21/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nhức răng có lỗ là tình trạng nhiều người bị sâu răng mắc phải. Mô răng bị phá hủy, hình thành lỗ gây viêm nhiễm, thậm chí lan nhanh tới tủy. Nếu không có cách trị nhức răng có lỗ kịp thời, nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan rộng gây đau đớn. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu thêm về các cách trị nhức răng có lỗ hiệu quả và tiết kiệm chi phí qua bài viết sau.
Răng sâu có lỗ hình thành do các nguyên nhân sau (1):
– Do mảng bám: mảng bám từ thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường, nếu không loại bỏ sẽ hình thành mảng bám. Vi khuẩn từ trong mảng bám tấn công và phá hủy men răng, ngà răng, tủy răng, tạo thành lỗ sâu. Vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm tủy răng, dẫn đến nhức nhối, dữ dội
– Do axit trong mảng bám: axit từ các mảng bám thức ăn loại bỏ khoáng chất trong men răng, gây ra lỗ nhỏ trên men răng. Các vùng men răng bị mòn, vi khuẩn và axit xâm nhập vào ngà răng, hình thành các lỗ sâu và gây ra đau nhức hoặc khiến răng nhạy cảm hơn
Tình trạng nhức răng có lỗ có các biểu hiện như sau (2):
– Đau nhức dữ dội, nhói buốt, nhất là khi ăn uống nóng, lạnh, ngọt, chua
– Đau nhức có thể lan ra tai, thái dương, cổ
– Sưng nướu, chảy máu chân răng
– Hơi thở có mùi hôi
– Nhạy cảm với nhiệt độ
Khi bị nhức răng có lỗ, bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà như sau: bổ sung vitamin D, hạn chế thực phẩm có đường, súc miệng bằng dầu dừa, uống trà cam thảo, dùng gel nha đam, đinh hương, lá trầu không, lá bàng, lá ổi, tỏi hoặc gừng, nghệ, nước trà xanh, chanh, cam và hoa cúc vàng.
B sung vitamin D giúp củng cố sức khỏe cho men răng, giảm đáng kể tình trạng sâu răng. Nên bổ sung vitamin D qua khẩu phần ăn hàng ngày để trị nhức răng có lỗ bằng các loại thực phẩm như: cá mòi, cá hồi, dầu gan cá tuyết, tôm, lòng đỏ trứng, nấm, hàu, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc,…
Hạn chế dùng những thực phẩm có chứa nhiều đường như tương cà, bánh, kẹo ngọt, bơ đậu phộng, socola, mứt, mứt hoa quả,… Đường sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển.
Thành phần axit lauric có trong dầu dừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Streptococcus Mutans và vi khuẩn lactobacillus – 2 tác nhân hàng đầu gây sâu răng (3).
Cách thực hiện:
– Pha 2 – 3 thìa cà phê dầu dừa vào cốc nước nhỏ rồi khuấy đều
– Ngậm dầu dừa trong khoảng 4 – 6 phút. Để có hiệu quả nhất, bạn nên đảo đều dung dịch trong miệng và dùng lưỡi đẩy dầu dừa qua kẽ răng
– Nhổ dầu dừa ra ngoài và súc miệng lại với nước sạch
Trong rễ cam thảo có chứa hai hoạt chất là licorisoflavan A và coricidin giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng.
Bạn có thể dùng rễ cây cam thảo pha thành trà uống mỗi ngày hoặc súc miệng trong 30 giây để khắc phục tình trạng lỗ sâu răng và giữ hơi thở thơm mát dài lâu.
Nha đam có chứa nhiều vitamin A, C, E và nhiều khoáng chất cần thiết, như: Ca, Ma, P,… Chúng có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị vài lá nha đam, rửa sạch và gọt vỏ
– Lấy phần gel nha đam bôi trực tiếp lên lỗ sâu răng
– Dùng tay massage răng nhẹ nhàng
– Súc miệng lại với nước sạch
Đinh hương chứa thành phần gây tê tự nhiên eugenol, giúp triệu chứng đau răng do sâu răng gây ra dần giảm bớt (4).
Eugenol còn có công dụng rất tốt trong việc giảm viêm, kháng khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Đinh hương sẽ hạn chế được tình trạng lỗ sâu lan rộng.
Cách thực hiện:
– Trộn đều 2 – 3 giọt tinh dầu đinh hương với 1/2 thìa dầu oliu
– Lấy miếng bông gòn sạch thấm vào hỗn hợp trên và đặt lên lỗ sâu răng
– Cắn nhẹ 2 hàm răng lại với nhau để cố định miếng bông gòn và giữ nguyên trong vòng 20 phút
– Bỏ miếng bông gòn ra bông ngoài và súc miệng bằng nước sạch
Trong lá trầu chứa hàm lượng lớn chất xơ, tinh dầu, muối khoáng, carbohydrate, canxi, kẽm,… có tác dụng củng cố và giúp răng chắc khỏe, trị nhức răng có lỗ hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Lấy 3 – 5 lá trầu không rửa sạch và giã nhỏ với chút muối tinh
– Dùng hỗn hợp đã giã rồi hòa cùng 1 chén rượu trắng
– Chờ 5 – 10 phút để rượu thấm tinh chất từ lá trầu tiết ra
– Dùng rây bỏ bã, giữ phần nước và cho vào chai dùng dần
– Súc miệng 2 lần/1 ngày hoặc dùng tăm bông thấm dung dịch lên vị trí đau nhức để giảm đau
Lá bàng chứa các hợp chất như Saponin, Flavonoid, Phytosterol và Tannin có công dụng sát khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt một số loại vi khuẩn, giảm triệu chứng viêm nhiễm. Nhờ đó lá bàng thường được sử dụng để trị sâu răng, hỗ trợ làm sạch răng miệng và tốt cho sức khỏe nướu.
Cách thực hiện:
– Lấy 3 – 5 lá bàng non rửa sạch rồi và xay nhuyễn với ít muối và 250ml nước lọc
– Dùng rây chắt lấy nước và bỏ phần bã
– Ngậm nước lá bàng trong 1 – 2 phút rồi súc miệng lại cùng nước sạch
– Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, cơn đau nhức do sâu răng gây ra sẽ giảm dần
Thành phần của lá ổi chứa nhiều hoạt chất như Beta – Sitosterol, flavonoid, alpha- Limonene, axit guajava lic và hàm lượng lớn tannin. Các hoạt chất trên có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt, giúp nướu săn chắc và giảm đau nhức răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Lấy 20 – 25 lá ổi non rồi rửa sạch, giã nát với một chút muối tinh
– Lọc lấy nước lá ổi
– Dùng tăm bông thấm hỗn hợp vào lỗ sâu răng trong 10 – 15 phút rồi bỏ ra và súc lại miệng với nước sạch
– Ngoài ra còn có thể đun sôi lá ổi với nước làm dung dịch súc miệng hàng ngày
Trong tỏi chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh. Còn gừng chứa các chất như tecpen, men zingibain, oleoresin có tác dụng kháng viêm và giảm đau rất hữu hiệu. Cả hai nguyên liệu đều được dùng để trị sâu răng tại nhà.
Cách thực hiện:
– Lấy gừng hoặc tỏi đem giã nhỏ với chút muối và đắp lên vị trí răng bị sâu
– Thực hiện từ 2 – 3 lần/1 ngày, cơn đau nhức răng sẽ giảm nhanh chóng
Nghệ được biết đến với khả năng sát trùng, kháng viêm cao giống như thuốc kháng sinh, bởi trong nghệ có chứa thành phần Curcumin.
Cách thực hiện:
– Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi đem giã nát
– Đắp nghệ tươi vào vị trí răng bị đau
– Khi cảm thấy cơn đau đã dịu đi thì súc miệng lại
Trà xanh có công dụng giúp điều hòa khí huyết, tiêu diệt các vi khuẩn gây mảng bám trên răng. Đồng thời, trà xanh cũng giúp ngăn chặn mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
Cách thực hiện:
– Đem lá trà xanh đun sôi với nước, rồi dùng súc miệng mỗi ngày
– Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày, sau 3 ngày cơn đau do sâu răng sẽ thuyên giảm nhanh chóng
Trong chanh và cam chứa nhiều vitamin C, có tính kháng khuẩn cao, nên giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm những cơn đau nhức do lỗ sâu răng gây ra.
Cách thực hiện:
– Cam, chanh rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng 5 phút, rồi thái lát mỏng
– Ngậm vài lát cam, chanh trong miệng 2 – 3 phút
– Súc miệng lại với nước sạch
Hoa cúc vàng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt nên có thể dùng để cải thiện sâu răng có lỗ ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
– Lấy 5 bông cúc vàng, rửa sạch và để ráo nước
– Có thể nhai trực tiếp hoa cúc trong 2 phút, rồi súc miệng lại với nước sạch hoặc đun hoa cúc với nước sôi để súc miệng hàng ngày
Cách làm liền lỗ sâu tại nhà không đem lại hiệu quả điều trị triệt để. Đây là những phương pháp mang tính tạm thời, chỉ ngăn chặn không cho bệnh lý tiến triển nặng thêm chứ không thể tác động vào vết sâu và lấp đầy men răng hư tổn.
Ngoài ra, cần kiên trì thực hiện các biện pháp trên trong thời gian dài thì mới phát huy được hiệu quả. Nếu thực hiện không đúng cách, sức khỏe còn có thể bị tác động nghiêm trọng. Cách tốt nhất để điều trị bệnh lý dứt điểm là tìm tới cơ sở nha khoa uy tín.
Để khắc phục sâu răng nhanh chóng và an toàn nhất, nên đến trực tiếp nha khoa và áp dụng một trong ba biện pháp sau: điều trị bằng fluoride, trám răng và bọc răng sứ thẩm mỹ.
Fluoride là chất khoáng giúp ngăn ngừa sâu răng và phục hồi các vết răng sâu nhỏ, mới phát triển hiệu quả. Sau khi đã được tráng qua với fluoride, cấu trúc răng sẽ càng thêm cứng chắc.
Bên cạnh đó, lớp tráng mỏng còn giúp kích thích tái tạo khoáng men răng. Nhờ vậy, những lỗ sâu sẽ phục hồi dần dần và tránh tình trạng sâu răng tiến triển nặng.
Các lỗ sâu răng ở mức độ nhẹ có thể được khắc phục bằng phương pháp hàn trám răng. Bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu nha khoa như amalgam, nhựa composite,… để làm đầy phần mô răng bị khuyết thiếu.
Các vật liệu được dùng khi trám răng có khả năng tương thích cao với cơ thể nên không ảnh hưởng xấu tới răng, nướu và sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên, với trường hợp răng sâu lỗ to thì trám răng không được khuyến khích bởi tuổi thọ không kéo dài.
Bọc răng sứ là giải pháp hoàn hảo để làm liền lỗ sâu răng. Bác sĩ sẽ điều trị tủy, mài cùi răng thật và chụp mão sứ lên trên để khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của răng.
Răng sứ được chế tác tới hình dạng, màu sắc giống như răng thật. Đặc biệt, so với phương pháp hàn răng, bọc răng sứ sẽ có tuổi thọ cao hơn hẳn. Nếu bạn lựa chọn những loại răng toàn sứ cao cấp thì có thể sử dụng tới 15 – 20 năm mà vẫn giữ được vẻ đẹp, độ bền cũng như chức năng ăn nhai như lúc ban đầu.
Để ngăn ngừa tình trạng nhức răng có lỗ xảy ra, mỗi người nên chú trọng chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng cách:
– Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: chải răng 2 lần/ngày, kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột, đồ ngọt, đồ uống có gas. Ưu tiên ăn thực phẩm tốt cho răng như sữa, sữa chua, phô mai, táo, các loại hạt,…
– Bỏ các thói xấu: từ bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như cắn móng tay, nghiến răng, gặm bút,…
– Khám răng miệng định kỳ: khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng
Nha khoa Paris hiện đang áp dụng đa dạng các phương pháp khắc phục nhức răng có lỗ như: trám răng, bọc răng sứ, nhổ răng, trồng răng Implant,… nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Khi đến Nha khoa Paris, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
– Bác sĩ chuyên môn cao:
Tại Nha Khoa Paris, khách hàng sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Các bác sĩ luôn cập nhật kiến thức và kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực nha khoa. Khi khách hàng gặp vấn đề nhức răng do sâu răng gây ra, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng để xác định tình trạng cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị tối ưu.
– Trang thiết bị hiện đại:
Nha Khoa Paris trang bị hệ thống máy móc và công nghệ hiện đại nhất để phục vụ cho quá trình thăm khám và điều trị răng miệng. Các thiết bị như máy chụp X quang đa chiều, công nghệ thiết kế mão sứ CAD/CAM 3D, máy nhổ răng siêu âm Piezotome,… giúp quá trình điều trị nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.
– Quy trình điều trị vô trùng:
Quy trình điều trị tại Nha Khoa Paris đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Nha khoa còn trang bị máy xông khí dung vô trùng và nồi hấp khử trùng dụng cụ. Khách hàng sẽ sử dụng một bộ tay khoan và dụng cụ riêng để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
– Chi phí hợp lý và minh bạch:
Chi phí điều trị tại Nha Khoa Paris luôn được công khai và minh bạch, đảm bảo hợp lý với mọi nhu cầu. Khách hàng sẽ được tư vấn rõ ràng về chi phí trước khi điều trị.
Hy vọng những thông tin về cách trị nhức răng có lỗ sẽ giúp khách hàng có thêm kiến thức hữu ích. Nếu hiện tượng sâu răng có lỗ không xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ dần tấn công tới tủy răng và gây hại đến những răng còn lại. Hãy tới ngay Nha khoa Paris để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương án tối ưu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×