Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi mang thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu.

Có khoảng 50% phụ nữ phải đối mặt với tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai. Tình trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu không được khắc phục sớm, bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và bé.

1. Tại sao nhiều người bị chảy máu chân răng khi mang thai

Theo bác sĩ Triệu Thị Thùy Nga, chảy máu chân răng ở bà bầu thường chỉ là một dạng viêm nướu nhẹ và chúng có thể dễ dàng khắc phục. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với vi khuẩn, sức đề kháng cũng giảm nên dễ bị vi khuẩn tấn công.

Ngoài ra, tình trạng trên còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây.

– Tăng hormone estrogen và progesterone làm tăng lượng máu lưu thông trong niêm mạc nướu, làm cho chúng dễ bị viêm nhiễm và chảy máu.

– Đáp ứng tăng cường của hệ miễn dịch có thể làm cho niêm mạc nướu dễ bị tổn thương hơn và gây ra chảy máu chân răng.

– Chăm sóc răng miệng không đúng cách như chải răng quá mạnh sẽ khiến cho nướu bị tổn thương.

– Việc thường xuyên ăn vặt, ăn đồ ngọt mà các vệ sinh răng miệng chưa đúng cũng là nguyên nhân gây ra viêm lợi và chảy máu răng khi mang thai.

– Ở một số trường hợp, phụ nữ mang thai sẽ hình thành nên những cục u nhỏ trong miệng gọi là cục u mang thai hoặc u hạt sinh mủ. Những khối u đó dường như vô hại và không hề gây đau đớn cho bà bầu, nhưng chúng rất dễ vỡ và gây ra chảy máu khi đánh răng hoặc tác động vào.

– Nếu bàn chải quá cứng, xơ thì đây cũng là một nguyên nhân khiến cho vùng lợi bị tổn thương và chảy máu.

Chảy máu chân răng khi mang thai do đâu?

Chảy máu chân răng khi đang mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Bị chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Triệu Thị Thúy Nga, chảy máu chân răng lúc đang mang thai phần lớn các trường hợp đều không tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm khi tình trạng này được kiểm soát nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không được khắc phục sớm, rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, viêm nướu gây chảy máu chân răng có mối liên hệ với sinh non, thai nhi nhẹ cân và một số biến chứng khác. Dù vẫn chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng các bà bầu cũng hết sức chú ý với hiện tượng này.

Nếu tình trạng chảy máu chân răng trong khi đang mang thai không được khắc phục gây biến chứng sẽ ảnh hưởng cho sức khỏe cả mẹ và bé. Các vấn đề như viêm nha chu, sâu răng, nhiễm trùng,… đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi khiến bé sinh ra nhẹ cân, sức đề kháng yếu, hệ tiêu hóa kém.

Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, bà bầu bị chảy máu chân răng cần đi khám nha khoa để khắc phục sớm. Tránh việc kéo dài thời gian điều trị gây nhiều ảnh hưởng về lâu dài.

Bị chảy máu chân răng lúc có thai không quá nguy hiểm khi điều trị sớm

Bị chảy máu chân răng lúc có thai không quá nguy hiểm khi điều trị sớm

3. Bầu bị chảy máu chân răng có sao không?

Thực tế, bà bầu bị sưng lợi, chảy máu chân răng là những vấn đề phổ biến và thường gặp. Hầu hết các trường hợp không cần quá lo lắng vì chảy máu chân răng trong thai kỳ thường chỉ là dạng viêm nhẹ.

– Với viêm lợi, nướu nhẹ: Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Theo thống kê, khoảng 60% – 75% phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng nướu sưng, đỏ và chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Hầu hết các trường hợp là dạng viêm nướu nhẹ, có thể điều trị và không ảnh hưởng đến bào thai.

– Với trường hợp nặng như u nhú thai nghén, viêm nha chu, sâu răng,… bà bầu nên đến thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị kịp thời..

Ngoài ra, các vấn đề về nướu răng gặp phải trong thai kỳ có thể hồi phục được. Vì thế, lời khuyên tốt nhất là khi gặp phải chảy máu chân răng, mẹ bầu đừng ngần ngại đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.

4. Chảy máu chân răng có phải dấu hiệu mang thai

Ở những người không mắc các bệnh về răng miệng trước đó, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai. Tình trạng này thường xảy ra vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn này, phụ nữ thường nhạy cảm về nướu do sự tăng đỉnh điểm của nội tiết tố, dễ gây chảy máu chân răng.

Tuy nhiên, dấu hiệu này chưa khẳng định được chắc chắn có mang thai hay không. Mẹ bầu vẫn nên kiểm tra bằng các biện pháp khác như dùng que thai thử thai hoặc đến khám bác sĩ để chắc chắn và có biện pháp chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt.

Chảy máu chân răng có phải dấu hiệu mang thai

Chảy máu chân răng có phải dấu hiệu mang thai

5. Bà bầu bị viêm chân răng phải làm sao?

5.1. Vệ sinh răng miệng tốt

Không chỉ với mẹ bầu mà với bất kỳ ai, xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng tốt là điều cần thiết để bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Các biện pháp cần thực hiện bao gồm:

– Đánh răng nhưng nhẹ nhàng 2 lần một ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và có độ lớn phù hợp với khoang miệng.

– Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết những mảng bám phía sâu trong kẽ răng, nơi bàn chải không thể chạm tới được.

– Dùng nước súc miệng không chứa fluoride, cồn vì mẹ bầu thường nhạy cảm với hóa chất.

– Hạn chế tiêu thụ đường bởi đường sẽ làm tăng hình thành mảng bám và vi khuẩn trong miệng gây sâu răng.

Vệ sinh răng miệng tốt

Vệ sinh răng miệng tốt

5.2. Thăm khám nha sĩ

Ngoài có thói quen chăm sóc răng miệng tốt, thăm khám nha khoa ít nhất 3 tháng 1 lần trong thời gian thai kỳ là cách tốt để phòng ngừa viêm chân răng. Bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch răng bạn khỏi những mảng bám mà chỉ đánh răng không sẽ không loại bỏ hết được.

5.3. Tăng cường Vitamin C, K, giảm chất béo

Để ngăn ngừa bệnh viêm chân răng, mẹ bầu cần chú chế độ dinh dưỡng khoa học. Những vitamin tốt cho răng miệng là vitamin C, K,… thường có nhiều trong các loại hoa quả họ cam quýt, bưởi, bông cải xanh, cải xoong, măng tây, đỗ xanh,…

Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Tăng cường Vitamin C, K

Tăng cường Vitamin C, K

5.4. Tránh xa thuốc lá

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên tuyệt đối tránh xa những nơi có khói thuốc bởi không chỉ ảnh hưởng tới răng miệng và sức khỏe của mẹ, thuốc lá còn ảnh hưởng tới thai nhi.

Khói thuốc lá chứa các thành phần kích thích của vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, dễ làm mẹ bầu mắc các bệnh lý về răng miệng, mảng bám, ố vàng, các bệnh về lợi.

 5.5. Lựa chọn kem đánh răng phù hợp

Cơ thể bà bầu thường nhạy cảm với các loại hóa chất. Vì thế, khi lựa chọn kem đánh răng cần lưu ý tới thành phần. Mẹ bầu nên sử dụng các loại kem đánh răng từ dược liệu với các thành phần an toàn giúp bảo vệ răngchắc khỏe từ bên trong, ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về răng miệng và viêm chân răng.

6. Trị viêm lợi cho bà bầu tại nhà

6.1. Dùng nước muối

Nước muối là dung dịch vệ sinh răng miệng và điều trị viêm lợi đơn giản mà hiệu quả cao. Trong tinh chất muối biển chứa tinh chế có nhiều công dụng như làm chắc răng, cải thiện men răng, kháng khuẩn,… Nhờ đó, lợi cũng được bảo vệ, giảm đau nhức và phục hồi nướu.

Bên cạnh đó, Florua có trong nước muối giúp cân bằng pH trong khoang miệng, ngăn chặn mất khoáng chất men răng, cải thiện mùi hôi miệng do viêm lợi.

Cách thực hiện:

– Tự pha và súc miệng nước muối ở nhà.

– Nồng độ nước muối phù hợp nhất là 0.9%, tương đương với 9g muối với 1l nước pha.

– Súc miệng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày.

Dùng nước muối

Dùng nước muối

6.2. Đinh hương chữa viêm lợi

Tinh dầu đinh hương với thành phần chính là Eugenol, có nhiều tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn nên được sử dụng rất phổ biến trong điều trị viêm tủy răng, viêm lợi. Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng đinh hương để cải thiện viêm lợi và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh một cách an toàn.

Cách thực hiện:

– Đánh răng và súc miệng thật sạch.

– Lấy bông gòn thấm tinh dầu đinh hương rồi bôi lên lợi.

– Để khoảng 20 phút rồi súc miệng với nước sạch.

Đinh hương chữa viêm lợi

Đinh hương chữa viêm lợi

6.3. Dùng bạc hà trị viêm lợi

Tinh dầu trong bạc hà có tác dụng sát khuẩn và giảm đau hiệu quả. Qua đó, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm lợi cho mẹ bầu. Ngoài ra, vị cay the của bạc hà còn ngăn ngừa mùi hôi miệng khi bị viêm lợi.

Cách thực hiện:

– Xay nhuyễn lá bạc hà với nước sạch và muối tinh khiết.

– Lọc lấy nước, ngậm trong miệng khoảng 5 phút hoặc pha loãng để súc miệng hàng ngày.

Dùng bạc hà trị viêm lợi

Dùng bạc hà trị viêm lợi

6.4. Dùng dầu dừa trị viêm lợi

Dầu dừa chứa axit lauric và monolaurin có khả năng chống nấm men, diệt khuẩn và chữa viêm lợi hiệu quả. Hơn nữa, dầu dừa cũng có khả năng giảm tích tụ các mảng bám trên bề mặt răng – tác nhân chính gây viêm lợi và các vấn răng miệng khác.

Cách thực hiện:

– Lấy khoảng 5 đến 10ml dầu dừa.

– Rửa miệng bằng dầu dừa trong khoảng 20 – 30 phút và tránh để dầu chạm đến họng.

– Súc miệng lại với nước sạch.

Dùng dầu dừa trị viêm lợi

Dùng dầu dừa trị viêm lợi

6.5. Dùng lá lốt chữa viêm lợi tại nhà

Thành phần của lá lốt có chứa alkaloid, benzylacetat và beta caryophylen có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và bảo vệ răng miệng.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch lá lốt và ngâm với muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn.

– Thái nhỏ và xay nhuyễn với 1 thìa muối và 100 ml nước ấm.

– Lọc lấy nước ép lá lốt.

– Dùng nước ép để súc miệng hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dùng lá lốt chữa viêm lợi tại nhà

Dùng lá lốt chữa viêm lợi tại nhà

7. Cách chữa chảy máu chân răng an toàn, hiệu quả cho bà bầu

7.1. Chữa bằng nguyên liệu tự nhiên

Tình trạng chảy máu chân răng trong quá trình mang bầu thường là dấu hiệu viêm nướu nhẹ, nên các bà bầu có thể thử một số cách điều trị bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây để khắc phục:

+ Trà xanh kết hợp mật ong

Lá trà xanh có chứa nhiều dưỡng chất và các chất chống oxy hóa có đặc tính như kháng sinh. Cộng thêm tính kháng khuẩn, chống viêm, chữa lành vết thương của mật ong sẽ tạo nên công thức tiêu diệt vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và chữa dứt điểm tình trạng chảy máu chân răng.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lá trà xanh ngâm qua nước muối đề khử trùng rồi đem hãm với nước sôi như pha trà bình thường.

– Bước 2: Thêm thìa mật ong vào khuấy đều.

– Bước 3: Uống nước lá trà xanh pha mật ong. Sử dụng nhiều lần trong ngày để thấy hiệu quả của bài thuốc.

+ Lá nha đam

Nha đam là một loại dược phẩm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, poly-sacarit,…. có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cho chúng ta. Ngoài ra, chất salicylic acid, saponin và sterol,… trong lá nha đam có tác dụng chống viêm, giảm đau sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngừa chảy máu chân răng hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Tách bỏ lớp vỏ bên ngoài lá nha đam để lấy lớp gel bên trong

– Bước 2: Bôi lớp gel này lên vùng nướu bị tổn thương.

– Bước 3: Để khoảng 2-3 phút rồi súc miệng lại với nước lọc.

+ Chanh kết hợp muối

Nhờ tính sát trùng, chống viêm nhiễm cao mà sự kết hợp của 2 nguyên liệu này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngừa chảy máu chân răng hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Vắt nước cốt chanh rồi thêm chút muối hòa cho tan.

– Bước 2: Dùng bông hoặc tăm bông để thấm hỗn hợp.

– Bước 3: Bôi đều hỗn hợp lên vùng răng nướu và để khoảng 5 phút.

– Bước 4: Sau đó súc miệng lại với nước lọc.

Chữa chảy máu chân răng lúc đang có bầu bằng nguyên liệu tự nhiên

Chữa chảy máu chân răng lúc đang có bầu bằng nguyên liệu tự nhiên

7.2. Chữa chảy máu chân răng tại phòng khám nha khoa

Việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trên để chữa chảy máu chân răng chỉ có tác dụng ngăn chặn tạm thời và hạn chế bệnh chuyển nặng. Để chấm dứt được tình trạng này, cần loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

7.2.1. Lấy cao răng và đồng thời chăm sóc nha chu

Theo bác sĩ Nga, đây là biện pháp hiệu quả nhất nhằm chữa dứt điểm tình trạng chảy máu răng khi mang bầu. Cao răng là nơi cứ trú và phát triển của vi khuẩn tấn công răng miệng. Lấy cao răng chính là cách loại bỏ tận gốc căn nguyên gây viêm nướu, làm sạch khoang miệng và ngừa bệnh lý răng miệng.

Để việc lấy cao răng được diễn ra an toàn, bà bầu nên chọn phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm để đảm hạn chế tổn thương và đảm bảo hiệu quả. Sau đó bạn sẽ được chăm sóc nha chu toàn diện giúp nha chu được chắc khỏe, hồng hào.

Lấy cao răng và chăm sóc nha chu

Lấy cao răng và chăm sóc nha chu

7.2.2. Uống thuốc kháng sinh

Trong một số trường hợp điều trị muộn để bệnh chuyển biến nặng, bà bầu có thể sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh trong thời kỳ mang thai cần hết sức thận trọng. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Uống thuốc kháng sinh

Uống thuốc kháng sinh

8. Chảy máu chân răng trong quá trình mang thai cần chú ý gì

Theo bác sĩ nha khoa Triệu Thị Thùy Nga, ngoài việc chú ý đến điều trị, chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng là yếu tố không kém quan trọng  trong việc phòng ngừa và điều trị chảy máu chân răng trong khi đang mang bầu.

Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, bà bầu nên:

– Đánh răng ít nhất 2 lần hàng ngày với bàn chải có lông mềm.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ hết vụn thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng.

– Súc miệng với nước muối hằng ngày để làm sạch vi khuẩn, chống viêm.

– Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các loại rau củ, trái cây, sữa…

– Hạn chế các thực phẩm nhiều đường hoặc tinh bột.

– Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia và dùng các chất kích thích.

– Thăm khám bác sĩ nha khoa sớm nếu như tình trạng chảy máu chân răng ngày càng nghiêm trọng.

– Thăm khám và lấy cao răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần.

Những điều cần chú ý khi bị chảy máu chân răng lúc đang có bầu

Những điều cần chú ý khi bị chảy máu chân răng lúc đang có bầu

Chảy máu chân răng khi mang thai là một vấn đề có thể được khắc phục dễ dàng nếu được điều trị sớm. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ ngay đến hotline của Nha Khoa Paris để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Hiển thị nguồn

NHS: “Bleeding gums in pregnancy”
Healthline: “Sore and Bleeding Gums in Pregnancy”
Colgate: “Bleeding Gums Pregnancy: Should You Worry?”
Emma’s Diary: “Bleeding gums in pregnancy”
Hello Bác Sĩ: “Chảy máu chân răng khi mang thai: Mẹ đã biết xử lý đúng cách, hiệu quả?”
Omi Pharma: “Chảy máu chân răng khi mang thai có sao không? Mẹo điều trị và phòng tránh”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chảy máu chân răng
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Chảy máu khi đánh răng là bị gì, các biện pháp khắc phục

Chảy máu khi đánh răng là bị gì, các biện pháp khắc phục

Chảy máu chân răng là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải khi chải răng hàng ngày. Hiện tượng trên diễn ra thường xuyên có thể là

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Chảy máu chân răng thiếu chất gì? bổ sung ngay các chất sau

Chảy máu chân răng thiếu chất gì? bổ sung ngay các chất sau

Chảy máu chân răng là dấu hiệu thường gặp khi có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng điều này có thể

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm, có thể bùng phát thành dịch. Bệnh có thể tiến triển nặng và rất phức tạp. Trong đó sốt xuất

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công