Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Chỉ phẫu thuật tự tiêu – Khâu vết thương – những điều bạn cần biết

Chỉ tự tiêu là loại chỉ khâu đang được ưa chuộng trong lĩnh vực y khoa nhờ sự tiện lợi, không cần phải cắt bỏ. Men sinh lý trong cơ thể hoàn toàn có thể phá vỡ và hấp thụ chúng khi vết thương đã ổn định. Bài viết sau đây của Nha khoa Paris sẽ giúp bạn làm rõ về phân loại, màu sắc, những trường hợp nên áp dụng chỉ phẫu thuật tự tiêu.

1. Chỉ tự tiêu là gì?

Chỉ tự tiêu là loại chỉ dùng để khâu miệng các vết thương, có khả năng tự phân hủy sau một thời gian trong cơ thể mà không cần phải cắt bỏ (1).

Chỉ tự tiêu được sử dụng rất nhiều trong y khoa để khâu vết thương, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình liền vết thương và đông máu. Sau một thời gian, các enzym trong cơ thể sẽ giúp chỉ khâu tự biến mất từ từ mà không gây ra cảm giác đau đớn hay khó chịu nào.

Chỉ tự khâu có thành phần từ tự nhiên như protein động vật hay polymer tổng hợp nên an toàn tuyệt đối cho cơ thể.

Sau khi khâu vết thương, chỉ tự tiêu có thể tự biến mất.

Khi vết thương đã dần ổn định, chỉ có thể tự biến mất

2. Các loại chỉ tự tiêu được sử dụng phổ biến

Hiện có 4 loại chỉ khâu tự tiêu đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y khoa gồm: Simple Catgut, Polydioxanone, Polyglecaprone và Polyglactin.

2.1. Chỉ tự tiêu Simple Catgut

Chỉ Simple Catgut dễ hấp thụ nên khi vết thương bị nhiễm trùng sẽ không hình thành hốc xoang tại mô (2). Chỉ khâu tự tiêu Simple Catgut thường được các bác sĩ sử dụng đối với những vết thương, vết rách nằm sâu trong mô mềm như là phẫu thuật trong phụ khoa, nối đường mật, tiết niệu bởi không tạo sỏi hoặc khâu nối niêm mạc tiêu hóa.

Chỉ tự tiêu Simple Catgut

Chỉ Simple Catgut

2.2. Chỉ tự tiêu Polydioxanone (PDS)

Chỉ PDS là một loại chỉ tự tiêu ở dạng đơn sợi, được tạo thành từ 100% Poly(p-dioxanone) (3). Đây là chất liệu polymer dẻo nên giúp các bác sĩ dễ dàng thực hiện khâu vết thương tại mô mềm. Đặc biệt là với những ca phẫu thuật lớn, có thời gian hồi phục lâu.

Chỉ được dùng đối với các dạng vết thương mô mềm (ví dụ như đóng ổ bụng). Chỉ PDS có thể dùng với những cuộc phẫu thuật tim ở trẻ nhỏ. Loại chỉ trên không được khuyến cáo sử dụng trong phẫu thuật mô tim mạch ở người lớn, vi phẫu hay mô thần kinh.

Chỉ tự tiêu Polydioxanone (PDS)

Chỉ Polydioxanone (PDS)

2.3. Chỉ Polyglecaprone (MONOCRYL)

Chỉ Polyglecaprone sẽ tự tan biến trong cơ thể thông qua quá trình thủy phân (4). Loại chỉ trên có thành phần chính là glycolic axit, caprolactone, thuộc dạng đơn sợi tổng hợp và được bác sĩ sử dụng nhiều với những tổn thương ở các mô mềm.

Chỉ còn giúp hạn chế tối đa mức độ đau nhức và nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Chỉ khâu Polyglecaprone cũng không được khuyến cáo dùng trong các cuộc phẫu thuật thần kinh hay tim mạch.

Chỉ Polyglecaprone (MONOCRYL)

Chỉ Polyglecaprone (MONOCRYL)

2.4. Chỉ Polyglactin (Vicryl)

Chỉ tổng hợp từ copolymer gồm có 90% glycolide và 10% L-lactid. Phần bên ngoài của chỉ được bao quanh bởi lớp polyglactin 370 và calcium stearate. Polyglactin sẽ được làm mềm, giúp hạn chế tình trạng kích ứng và đẩy nhanh tiến độ hồi phục vết thương.

Chỉ Polyglactin chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các vết thương rách da tay hoặc da mặt. đặc biệt là trong những ca phẫu thuật mắt, nối các vi phẫu cho mạch máu có đường kính bé hơn 2mm và các dây thần kinh ngoại biên. Chỉ cũng không phù hợp để dùng cho phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh.

Chỉ Polyglactin (Vicryl)

Chỉ Polyglactin (Vicryl)

3. Chỉ tự tiêu được sử dụng trong trường hợp nào

Chỉ tự tiêu được sử dụng trong các trường hợp như: phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật thẩm mỹ, nhổ răng, phẫu thuật vùng kín, phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật cho trẻ, sinh mổ, cắt bỏ khối u vú, phẫu thuật thay khớp gối,…

– Phẫu thuật tổng quát: chỉ tự tiêu dùng để khâu vết thương sau phẫu thuật tổng quát như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật ổ bụng,…

– Phẫu thuật thẩm mỹ: chỉ khâu tự tiêu sử dụng để khâu vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ như phẫu thuật cắt mí, thẩm mỹ da, phẫu thuật nâng ngực,…

– Nhổ răng: sau khi nhổ răng, bác sĩ thường khâu lại bằng chỉ tự tiêu để mô nướu nhanh chóng hồi phục như ban đầu. Số lượng mũi khâu sẽ tùy thuộc theo kích thước của vạt mô

– Phẫu thuật vùng kín: giúp dễ dàng vệ sinh vết mổ, tránh viêm nhiễm do chất bẩn tích tụ

– Phẫu thuật nội soi ổ bụng: do vết mổ nhỏ, dùng chỉ tự tiêu để giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm loét ở vết khâu

– Phẫu thuật cho trẻ nhỏ: giảm thiểu đau đớn khi cắt chỉ cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh

– Sinh mổ: đa số bác sĩ đều sử dụng chỉ tự tiêu để khâu lại vết mổ sau sinh. Khâu vết mổ ở phụ nữ sau sinh bằng chỉ tự tiêu sẽ giảm thời gian khô vết thương và ngăn nguy cơ xảy ra biến chứng

– Cắt bỏ khối u vú: trong trường hợp ung thư vú, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u để loại bỏ tất cả tế bào ung thư và khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Chỉ sẽ giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương

– Phẫu thuật thay khớp gối: chỉ tự tiêu cũng được sử dụng trong phẫu thuật thay khớp gối với mục đích giảm sẹo. Loại chỉ tự tiêu thường được dùng là Polydioxanone

4. Chỉ tự tiêu sẽ tự hủy trong bao lâu

Chỉ tự tiêu sẽ tự hủy trong khoảng 1 – 2 tuần với những vết thương nhỏ. Khi đó bác sĩ sẽ dùng một đoạn chỉ khâu ngắn nên không mất nhiều thời gian để phân hủy. Ngược lại, nếu như vết thương lớn, thời gian chỉ tự tiêu hoàn toàn chắc chắn sẽ lâu hơn, có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng.

Chỉ tự tiêu sẽ phải trải qua nhiều quá trình khác nhau như: thủy phân (với axit polyglycolic), phân hủy enzym hay phân giải protein. Chúng giữ các mô cơ thể liên kết với nhau trong một khoảng thời gian để vết thương hồi phục. Sau đó, chỉ sẽ tự tan ra mà không để lại vật lạ trên các mô tế bào.

5. Chỉ tự tiêu không tiêu hết phải làm sao?

Nếu sau một khoảng thời gian dài, chỉ khâu vẫn không tiêu hoàn toàn thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và cắt chỉ đúng cách. Xét về mặt lý thuyết, chỉ tự phân hủy không cần cắt. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có một số trường hợp chúng bị cơ thể từ chối hấp thụ nên chỉ không tiêu hết và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Khi gặp phải hiện tượng trên, bạn không cần quá lo lắng bởi chỉ tự tiêu vẫn có thể cắt được giống như những loại chỉ khâu thông thường. Các bác sĩ sẽ nới lỏng vết khâu hơn một chút. Sau khi vết thương đã hết sưng nề, những mô mềm sẽ bắt đầu co lại và làm lộ các mũi chỉ khâu để bác sĩ có thể dễ dàng cắt chỉ.

Chỉ tự tiêu có cắt được không

Chỉ không tiêu hết có cắt đi được không

6. Chỉ tự tiêu có dễ bị đứt không

Chỉ khâu tự tiêu không dễ bị đứt vì được làm bằng những vật liệu đạt chuẩn chất lượng, có độ dẻo dai và bền bỉ cao. Tuy nhiên, so với chỉ thường thì chỉ tự tiêu lại không chắc chắn bằng. Khi phải chịu những lực tác động mạnh từ bên ngoài, chỉ có thể bị đứt. Đây là nguyên nhân chính khiến các bác sĩ ít sử dụng chúng với các vết thương ngoài da.

Thông thường, chỉ sẽ dễ bị đứt nhất trong khoảng thời gian bán rã hoặc phân hủy mạnh. Vì vậy, bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương để hạn chế tối đa tình trạng đứt chỉ và giúp vết thương mau hồi phục hơn.

7. Có nên tự tháo chỉ tự tiêu hay không

Không nên tự tháo chỉ tự tiêu tại nhà nếu không được sự cho phép từ bác sĩ điều trị. Bởi về bản chất, chỉ sẽ tự phân hủy và được cơ thể hấp thụ khi vết thương đã dần ổn định. Đối với trường hợp chỉ không biến mất, bạn nên tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và tháo chỉ.

Nếu như không tới gặp bác sĩ được, bạn cần tháo chỉ cẩn thận theo đúng hướng dẫn để giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng nguy hiểm khác như: sót chỉ, đau nhức kéo dài, chảy máu,…

Không nên tác động vào chỉ tự tiêu

Không nên tác động vào chỉ tự tiêu

8. Dùng chỉ tự tiêu có các biến chứng gì không

Dùng chỉ tự tiêu có thể xảy ra biến chứng nhiễm trùng vết mổ. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm và bạn hoàn toàn chủ động ngăn chặn được bằng cách giữ cho vết khâu khô, sạch hoặc dùng thuốc mỡ kháng sinh do bác sĩ chỉ định.

Các triệu chứng nhiễm trùng vết mổ gồm có:

– Chảy mủ ở vết thương

– Vết khâu sưng tấy

– Đau nhức dữ dội khi chạm vào vết thương

– Sốt, cảm thấy không khỏe

– Sưng hạch

– Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn

– Vùng da quanh vết thương nóng, sưng, đỏ

– Có mùi khó chịu hoặc dịch chảy ra từ vết thương

Nguyên nhân chính gây ra biến chứng trên là do cơ sở y tế không uy tín, chỉ khâu chất lượng kém và chăm sóc vết thương tại nhà không đúng cách.

9. Cách chăm sóc vết khâu bằng chỉ tự tiêu

Để giúp vết thương mau hồi phục, ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng và đau nhức kéo dài, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

– Thay băng vết thương đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ nhiễm trùng

– Tuyệt đối không sử dụng băng, gạc không rõ nguồn gốc đắp lên vết thương

– Không để xà phòng dính lên vết thương

– Tránh những hoạt động mạnh có thể làm co kéo, căng vết thương

– Mặc quần áo kín nhưng phải đủ rộng để có thể che kín vết thương, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bụi,…

– Không tác động mạnh lên vết thương bởi sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng

– Giữ vết khâu không dính nước

– Nếu như phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng như vết thương có mủ, sưng đỏ, sốt, máu thấm nhiều qua bông băng,… thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ khử trùng và khâu lại vết thương

Chăm sóc vết thương đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc vết thương đúng cách theo chỉ định của bác sĩ

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chỉ tự tiêu mà Nha khoa Paris muốn chia sẻ tới bạn. Đây là một loại chỉ được làm bằng những chất liệu mà cơ thể có thể phá vỡ và hấp thụ. Tuy nhiên bạn cũng cần chăm sóc vết thương cẩn thận để nhanh hồi phục và tránh biến chứng nguy hiểm.

  1. Vì sao chỉ tự tiêu có nguy cơ để lại sẹo cao hơn chỉ không tiêu ạ. E cảm ơn.

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chỉ tự tiêu