Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu.
Nhổ răng khôn kiêng gì? Nên ăn gì? ắt hẳn là những câu hỏi không của chỉ riêng ai. Bởi sau khi tiến hành nhổ bỏ răng khôn sẽ để lại vết thương hở trên hàm, chưa kể còn có các triệu chứng như đau nhức, chảy máu và khó chịu. Do đó, việc ăn uống hàng ngày cũng gặp bất tiện đôi chút.
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Hải Nam, sau khi tiến hành nhổ bỏ răng khôn xong, bạn nên ăn những thực phẩm mềm và dễ nhai để tránh gây tổn thương hoặc tác động lên vùng vết thương.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm có đặc tính mềm, dễ nhai mà bạn nên ưu tiên trong thực đơn ăn uống hàng ngày trong khoảng thời gian đầu sau khi nhổ răng khôn.
– Cháo: Bạn có thể ăn cháo gạo, cháo hạt sen, cháo thịt gà hoặc cháo tim. Đây không chỉ là một món mềm, dễ ăn mà còn dễ tiêu hóa.
– Sữa chua: Sữa chua là một nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ tiêu hóa, trên hết chúng còn có nhiều lợi khuẩn giúp vết thương mau lành. Bạn có thể ăn sữa chua tự nhiên hoặc sữa chua có hỗn hợp trái cây.
– Mì sợi mềm: Sau khi vết thương đã không còn chảy máu, tình trạng sưng đau đã bớp, bạn có thể chuyển sang các món mì sợi mềm để thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
– Đồ hấp mềm: Cá hấp, gà hấp hay rau củ hấp luôn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và không gây tác động lên vùng vết thương.
– Rau và trái cây mềm: Bạn có thể chọn rau xanh như cải ngọt, bông cải xanh, bí ngòi hoặc trái cây mềm như chuối, lê chín và táo để bổ sung dinh dưỡng. Nhưng hãy lưu ý về cách chế biến sao cho phù hợp nhất.
Thực phẩm mềm và dễ nhai
Bác sĩ Nguyễn Hải Nam khuyến nghị mọi người sau khi thực hiện nhổ bỏ răng khôn xong, nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm có dạng lỏng và giàu giá trị dinh dưỡng. Như vậy, khi ăn nhai sẽ không bị đau nhức hay khó chịu mà còn giúp vết thương mau chóng phục hồi.
Dưới đây là danh sách một số thực phẩm có dạng lỏng và giàu dinh dưỡng:
– Súp: Đây là món ăn được chế biến ở dạng lỏng giúp bổ sung nước, dưỡng chất mà còn dễ tiêu hóa. Điển hình như súp nấm, súp bí đỏ hay súp gà đều là những lựa chọn tốt.
– Sữa chua uống: Sữa chua không đường là nguồn canxi và protein. Nó hỗ trợ quá trình tái tạo mô và phục hồi răng.
– Nước ép trái cây và rau: Nước ép trái cây và rau có thể cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng. Bạn có thể thử nước ép táo, nước ép lựu hoặc nước ép cà rốt.
– Sinh tố: Sinh tố là một cách tốt để bổ sung vitamin và khoáng chất. Bạn có thể chọn sinh tố trái cây hoặc sinh tố sữa chua để tăng cường dinh dưỡng.
– Nước dừa: Không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà nước dừa tự nhiên còn chứa các chất khoáng và điện giải, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra bạn đừng quên uống nhiều nước lọc, nhằm duy trì đủ lượng nước trong cơ thể. Đây là điều rất quan trọng để thúc đẩy quá trình phục hồi và tránh tình trạng khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng.
Cuối cùng, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi nhổ răng khôn và các món giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, hạn chế biến chứng nhiễm trùng.
– Rau xanh: Đừng quên cung cấp chất xơ và hỗ trợ quá trình phục hồi. Rau xanh như rau cải, bông cải xanh, cà rốt và củ cải đường là nguồn thực phẩm phong phú chứa các vitamin và khoáng chất.
– Trái cây: Trái cây như táo, chuối, kiwi, nho, đều cung cấp vitamin và chất xơ. Chúng giúp bổ sung năng lượng và đồng thời tăng cường sức đề kháng.
– Cá hồi: Cá hồi là nguồn omega-3 và axit béo có lợi cho quá trình phục hồi. Bạn có thể chế biến cá hồi thành các món như cá hồi nướng hoặc hấp.
– Đậu và các loại hạt: Đậu phộng, đậu nành, hạt chia và hạt lanh là những nguồn protein, chất xơ và chất dinh dưỡng quan trọng khác. Tuy nhiên, bạn hãy chế biến chúng sao cho dễ ăn hoặc có thể chế biến thành sữa hạt.
– Trứng: Trứng luộc hay trứng hấp đều là những món mềm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình tái tạo mô tế bào.
Thực phẩm hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm viêm
Theo bác sĩ Nam, sau khi nhổ răng khôn, có một số loại thực phẩm nên hạn chế để đảm bảo quá trình lành thương diễn ra thuận lợi.
Sau đây là danh sách cụ thể về những loại thực phẩm cần kiêng:
Bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm cay như ớt, tỏi, hành, gia vị cay vì chúng có thể kích thích vết thương và gây đau đớn. Đây là thực phẩm đứng đầu tiên trong danh sách nhổ răng khôn kiêng gì mới tốt.
Như khoai tây chiên, bánh quy, snack… có thể gây tổn thương hoặc rơi vào khu vực vết thương và gây nhiễm trùng. Do đó, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm trên trong giai đoạn hồi phục.
Tránh ăn các thực phẩm hoặc dai như mía, gân bò, kẹo lạc, sườn sụn… Bởi khi ăn chúng đòi hỏi phải dùng nhiều sức của hàm, nên dễ gây tổn thương hoặc làm di chuyển các mảnh vụn vào huyệt răng và gây đau.
Không nên uống rượu bia sau khi nhổ răng khôn vì nó có thể gây kích thích và làm chậm quá trình lành của vết thương. Chưa kể, rượu bia còn có thể làm tan cục máu đông, dẫn đến viêm ổ răng khô.
Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể gây kích thích và đau đớn cho vùng vết thương.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như cam, chanh, bưởi… để tránh kích thích vùng răng mới nhổ, gây đau hoặc viêm nhiễm.
Các thực phẩm không nên ăn
Để giúp quá trình phục hồi diễn ra một cách an toàn, mọi người cần hạn chế một số hoạt động dưới đây:
– Không hút thuốc: Hút thuốc lá sau khi nhổ răng khôn có thể gây ra sự kích thích và ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương. Chưa kể, các độc tố có trong thuốc lá còn tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng viêm ổ răng khô, nhiễm trùng.
– Tránh sử dụng ống hút: Sử dụng ống hút có thể tạo áp lực trong miệng càng khiến tình trạng chảy máu, đau nhức thêm nghiêm trọng.
– Không nhai mạnh và tránh nhai vào vị trí mới nhổ răng: Hạn chế nhai mạnh cũng như nhai vào vị trí mới nhổ răng để không khiến tình trạng đau nhức, sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn.
– Tránh vận động mạnh: Hạn chế vận động mạnh hoặc hoạt động thể thao sau khi nhổ răng khôn. Các vận động mạnh buộc chúng ta phải hoạt động hết “công suất”, từ đó làm tổn thương vùng nhổ răng và gây chảy máu khó cầm.
– Không chải răng quá mạnh: Việc chải răng quá mạnh ở vùng răng không hề giúp vết thương mau lành hay sạch sẽ, ngược lại điều đó lại gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng chảy máu, đau đớn.
Hoạt động cần hạn chế
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Hải Nam, việc chăm sóc răng miệng là rất quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ Nam về cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn:
– Nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng: Bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng ít nhất trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng khôn. Đây cũng là thời điểm các cơn đau nhức, khó chịu xuất hiện nhiều nhất nên việc vận động mạnh càng khiến những điều đó thêm nghiêm trọng.
– Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu sau khi nhổ răng bạn bị đau nhức nhiều hãy sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Hãy tuân thủ liều lượng và cách dùng đúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
– Vệ sinh răng đúng cách: Vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn, hãy tránh chải răng và súc miệng nước muối để không làm tổn thương vết thương.
– Giữ vùng nhổ răng sạch sẽ: Sau khi ăn uống, sử dụng nước muối loãng hoặc nước súc miệng không chứa cồn để súc miệng. Tránh sử dụng nước muối đặc hoặc ngậm muối vì có thể gây kích ứng.
Chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn
Các bác sĩ nha khoa khuyến nghị, bạn cần ngậm bông ít nhất trong 30 – 60 phút sau khi nhổ răng khôn để cầm máu hoàn toàn. Sau khi nhổ răng, quá trình ngậm bông là một phần quan trọng để kiểm soát máu chảy và đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra như bình thường.
Ngoài ra, sau khi ngậm bông được 30 – 60 phút, nếu máu vẫn còn chảy hãy thay bông mới và tiếp tục ngậm cho đến khi máu ngừng hoàn toàn. Trong quá trình thay miếng gạc mới, quan sát xem có một cục máu đông màu thẫm trên miếng gạc cũ hay không để đánh giá tình trạng máu chảy.
Tuy nhiên, thời gian thực tế đối với việc ngậm bông cầm máu sau khi tiến hành nhổ răng còn tùy thuộc vào từng trường hợp và tính chất của ca tiểu phẫu. Đối với những trường hợp đơn giản và áp dụng công nghệ hiện đại, thời gian ngậm bông chỉ khoảng 30 phút sẽ đủ để kiểm soát máu chảy hiệu quả.
Thời gian ngậm bông sau khi nhổ răng khôn là 30 – 60 phút
Quá trình phục hồi sau khi nhổ răng khôn có thể kéo dài đến 2 tuần để hoàn toàn khôi phục. Trong khoảng 24 giờ đầu tiên, cục máu đông sẽ hình thành để cầm máu và bảo vệ vết thương. Tiếp theo, trong khoảng 2 – 3 ngày tiếp theo, tình trạng sưng viêm ở miệng và má sẽ được cải thiện. Những ngày sau các mô nướu cũng như xương hàm bị tổn thương sẽ dần lành lại.
Trong thời gian trên, một số tình trạng như sưng miệng và má có thể xảy ra. Tuy nhiên, đừng lo lắng, các triệu chứng khó chịu sẽ dần dần giảm đi sau vài ngày. Đau đớn và cảm giác cứng hàm cũng không phải là hiếm, nhưng bạn sẽ được an ủi khi biết rằng những tác động này sẽ biến mất trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày.
Đáng lưu ý, thời gian phục hồi có thể kéo dài hơn đối với những trường hợp răng khôn mọc nghiêng, lệch hoặc mọc sâu trong xương hàm. Bên cạnh đó với phương pháp truyền thống, việc giảm đau và phục hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn so với phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm.
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Hải Nam, thông thường bạn phải chờ ít nhất 4 – 5 giờ sau nhổ răng khôn xong trước khi bắt đầu ăn uống. Điều đó giúp cho vùng bị ảnh hưởng có thời gian để hình thành cục máu đông và lành thương.
Trong giai đoạn đầu sau khi nhổ răng khôn, bạn nên ưu tiên ăn các món ăn mềm, dễ nhai như súp, cháo, kem, yogurt, thức uống từ nước trái cây, nước lọc. Tránh ăn các loại thức ăn cứng, giòn, nhai lâu hoặc cần tạo lực để nhai, như hạt, thịt cứng, rau củ sống.
Thực hiện việc nhổ răng thông thường, bạn nên tập trung vào việc ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt trong khoảng 1 – 2 tuần đầu (với các ca phức tạp sẽ là 2 – 3 tuần) để tránh gây tổn thương cho vết nhổ. Từ đó, chúng sẽ giúp đảm bảo quá trình lành vết thương một cách tốt nhất. Sau khoảng thời gian kiêng cữ, bạn có thể dần dần mở rộng chế độ ăn của mình, nhưng vẫn cần chú ý về việc không vận động hàm quá mức mỗi khi ăn.
Quan trọng nhất là lắng nghe lời khuyên của bác sĩ nha khoa sau quá trình nhổ răng khôn của bạn. Họ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống và chăm sóc miệng phù hợp cho trường hợp của bạn.
Với những giải đáp về vấn đề nhổ răng khôn kiêng gì, nên ăn gì mong rằng đã mang đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng luôn là một trong những điều được mọi người quan tâm đến. Do đó, các bác sĩ của Nha Khoa Paris sẽ luôn tư vấn, hướng dẫn một cách kỹ lưỡng về chế độ ăn uống, cách vệ sinh, chăm sóc sau khi nhổ răng.
Nhà Thuốc Long Châu: “Nhổ răng khôn kiêng gì để nhanh hồi phục?”
Trang Kiến thức Nha Khoa: “Cách Vệ Sinh Răng Miệng Sau Khi Nhổ Răng”
GREEN LEAF DENTAL: “When Can I Start Exercising After Wisdom Tooth Extractions?”
Smiles Nambour: “Do And Don’ts After Wisdom Teeth Removal”
Prestige Oral Surgery: “Foods to Eat and Avoid After Wisdom Teeth Removal”
Với những chiếc răng khôn mọc sai lệch, bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy
Đối với trường hợp nhổ bỏ răng vĩnh viễn, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên trồng răng giả càng sớm càng tốt. Một trong những phương pháp
Mất răng không chỉ khiến bạn cảm thấy tự ti mà còn gây hưởng về mặt sức khỏe. Vì thế, cần có biện pháp trồng răng lại kịp thời để tránh
Nhổ bỏ răng hàm số 4 là một thủ thuật trong nha khoa được thực hiện khi răng bị bệnh lý quá nặng hoặc hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha.
Công dụng của thuốc chống đông máu là ngăn hình thành cục máu đông cho những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng đến quá
Răng khôn là chiếc răng mọc ở vị trí trong cùng trên cung hàm, không có nhiều vai trò trong khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Ngược lại, khi
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×