫu hoặc phẫu thuật: Những phương pháp điều trị nha khoa phức tạp, như phẫu thuật răng hàm mặt hoặc phục hình nâng cao, có thể yêu cầu sử dụng các vật liệu ghét hoặc thuốc gây tê, tiềm ẩn các rủi rõ không an toàn cho thai nhi. Trong trường hợp như vậy, việc hoãn lại việc điều trị cho đến sau khi sinh sẽ là tốt nhất.

Có bầu đi làm răng được không - Trường hợp chỉ định và chống chỉ định

Trường hợp chỉ định và chống chỉ định khi làm răng cho bà bầu

4. Có bầu làm răng sứ được không?

Trong thời gian có bầu, răng có thể gặp bệnh lý nghiêm trọng hoặc vấn đề thẩm mỹ không đảm bảo nên nhiều mẹ có nhu cầu làm răng sứ để khắc phục. Việc làm răng sứ trong khi mang bầu hoàn toàn có thể thực hiện nhưng điều này còn tùy thuộc vào tình trạng răng và sức khỏe của bạn.

Thông thường, có bầu làm răng sứ có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện khi thai nhi được 3 đến 6 tháng tuổi. Lúc này thai nhi đã phát triển ổn định và sức khỏe của mẹ tốt hơn, không còn ốm nghén nên tác động nhẹ vào men răng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Lưu ý, với giai đoạn đầu và cuối thai kỳ các mẹ tuyệt đối không nên thực hiện bọc răng sứ bởi:

– Giai đoạn đầu: Sức khỏe của cả mẹ và thai nhi còn khá yếu, vì thai nhi mới hình thành, những tác động vào cơ thể dễ gây ra ảnh hưởng không tốt.

– Giai đoạn cuối: Lúc này bụng của mẹ khá to gây cản trở việc di chuyển đến phòng khám, hơn nữa em bé lớn gây chèn ép làm khó khăn cho mẹ khi phải nằm lâu trên ghế nha khoa.

Có bầu làm răng sứ được không?

Bà bầu có thể làm răng sứ được khi mang thai từ tháng thứ 3 – 6

5. Những lưu ý quan trọng khi cho bà bầu khi đi làm răng

Ngoài những giải đáp về có bầu làm răng được không mẹ bầu cần thực hiện những lưu ý quan trọng sau để khi làm răng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhé.

– Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín: Để được bác sĩ nha khoa giỏi kiểm tra, tư vấn và điều trị tốt nhất khi mắc bệnh về răng miệng trong giai đoạn đang mang thai. Nha khoa uy tín sẽ giúp quá trình thăm khám và điều trị đặt được kết quả tốt nhất, quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

– Thông báo cho bác sĩ nha khoa về tình trạng mang thai: Khi đặt lịch hẹn hoặc đến phòng khám, hãy thông báo cho bác sĩ nha khoa rằng bạn đang mang thai. Điều này rất quan trọng để họ có thể đưa ra các quyết định điều trị phù hợp, hạn chế việc sử dụng các thuốc và phương pháp có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

– Tránh chụp X-quang trong ba tháng đầu thai kỳ: Trong ba tháng đầu của thai kỳ, thai nhi đang phát triển mạnh mẽ và rất nhạy cảm với tác động xạ ion. Do đó, hạn chế chụp X-quang trong giai đoạn này. Nếu cần thiết, đảm bảo rằng bà bầu được bảo vệ bằng cách đeo áo chống xạ.

– Sử dụng thuốc tê an toàn: Nếu bà bầu cần phải trải qua quá trình gây tê khi điều trị tại nha khoa, đảm bảo rằng bác sĩ sử dụng các loại thuốc tê an toàn cho thai nhi. Nói chung, các loại thuốc tê như Lidocaine và Novocaine được coi là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, tốt nhất là thảo luận với bác sĩ nha khoa và bác sĩ phụ sản để có được lời khuyên cụ thể.

– Hạn chế sử dụng thuốc chứa amoxicillin và tetracycline: Các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến phát triển xương và răng của thai nhi. Hãy thông báo cho bác sĩ nha khoa rằng bạn đang mang thai để họ có thể chọn các loại thuốc khác phù hợp.

Những lưu ý quan trọng khi cho bà bầu khi đi làm răng

Những lưu ý quan trọng khi cho bà bầu khi đi làm răng

Trên đây là những chia sẻ về có bầu làm răng được không, mong rằng qua đó sẽ giúp bạn có được những thông tin đầy bổ ích. Nếu bạn còn băn khoăn hãy chia sẻ câu hỏi hotline của hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Pháp để được giải đáp kịp thời.

Hiển thị nguồn

Báo Sức khỏe và Đời sống: “Bà bầu có nên làm răng?”
Trang Kiến thức Nha khoa: “Phụ Nữ Mang Thai Có Trám Răng Được Không?”
Bupa Dental: “Which dental treatments are safe when you’re pregnant?”
Greensboro Dentist: “Pregnancy and Teeth: How to Take Care of Your Teeth While Pregnant”
MouthHealthy: “Pregnancy and your dental health”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bà bầu làm răng
Giải đáp: Bà bầu có nên lấy cao răng không?

Giải đáp: Bà bầu có nên lấy cao răng không?

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ –

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map