04/06/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Đau chân răng là tình trạng bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Cách trị đau nhức chân răng tốt nhất là trị tận gốc nguyên nhân gây ra. Mỗi nguyên nhân sẽ mang lại trạng thái, mức độ và triệu chứng đau răng khác nhau.
Đau chân răng là một trong những biểu hiện bệnh lý của sâu răng, viêm nha chu hay men răng bị mài mòn. Về lâu dài nếu như không được xử lý kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe răng miệng. Nha khoa Paris sẽ chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị triệt để tình trạng trên.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, đau chân răng là tình trạng đau buốt quanh bề mặt răng hoặc phía trong răng. Cơn đau nhức xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài, đau nhiều hơn khi có kích thích bởi những tác động như nhai, tiếp xúc với thức ăn, đồ uống nóng hay lạnh, gây cảm giác khó chịu (1).
Đau nhức chân răng có thể đi kèm với các triệu chứng như sưng nướu, viêm nhiễm và mùi hôi từ miệng.
Nhức răng nhẹ có thể do kích ứng nướu tạm thời có thể điều trị tại nhà. Cơn đau răng nghiêm trọng hơn do vấn đề răng miệng sẽ không tự thuyên giảm và cần được điều trị tại nha khoa.
Đau chân răng xảy ra do một số nguyên nhân như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng, mọc răng khôn, viêm xoang, điều trị răng, thói quen nghiến răng, gãy răng và lộ chân răng (2).
Vi khuẩn tấn công và làm hỏng lớp men bảo vệ của răng, lõi răng, gây ra sâu răng, viêm nhiễm và kích thích các dây thần kinh xung quanh răng. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức ở vùng chân răng bị sâu. Sâu răng có thể lan rộng và gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm nướu, thậm chí là viêm tủy răng.
Răng sâu gây đau nhức
Sâu răng kéo dài không điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy răng. khiến tủy sưng to và gây đau nhức. Răng sẽ nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh. Về lâu dài khi tình trạng trở nên nặng, người bệnh có thể trải qua cơn đau nhức buốt chân răng dữ dội và thậm chí mất răng.
Viêm nha chu là tình trạng tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm, tác động rất xấu đến sức khỏe răng miệng. Biển hiện đau nhức, khó chịu liên tục và rất nhạy cảm với các loại món ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh. Trường hợp viêm nha nhu phát triển nặng còn khiến chân răng bị lung lay với nguy cơ mất răng rất cao.
Viêm nha chu
Áp xe răng khiến răng bị đau nhức dữ dội do vi khuẩn bên trong răng lan ra chân răng và vùng lân cận. Cảm giác đau nhức nhối khi tiếp xúc với thức ăn. Biến chứng của áp xe răng gây ra có thể là viêm tủy, viêm hạch, viêm xương, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Răng khôn mọc ở phía trong cùng của hàm. Khi không có đủ không gian để phát triển, răng khôn thường mọc lệch, mọc chen chúc vào răng bên cạnh, tạo ra áp lực và gây đau nhức chân răng.
Xoang bị viêm tạo áp lực trong các vùng xung quanh, như mắt và các vùng cận kề, bao gồm cả hố chân răng. Điều này gây cảm giác đau nhức và khó chịu, đặc biệt là ở vùng chân răng hàm trên.
Sau quá trình trám răng hoặc bọc răng sứ thường xuất hiện cảm giác nhạy cảm và đau nhức tại vùng răng điều trị. Bởi dây thần kinh bị kích thích trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức sẽ giảm dần theo thời gian khi chăm sóc răng miệng đúng cách.
Thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ kích thích các dây thần kinh, gây tổn thương và làm răng trở nên nhạy cảm hơn. Nghiến răng thường xuyên, các lớp men bảo vệ của răng sẽ bị mài mòn, gây cảm giác đau nhức tại vùng nướu hoặc tận chân răng. Nếu không kiểm soát và điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn cho sức khỏe răng miệng.
Thói quen nghiến răng làm mài mòn men răng
Khi răng bị gãy, các phần bên trong như tủy răng và dây thần kinh sẽ lộ ra ngoài, khiến cho răng nhạy cảm và dễ bị kích thích khi tiếp xúc với thức ăn. Trong một số trường hợp, vùng gãy có thể lan rộng sâu bên trong răng, gây cảm giác đau chân răng khó chịu.
Chân răng lộ ra ngoài do mất đi lớp bảo vệ từ nướu, răng trở nên cực kỳ nhạy cảm. Ngay cả những thao tác như chải răng hay hít không khí cũng có thể gây ra cảm giác đau buốt. Chân răng bị lộ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ra sâu răng và viêm nhiễm, đau nhức chân răng.
Đau chân răng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng như: viêm chân răng, sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu.
– Viêm chân răng: biểu hiện của viêm chân răng là đau nhức, có thể kèm theo sưng, đỏ, có dịch mủ. Viêm chân răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vi khuẩn xâm nhập vào vùng nướu, mảng bám, hoặc do cọ xát quá mạnh khi đánh răng
– Sâu răng: sâu răng giai đoạn đầu thường xuất hiện cơn đau nhức nhỏ, nhưng khi bệnh tiến triển, cơn đau dữ dội hơn và lan rộng. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể dẫn đến viêm tủy răng, viêm nhiễm nướu, thậm chí là mất răng
– Viêm nướu: sưng, đỏ, đau nhức chân răng và chảy máu nướu khi chải răng. Viêm nướu xảy ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn trong mảng bám và có thể dẫn đến viêm nhiễm nếu không được điều trị kịp thời
– Viêm nha chu: viêm nha chu là bệnh lý phổ biến gây ra sưng, đau và có dịch mủ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, viêm nha chu có thể dẫn đến mất răng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
– Viêm xoang hàm: viêm xoang hàm có các triệu chứng như đau đầu, sốt, đau nhức chân răng hàm trên
Trường hợp cơn đau nhức chân răng mới xuất hiện và không nghiêm trọng thì có thể áp dụng phương pháp khắc phục nhanh chóng tại nhà như: uống thuốc giảm đau, súc miệng với nước muối, chườm lạnh và dùng trà bạc hà.
Dùng thuốc giảm đau là giải pháp nhiều người lựa chọn để làm giảm cơn đau nhức tạm thời. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là (3):
– Thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin có công dụng kiểm soát cơn đau nhanh chóng
– Thuốc bôi giảm đau benzocain: được sử dụng để bôi trực tiếp lên khu vực bị đau, có khả năng gây tê cục bộ, giảm tình trạng đau nhức
– Thuốc kháng sinh: bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng beta lactam kết hợp với metronidazol để tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn ái khí
Nước muối ấm chứa thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ, cùng hơn 60 loại khoáng chất, hỗ trợ làm sạch răng và lành vết thương nhanh chóng.
Cách thực hiện:
– Hòa 1/2 thìa muối với 1 cốc nước nóng
– Súc miệng bằng dung dịch trên 3 – 4 lần/ 1 ngày để giảm sưng viêm và đau nhức
Súc miệng với nước muối
Nhiệt độ thấp sẽ làm giảm lưu lượng máu tới vùng bị viêm, hạn chế tình trạng đau nhức chân răng khó chịu.
Cách thực hiện:
– Cho đá vào túi chườm, chọn những viên đá có kích thước nhỏ, áp lên vùng má tại vị trí chân răng bị đau
– Chườm liên tục nhiều lần mỗi ngày đến khi thấy cảm giác đau giảm hoàn toàn
Lá bạc hà có chứa chất tanin giúp gây tê nhẹ, kháng viêm và kháng khuẩn tốt, đồng thời giảm kích ứng tới chân răng. Bạn có thể dùng túi trà bạc hà đã sử dụng, sau đó cho vào ngăn đá lạnh. Sau 30 phút có thể lấy ra và đắp vào vùng má để giảm đau chân răng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức chân răng, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
Trường hợp sâu răng và bắt đầu có những cơn đau nhẹ xuất hiện khi ăn uống thì cần thực hiện trám răng để khắc phục. Khi lỗ sâu đã xâm nhập đến khu vực buồng tủy, bác sĩ cần thực hiện thêm bước điều trị tủy.
Bác sĩ sẽ tiến hành cạo bỏ hoàn toàn phần tủy răng đang bị sâu và trám vật liệu nhân tạo vào. Vị trí sâu đã được loại bỏ, tình trạng đau nhức răng cũng sẽ không xuất hiện nữa. Trám răng còn giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng lây lan sang các răng bên cạnh.
Trám răng sâu
Đối với áp xe răng, bác sĩ sẽ hút sạch dịch mủ và loại bỏ hết vi khuẩn bên trong răng. Sau đó làm sạch vết thương và kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm để ngăn chặn sự tái phát của ổ viêm.
Trong điều trị áp xe nha chu, bác sĩ thường thực hiện thủ thuật dẫn lưu để loại bỏ mủ và sử dụng dung dịch kháng khuẩn chlorhexidine để sát trùng vùng vết thương. Tùy thuộc vào mức độ áp xe, có thể kê toa thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đối với các trường hợp men răng bị tổn thương nghiêm trọng, răng bị nứt, gãy,… gây nên tình trạng đau nhức nghiêm trọng thì thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành bọc răng sứ.
Bọc răng sứ sẽ giúp bảo tồn ngà răng thật không phải chịu các tác động trong quá trình ăn uống, sinh hoạt thường ngày. Từ đó, vấn đề đau kẽ răng, ê buốt cũng sẽ được giải quyết.
Bọc răng sứ
Để ngăn tình trạng đau nhức răng xảy ra, bạn nên chú trọng chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng các biện pháp:
– Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, kết hợp dùng nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng
– Ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp. Khi chải răng nên nghiêng theo góc 45 độ và chải theo chiều dọc
– Hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột, đồ ngọt, đồ uống có gas. Ưu tiên ăn thực phẩm tốt cho răng như sữa, sữa chua, phô mai, táo, các loại hạt,…
– Bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như cắn móng tay, nghiến răng, gặm bút,…
– Cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ tư vấn phương pháp bảo vệ răng đúng cách
Người bệnh nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu tình trạng đau chân răng kèm theo các biểu hiện như (4):
– Đau nhức răng kéo dài, cơn đau dữ dội, nhức nhối, lan ra các vùng khác như tai, thái dương, cổ họng
– Cơn đau ngày càng nghiêm trọng, gây khó ngủ, cản trở việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày
– Sốt, đau khi há miệng
– Sưng ở miệng hoặc mặt
– Đau kèm theo sốt cao, chảy mủ, sưng tấy
– Cơn đau tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi bị đau nhức chân răng, cùng với giải đáp chi tiết.
Khi bị đau chân răng, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Việc đi khám bác sĩ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây đau và điều trị kịp thời. Nếu cơn đau kéo dài, có sưng, sốt hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như khó nhai, khó mở miệng, hoặc mùi hôi từ miệng thì cần đi khám ngay lập tức để tránh các biến chứng nghiêm trọng, bảo vệ sức khỏe răng miệng và tổng thể.
Trong trường hợp đau chân răng do vấn đề tạm thời như kích ứng nướu thì có thể tự khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu cơn đau do sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác sẽ không tự khỏi và cần sự can thiệp của bác sĩ nha khoa.
Phương pháp điều trị đau chân răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
– Điều trị sâu răng: bác sĩ sẽ loại bỏ phần sâu và trám lại răng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập
– Điều trị viêm nướu và viêm nha chu: bác sĩ có thể thực hiện cạo vôi răng, làm sạch sâu dưới nướu và sử dụng thuốc kháng sinh nếu cần
– Điều trị tủy răng: nếu cơn đau xuất phát từ viêm tủy, cần điều trị tủy răng để loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng
– Nhổ răng: trong trường hợp răng bị hư hại nghiêm trọng không thể bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và phục hình bằng cách cấy ghép răng hoặc làm cầu răng sứ
– Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm: để giảm đau tạm thời, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol
Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để giảm đau chân răng. Các loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol chỉ giúp làm giảm cơn đau tạm thời, không giải quyết được nguyên nhân gây đau nhức chân răng.
Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ hoặc quá liều.
Nếu không được điều trị kịp thời, đau chân răng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
– Nhiễm trùng lan rộng: nếu đau chân răng do nhiễm trùng, vi khuẩn có thể lan sang các khu vực khác trong miệng, xương hàm và thậm chí vào máu, gây ra nhiễm trùng toàn thân
– Mất răng: nhiễm trùng hoặc bệnh lý nha chu nặng có thể dẫn đến mất răng nếu không được điều trị
– Viêm xương hàm: vi khuẩn từ nhiễm trùng răng có thể lan vào xương hàm, gây viêm xương hàm
– Áp xe: áp xe răng xảy ra khi mủ tích tụ do nhiễm trùng. Áp xe răng có thể gây đau dữ dội và cần được dẫn lưu để loại bỏ mủ
– Nhiễm trùng xoang hàm trên: đối với răng hàm trên, nhiễm trùng có thể lan vào xoang hàm trên, gây viêm xoang và các vấn đề liên quan đến hô hấp
Khi bị đau chân răng, lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và tránh làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm nên và không nên ăn khi bạn gặp phải vấn đề này.
Thực phẩm nên ăn:
– Thức ăn mềm: súp, nước dùng, khoai tây nghiền, bí đỏ nấu mềm, cháo, bún,… giúp bổ sung dưỡng chất mà không gây thêm áp lực lên răng đau
– Sữa chua và phô mai: những thực phẩm mềm và mịn như sữa chua, phô mai dễ ăn và cung cấp nhiều canxi, tốt cho sức khỏe răng miệng
– Sinh tố và nước ép trái cây không axit: sinh tố từ các loại trái cây ít axit như chuối, dâu tây, việt quất cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết
– Cá và thịt mềm: cá hồi hoặc thịt bò hầm mềm là nguồn cung cấp protein dễ tiêu hóa
Thực phẩm không nên ăn:
– Đồ cứng và giòn: hạt cứng, bánh mì cứng, ổi, mía,… cần nhiều lực nhai có thể làm tổn thương thêm chân răng
– Đồ ăn quá nóng hoặc lạnh: tránh thực phẩm có nhiệt độ bất thường như kem, đá lạnh, lẩu nóng,… sẽ gây thêm đau nhức răng
– Thực phẩm nhiều đường: kẹo, bánh ngọt và đồ uống có đường dễ gây sâu răng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
– Thực phẩm chua hoặc cay: các món ăn có chứa nhiều gia vị hoặc có tính axit cao như cam, chanh, dưa chua, có thể gây kích ứng vùng chân răng bị đau
– Đồ ăn dẻo và dính: kẹo dẻo, bánh caramen, socola dính vào răng có thể gây khó chịu và làm tình trạng tệ hơn
Nên ăn nhiều sữa chua và phô mai
Đau chân răng do viêm nha chu được xem là nguy hiểm hơn do sâu răng. Viêm nha chu, nếu không được điều trị, có thể lan rộng ra các mô và cơ quan xung quanh, gây ra những vấn đề nghiêm trọng như hỏng xương hàm, mất răng và thậm chí làm tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.
Đau chân răng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiễm trùng răng miệng có thể dẫn đến sinh non, nhẹ cân hoặc các biến chứng khác. Hơn nữa việc sử dụng thuốc giảm đau không an toàn trong thai kỳ có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.
Phụ nữ mang thai nên chăm sóc răng miệng cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng đau chân răng. Chăm sóc răng miệng đúng cách và kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại nha khoa giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh lý răng miệng. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, liên hệ ngay tới Nha khoa Paris qua hotline 1900 6900.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×