Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

9 Cách chữa Viêm Lợi tại nhà Đơn Giản hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa viêm lợi tại nhà được lưu truyền nhiều đời nay. Tuy nhiên không phải cách nào cũng cho hiệu quả và thời gian như nhau. Dưới đây là những phương pháp trị viêm nướu ở nhà tốt nhất bạn nên tham khảo

I – Các cách chữa viêm lợi tại nhà bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm lợi tại nhà bằng nước muối

Muối với khả năng loại bỏ vi khuẩn mạnh nên luôn là cách trị viêm lợi tại nhà đầu tiên mọi người thường sử dụng. Súc miệng bằng nước muối còn giúp giảm sưng và làm nướu săn chắc, nhuận hồng hơn.

Bên cạnh đó muối cũng hỗ trợ rất tốt trong việc làm sạch mảng bám thức ăn còn sót lại. Khi mảng bám không còn thì nguy cơ và khả năng bị viêm lợi cũng theo đó bị triệt tiêu.

Tuy nhiên do muối có vị mặn và tính axit cao nên tốt nhất chỉ dùng với nồng độ loãng, tránh dùng nước muối quá mặn có thể gây đau xót.

Chữa viêm lợi tại nhà bằng nước muối

Cách thực hiện:

Bước 1: Pha 2,5-4g muối (khoảng ¼ thìa cà phê) với một cốc nước ấm, khuấy đều cho đến khi hòa tan hết muối.

Bước 2: Súc miệng bằng dung dịch nước muối vừa pha được trong khoảng 20-30 giây là có thể nhổ ra.

Bước 3: Tùy theo tình trạng viêm lợi của bạn mà có thể dùng nước muối để súc miệng 2-3 lần/ngày hoặc tăng lên 3-4 lần/ngày nếu bị nặng.

Một điều bạn cần lưu ý đó là nước muối chỉ có hiệu quả trong điều trị viêm lợi ở mức độ nhẹ, với các tình trạng nặng thì nước muối ít có hiệu quả.

Sử dụng dầu dừa để trị viêm lợi

Cách chữa viêm lợi ở nhà bằng dầu dừa có thể sẽ khiến nhiều người lạ lẫm, hoài nghi về tính hiệu quả.

Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong dầu dừa chứa rất nhiều Axit lauric. Loại hợp chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus rất tốt.

Sử dụng dầu dừa để trị viêm lợi

Bên cạnh đó khi đưa vào cơ thể, Axit lauric còn bị biến đổi một phần thành monolaurin. Đây cũng là hợp chất khử vi trùng, vi khuẩn rất mạnh.

Cả hai hợp chất này sẽ tương hỗ lẫn nhau giúp nâng cao hiệu quả của phương pháp dùng dầu dừa trị hôi miệng

Cách thực hiện:

Bước 1: Ngậm 1 thìa dầu dừa trong miệng

Bước 2: Khoắng bằng lưỡi hoặc súc thật mạnh dầu dừa để các hoạt chất phát huy tối đa khả năng diệt vi khuẩn chữa viêm lợi

Sau khi súc miệng với dầu dừa khoảng 5 phút thì nhổ ra. Có thể dùng ngón tay chà thêm 1 lần nữa khắp các mặt răng trước khi vệ sinh lại với nước sạch.

Mẹo trị viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu tràm trà

Trong thành phần tinh dầu tràm trà có chứa chlorhexidine là một hợp chất có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ mảng bám hay được ứng dụng trong nước súc miệng.

Chính vì vậy, tinh dầu tràm trà có tác dụng đáng kể trong giảm triệu chứng chảy máu cũng như các dấu hiệu khác của viêm lợi.

Mẹo trị viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu tràm trà

Cách thực hiện:

Bước 1: Pha một ít tinh dầu tràm trà (khoảng 3 – 4 giọt) vào 1 chén nước ấm (cỡ 220 ml) sau đó khuấy đều

Bước 2: Dùng dung dịch tràm trà pha loãng với nước trên để súc miệng trong nửa phút sau đó nhổ nước súc miệng ra.

Với cách này, bạn nên súc miệng 2-3 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Súc miệng bằng lô hội chữa viêm nướu

Lô hội vừa có tác dụng làm dịu mát vết thương trên lợi vừa ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm lợi.

Súc miệng bằng lô hội chữa viêm nướu

Sử dụng gel lô hội để matxa nhẹ vào chỗ viêm hay uống nước ép lô hội thấy các vấn đề viêm lợi được giảm bớt đáng kể.

Súc miệng bằng nước lá ổi trị viêm lợi

Theo các nhà khoa học, trong ổi có chứa rất nhiều flavonoid, guaijaverin và quercetin – Đây đều là những hợp chất cho tác dụng kháng khuẩn, kháng vi trùng rất hiệu quả.

Chất quercetin có khả năng phá vỡ các lớp bảo vệ của vi khuẩn, ngoài ra còn kìm hãm và ngăn chặn sự hoạt động của các tế bào trong vi khuẩn.

Guaijaverin thì lại cung cấp khả năng chống kỵ nước của vi khuẩn, từ đó giảm khả năng neo bám của vi khuẩn trên bề mặt răng, ngăn chặn tình trạng viêm lợi hoặc sâu răng.

Súc miệng bằng nước lá ổi trị viêm lợi

Do vậy sử dụng lá ổi để trị viêm lợi vừa rất hiệu quả và vừa cung cấp thêm tác dụng kép là chống sâu răng tốt.

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch 5-10 lá ổi non, không bị sâu, sau đó giã nát.

Bước 2: Ngâm lá ổi đã giã nát với nước sôi trong 15 phút

Bước 3: Đợi đến khi nước lá ổi nguội thì bạn cho thêm một chút muối vào và khuấy cho muối hòa tan hết.

Bước 4: Mỗi lần dùng một lượng vừa đủ dung dịch trên để súc miệng trong khoảng 30 giây. Sau khi nhổ nước ra thì không cần súc miệng lại.

Dùng dầu Arimedadi chữa viêm lợi

Dầu Arimedadi có khả năng ngăn ngừa được sự phát triển của các mảng bám trên răng cùng với tác dụng giúp lợi giảm sưng đau, vết thương nhanh liền hơn. Do đó, dầu Arimedadi có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở người bị viêm lợi.

Dùng dầu Arimedadi chữa viêm lợi

Cách thực hiện:

Mỗi lần lấy khoảng 5-10ml dầu Arimedadi và ngậm trong khoảng nửa tiếng. Nên chú ý tránh nuốt phải dầu vào họng khi đang trong quá trình ngậm.

Sau khi đã đủ thời gian ngậm thì nhổ dầu trong miệng ra và dùng nước sạch để súc miệng lại. Uống thêm một ly nước đầy và cuối cùng là đánh răng lại để đảm bảo răng lợi được làm sạch hoàn toàn.

Chữa viêm lợi bằng lá đinh hương

Lá đinh hương có chứa các tinh dầu với mùi thơm dễ chịu và vị cay nhẹ. Chính các tinh dầu là những chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau trong các tình trạng viêm lợi.

Khi sử dụng lá đinh hương người ta cũng thấy tình trạng mảng bám được giảm xuống khá nhiều.

Chữa viêm lợi bằng lá đinh hương

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy 5g lá đinh hương đã được làm sạch khô đem đi băm nhỏ. Sau đó dùng một miếng bông y tế đã được tẩm ướt để dậm vào chỗ lá đã băm nhỏ sao cho miếng bông dính được nhiều lá nhất.

Bước 2: Đặt nhẹ nhàng miếng bông đã chuẩn bị trên vào vị trí lợi bị viêm và đợi trong khoảng 60 giây.

Bước 3: Bỏ miếng bông ra ngoài và dùng nước súc miệng để làm sạch hết phần lá đinh hương còn sót lại trong miệng.

Lưu ý: Nếu bạn dị ứng với đinh hương hoặc nghệ thì không dùng cách này. Không nên dùng lượng lá đinh hương quá nhiều.

Dùng Lá trầu không để trị viêm nướu

Từ xa xưa, các cụ đã có thói quen ăn trầu để giữ cho hàm răng luôn chắc khỏe và đẹp. Ngày này, các chuyên gia đã chứng minh lá trầu không có tính diệt khuẩn tự nhiên và tác dụng tốt đối với các bệnh nha khoa bao gồm cả viêm lợi.

Dùng Lá trầu không để trị viêm nướu

Lá trầu không được sử dụng trong điều trị viêm lợi thường là lá bánh tẻ và hái vào lúc sáng sớm (khoảng 5 giờ sáng). Nên hái lá trầu không vào thời điểm này đó là vì khi đó nhiệt độ của ánh sáng còn thấp nên lượng tinh dầu có trong lá là nhiều nhất

Cách thực hiện:

Hãm lá trầu không với nước như cách pha chè bình thường ( 2-3 lá pha với 150ml nước nóng). Sau đó dùng nước lá trầu này để súc miệng mỗi ngày 2-3 lần.

Chữa viêm nướu với tỏi

Qua các nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của tỏi, người ta đã tìm thấy các chất giống như kháng sinh tự nhiên có hiệu quả tốt trong trị viêm nướu.

Chữa viêm nướu với tỏi

Sử dụng tỏi được nghiền hoặc đập nát để đắp lên vùng lợi bị bệnh sẽ thấy các dấu hiệu của viêm nướu giảm đi đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước ép tỏi và thêm một ít muối để thoa vào vị trí viêm lợi.

II – Trị viêm lợi tại nhà có hiệu quả không

Hiệu quả của các biện pháp điều trị viêm lợi tại nhà thay đổi tùy thuộc vào thể trạng, cách sử dụng cũng như chế độ sống của mỗi người.

Cách trị viêm lợi tại nhà

Đặc biệt là các phương pháp sử dụng dược liệu để chữa viêm lợi thì hiệu quả thể hiện ở mỗi người một khác. Một vài lưu ý trong quá trình trị viêm lợi tại nhà đó là:

Luôn duy trì giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp cùng với chế độ sinh hoạt lành mạnh

Với các cách sử dụng dược liệu, bạn nên thực hiện đúng cách và kiên trì để thấy được tác dụng. Nhưng nếu sử dụng một thời gian dài mà không có hiệu quả thì nên cân nhắc thay đổi sang phương pháp khác.

Đối với các phương pháp dùng thuốc bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn vẫn có thể áp dụng trước những cách chữa viêm lợi tại nhà trên đây. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao hơn bạn nên tới các phòng khám nha khoa để được hỗ trợ điều trị triệt để nhất. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 19006900 để được giải đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm lợi
Viêm lợi răng hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị phù hợp

Viêm lợi răng hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị phù hợp

Viêm lợi răng hàm là một bệnh lý rất phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Bệnh không chỉ gây ra cơn đau nhức, ê buốt mà còn có thể dẫn

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Tổng hợp cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả nhất

Tổng hợp cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả nhất

Viêm lợi có mủ là biến chứng nghiêm trọng của viêm lợi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và giao tiếp của người bệnh. Nếu không kiểm soát

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho trẻ trong ăn uống và sinh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bệnh Viêm Lợi (Nướu): Nguyên nhân, Dấu hiệu & Cách Điều Trị

Bệnh Viêm Lợi (Nướu): Nguyên nhân, Dấu hiệu & Cách Điều Trị

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng viêm lợi chắc chắn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh viêm lợi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Viêm lợi mọc hạch – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm lợi mọc hạch – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm lợi là bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai đều có thể gặp phải. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây ra các biến chứng như nổi hạch,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Bị viêm lợi nên ăn gì & kiêng ăn gì để nhanh khỏi

Bị viêm lợi nên ăn gì & kiêng ăn gì để nhanh khỏi

Bị viêm lợi nên ăn gì & kiêng ăn gì là một trong những cách tăng tốc thời gian điều trị sưng nướu, sưng lợi bạn nên nắm rõ. Vậy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam