
Chảy máu chân răng hàm trên thường là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như viêm nha chu, viêm nướu… Bên cạnh đó, hiện tượng trên cũng có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng sai cách, thiếu chất… Bạn có thể khắc phục chảy máu chân răng bằng cách sử dụng các nguyên liệu như muối, cải xoong, cây mực, rễ cà gai leo, dầu ô liu… Tuy nhiên, muốn điều trị triệt để, bạn cần tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án xử lý tối ưu.
Bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền tại Nha Khoa Paris Thái Thịnh đã chia sẻ, chảy máu chân răng ở hàm trên thường xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng, không sử dụng chỉ tơ nha khoa làm bề mặt răng không sạch. Bên cạnh đó, hiện tượng trên còn có thể xảy ra do các bệnh lý về răng miệng, thay đổi nội tiết tố, thiếu chất…
Răng miệng không được vệ sinh cẩn thận sẽ tạo môi trường cực kỳ thuận lợi cho các mảng bám hình thành. Dần dần, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển ở những khe hở giữa nướu và răng.Những độc tố do vi khuẩn gây hại tiết ra chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sưng tấy và chảy máu chân răng.
Bên cạnh đó, hiện tượng chân răng bị chảy máu thường xảy ra đối với những người có thói quen sử dụng tăm tre truyền thống để làm sạch cặn thức ăn còn giắt lại trong quá trình ăn nhai.
Chúng không chỉ khiến cho khoảng cách giữa các răng ngày càng lớn mà còn gây tổn hại nướu và chảy máu chân răng. Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước truyền thống để làm sạch răng miệng.
Thường xuyên sử dụng tăm tre xỉa răng có thể gây chảy máu chân răng hàm trên
Chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu điển hình của các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Bệnh lý càng nghiêm trọng thì chân răng sẽ bị chảy máu càng nhiều.
Không chỉ vậy, bạn còn gặp phải tình trạng đau nhức dai dẳng và hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nếu như các bệnh lý trên không được điều trị kịp thời thì các vùng răng, nướu đã bị tổn thương rất khó có thể hồi phục hoàn toàn. Đặc biệt, chúng còn gây ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ và các chức năng cơ bản của răng như: ăn nhai, phát âm…
Thay đổi nội tiết tố ở nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng chảy máu chân răng ở hàm trên.
Khi đó, lưu lượng máu đến nướu sẽ nhiều hơn, làm tăng mức độ nhạy cảm của nướu và gây chảy máu. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, chảy máu chân răng do thay đổi nội tiết tố không quá nghiêm trọng.
Tình trạng chảy máu chân răng ở hàm trên cũng có thể bắt nguồn từ việc cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và vitamin K. Đây là hai loại vitamin đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy quá trình đông máu ở cơ thể. Do đó, khi cơ thể thiếu hai chất trên, máu sẽ bị loãng và làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
Vitamin K có vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu
Những người mắc phải các bệnh lý liên quan đến gan cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng chảy máu chân răng ở hàm trên. Bởi gan là nơi tổng hợp phần lớn các protein cần thiết cho việc đông máu. Khi chức năng gan bị suy giảm, quá trình đông máu sẽ bị rối loạn và kéo theo tình trạng chảy máu chân răng.
Đối với trường hợp chân răng thường xuyên bị chảy máu, nếu như không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến những hiểm họa không ngờ. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha nha, áp xe chân răng…
Những bệnh lý trên diễn ra trong khoảng thời gian dài có thể gây mất răng vĩnh viễn. Khi đó, bạn cần áp dụng các phương pháp phục hình răng giả như hàm tháo lắp, bắc cầu răng sứ hoặc cấy ghép răng Implant để khôi phục tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng.
Ngoài ra, những người bị chảy máu chân răng cũng rất dễ bị tích tụ mảng bám ở trong động mạch. Khi đó, sức khỏe tim mạch chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu chảy máu chân răng không được xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Bạn hoàn toàn có thể tự điều trị chảy máu chân răng ngay tại nhà bằng các nguyên liệu sau: muối, cây mực, rễ cà gai leo, dầu ô liu, cây cải xoong…
Không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày, muối còn có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giảm sưng viêm và chữa lành những tổn thương ở chân răng. Do đó, muối được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng.
Cách thực hiện:
Nếu như bạn kiên trì thực hiện theo phương pháp trên mỗi ngày, tình trạng chảy máu chân răng sẽ dần dần có dấu hiệu thuyên giảm. Không chỉ vậy, các khoáng chất trong muối còn có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng nướu cực kỳ hiệu quả.
Cây mực hay còn gọi là cây phèn đen cũng được nhiều người đánh giá rất cao về hiệu quả chữa chảy máu chân răng. Bởi trong y học cổ truyền, cây mực là một loại thảo dược rất quý, có công dụng sát khuẩn, tiêu độc và cầm máu.
Cách thực hiện:
Cách chữa chảy máu chân răng bằng cây mực
Từ lâu, rễ cây cà gai leo đã được biết đến như một vị thuốc giải độc gan cực kì hiệu quả. Không chỉ vậy, chúng còn được nhiều người sử dụng để làm thuốc điều trị chảy máu chân răng tại nhà.
Cách thực hiện:
Trong dầu ô liu có chứa các chất chống oxy hóa, giúp làm dịu nướu sưng và giảm chảy máu chân răng hiệu quả. Bên cạnh đó, các thành phần ở trong tinh dầu ô liu còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
Dầu ô liu có khả năng làm dịu nướu sưng và giảm chảy máu chân răng
Theo y học cổ truyền, cải xoong là một loài cây có tính mát nên thường được sử dụng để điều trị chảy máu chân răng. Không chỉ vậy, cây cải xoong còn có thể điều trị bệnh ho, viêm phế quản…
Các thực hiện:
Cải xoong là một dược liệu có tính mát và có khả năng điều trị chảy máu răng
Các phương pháp điều trị chảy máu chân răng tại nhà mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên chỉ có tác dụng cầm máu tạm thời. Nếu hiện tượng chảy máu chân răng xảy ra do thiếu chất dinh dưỡng, bạn nên cân đối lại chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Đối với các nguyên nhân khác như bệnh lý răng miệng, bệnh lý toàn thân… muốn điều trị dứt điểm chảy máu chân răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ có phương án xử lý tối ưu để tình trạng chảy máu chân răng không còn tái phát.
Để phòng tránh tình trạng chảy máu chân răng ở hàm trên, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
Chỉ nha khoa giúp làm sạch răng miệng hiệu quả mà không gây hại nướu
Chảy máu chân răng ở hàm trên là một tình trạng mà không ít người gặp phải và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, hiện tượng trên có thể tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×