Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trồng răng cửa có đau không? Phương pháp trồng răng an toàn

Chiếc răng cửa bị gãy rụng hay sứt mẻ khiến bạn gặp trở ngại trong giao tiếp và ăn nhai. Thế nhưng, vì sợ trồng răng cửa sẽ gây đau nhức, nên bạn vẫn băn khoăn trong việc phục hình. Vậy khi trồng răng cửa có đau không? Có những biện pháp trồng răng cửa nào? Hãy để bác sĩ nha khoa giải đáp thắc mắc cho bạn ngay sau đây.

1. Trồng răng cửa có làm đau không

Nhờ công nghệ y học phát triển hiện đại ngày nay nên quá trình trồng răng cửa sẽ diễn ra nhanh chóng, không đau đớn. Qua đó đảm bảo chức năng ăn nhai thoải mái, đáp ứng tính thẩm mỹ cho khách hàng sau khi thực hiện.

Bên cạnh đó, trước khi trồng răng cửa, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ khu vực tác động. Do đó cảm giác đau nhức sẽ không xuất hiện trong quá trình phục hình. Sau khi hết thuốc tê thì bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, nhưng hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu được. Đồng thời, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau nên bạn có thể yên tâm khi trồng răng cửa.

Trồng lại răng cửa

Trồng lại răng cửa

2. Các phương pháp trồng răng cửa an toàn, không đau

Có nhiều phương pháp trồng răng cửa khác nhau như trồng răng Implant, bọc răng sứ, cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. Bạn có thể lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp với nhu cầu và tình trạng răng của bản thân.

2.1. Trồng răng Implant

Bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào xương hàm để thay thế chân răng thật. Phương pháp trồng Implant ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm ở vị trí mất răng. Độ bền của trụ răng có thể tới 20 năm hoặc sử dụng vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách.

Quá trình thực hiện có sự hỗ trợ của thuốc tê nên không gây đau đớn cho người bệnh. Khi thuốc hết tác dụng, bạn có thể thấy đau nhức nhẹ và nhanh chóng thuyên giảm.

Trồng răng Implant cho răng cửa

Trồng răng Implant cho răng cửa

2.2. Bọc răng sứ

Với phương pháp bọc răng sứ, bác sĩ sẽ dùng một mão sứ để bọc quanh răng để bảo vệ thân răng tốt hơn và cải thiện thẩm mỹ. Bọc răng sứ thường dùng cho trường hợp răng sâu nhẹ, răng sứt mẻ, vàng ố,…

Trong quá trình thực hiện, chân răng thật sẽ được mài nhỏ một phần để tạo hình. Mão răng sau khi chế tác sẽ được gắn cố định vào chân răng. Quy trình mài răng chỉ hơi tê và sẽ cải thiện nhanh chóng sau vài ngày.

2.3. Cầu răng sứ

Cầu răng được thực hiện trong các trường hợp mất một hay nhiều răng. Để làm cầu răng, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng trụ ở 2 bên để tạo hình. Sau khi cầu răng đã hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ cố định lên hàm răng.

2.4. Hàm giả tháo lắp

Làm răng giả tháo lắp là phương pháp ít gây đau nhất do bác sĩ chỉ cần lấy dấu răng rồi gửi labo thiết kế hàm giả. Bạn chỉ cần đặt hàm giả vào vị trí mất răng, hoàn toàn không cần phẫu thuật hay xâm lấn.

Tuy nhiên phương pháp này không sử dụng được lâu dài, khả năng ăn nhai kém và không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Vì thế bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng răng giả tháo lắp.

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp

3. Cách giảm đau sau khi trồng răng cửa

Để làm giảm cơn đau sau khi trồng răng nhanh chóng và bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

– Dùng thuốc theo đơn được chỉ định bởi bác sĩ, không sử dụng bừa bãi gây ra tác dụng phụ

– Sau khi trồng răng, cần hạn chế vận động mạnh

– Hạn chế việc chải răng mạnh trong những ngày đầu

– Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ cứng, cay hoặc nhiều dầu mỡ

– Ăn thức ăn như mềm cháo, súp, các loại trái cây và uống nước ấm để cảm thấy dễ chịu hơn

– Chườm đá ngoài má khu vực bị đau nhức bởi đá có thể làm co mạch máu và làm dịu cơn đau rất tốt

– Nếu cơn đau nghiêm trọng thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp

– Tái khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng nguy hiểm

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc trồng răng cửa có đau không. Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Paris qua tổng đài 1900 6900 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Hiển thị nguồn

Tạp Chí Đông Y: “Trồng Răng Cửa Có Đau Không, Quy Trình Và Chi Phí”

Nhà thuốc Long Châu: “Thắc mắc: Phương pháp trồng răng Implant có đau không?”

MedicineNet: “How painful are dental implants?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề trồng răng cửa
Trồng răng cửa mất bao lâu? Yếu tố cần quan tâm

Trồng răng cửa mất bao lâu? Yếu tố cần quan tâm

Răng cửa không chỉ quyết định đến tính thẩm mỹ của hàm răng mà còn giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai. Vì thế, những trường hợp bị

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Trồng răng cửa có nguy hiểm không? Lưu ý khi trồng răng cửa

Trồng răng cửa có nguy hiểm không? Lưu ý khi trồng răng cửa

Trồng răng cửa là phương pháp phục hình nha khoa được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Nguyên nhân là bởi trồng răng mang đến hiệu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Mất răng cửa có thể gây ra những tác hại gì? những lưu ý khi trồng răng cửa

Mất răng cửa có thể gây ra những tác hại gì? những lưu ý khi trồng răng cửa

Răng cửa là chiếc răng nằm ở phía trước của cung hàm, giữ vai trò quan trọng đối với tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Bị gãy răng cửa phải làm sao? Cách xử lý triệt để và an toàn

Bị gãy răng cửa phải làm sao? Cách xử lý triệt để và an toàn

Răng cửa có thể bị gãy do tác nhân bên ngoài hoặc từ các bệnh lý răng miệng. Gãy răng cửa ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và khả năng cắn xé

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Trồng răng cửa bị gãy: Giải pháp và quy trình điều trị hiệu quả

Trồng răng cửa bị gãy: Giải pháp và quy trình điều trị hiệu quả

Răng cửa bị gãy có thể do tai nạn, va đập hoặc ăn nhai quá mạnh gây đau đớn khó chịu. Trồng răng cửa bị gãy là phương án hiệu quả nhất

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giải pháp trồng răng cửa cho trường hợp răng mọc lệch

Giải pháp trồng răng cửa cho trường hợp răng mọc lệch

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy