Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đau răng sâu phải làm sao? Bí quyết chữa đau răng sâu tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Đau nhức là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý sâu răng. Để cải thiện tình trạng trên, bạn có thể áp dụng cách chữa đau răng sâu tại nhà như dùng nước muối, rượu, chườm lạnh… Mỗi phương pháp có cách thực hiện khác nhau và bạn cần thực sự kiên trì áp dụng thì mới đạt được kết quả như ý.

1. Tình trạng răng sâu nguy hiểm như thế nào

Theo bác sĩ nha khoa Hồ Nhật Anh, các vi khuẩn gây sâu răng sẽ phá vỡ men răng, xâm nhập sâu vào ngà răng, tủy răng và gây nên những cơn đau nhức dai dẳng. Trong trường hợp răng sâu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến viêm tủy. Phản ứng viêm của tủy răng có thể xảy ra ở cả buồng tủy và ống tủy chân khiến cho cơn đau càng dữ dội hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Hoại tử tủy là giai đoạn cuối của bệnh lý viêm tủy răng, khi phần tủy răng đã chết, không còn đảm nhận được chức năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho thân răng. Vết hoại tử có thể lan rộng sang vùng hàm mặt và gây nhiễm trùng. Thậm chí, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu hoặc lan xuống trung thất, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Điển hình như trường hợp của chị K.T.O 30 tuổi (phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) đến Nha Khoa Paris với tình trạng sâu răng với triệu chứng đau nhức kéo dài, có cảm giác như trống gõ vào tai. Sau khi chụp phim X-quang răng, bác sĩ xác định vi khuẩn sâu răng đã tấn công vào tủy, gây viêm nhiễm và xuất hiện mủ.

Do đó, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên điều trị bệnh lý sâu răng sớm để loại bỏ những cơn đau nhức dai dẳng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Răng sâu có thể gây viêm tủy và đau nhức dữ dội

Răng sâu có thể gây viêm tủy và đau nhức dữ dội

2. Các cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

2.1. Súc miệng nước muối

Sử dụng nước muối sinh lý là một phương pháp giảm tình trạng viêm nhiễm và xoa dịu những cơn đau nhức ở răng khá hữu hiệu. Bởi muối là một nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn cao, hỗ trợ cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây sâu răng.

Cách thực hiện:

– Hòa tan khoảng 2 – 3 muỗng cà phê muối tinh khiết vào trong một cốc nước ấm.

– Ngoáy đều cho tới khi muối tan hoàn toàn.

Súc miệng bằng nước muối trong khoảng 30 – 60 giây rồi nhổ ra ngoài.

Đối với phương pháp trên, bạn không nên dùng nước muối có nồng độ cao hoặc ngậm trong miệng quá lâu bởi có thể làm tổn thương niêm mạc miệng và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Cách chữa đau răng sâu bằng nước muối

Cách chữa đau răng sâu bằng nước muối

2.2. Giảm đau nhức răng sâu bằng rượu

Rượu cũng là một nguyên liệu có khả năng giảm đau nhức do sâu răng nhờ nồng độ cồn cao và khả năng sát khuẩn hiệu quả. Để cơn đau nhanh chóng được cải thiện, bạn có thể kết hợp rượu với hạt cau. Bởi trong hạt cau chứa tới 70% tannin và các thành phần có tính kháng khuẩn khác.

Chúng sẽ sát trùng, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại. Nhờ vậy, các triệu chứng do sâu răng gây ra như đau nhức, hôi miệng… sẽ nhanh chóng giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một lít rượu trắng và khoảng 25 quả cau tươi.

– Rửa sạch cau và dùng dao bổ đôi theo chiều dọc để tách lấy hạt.

– Cho hạt cau và rượu vào trong một bình thủy tinh.

– Đậy kín nắp bình và ngâm rượu trong khoảng 30 ngày.

– Ngậm rượu hạt cau khoảng 2 -3 lần/ngày.

Rượu cau có tính sát khuẩn cao

Rượu cau có tính sát khuẩn cao

2.3. Chườm lạnh

Mặc dù là phương pháp giảm đau nhức răng truyền thống nhưng hiệu quả mà chườm lạnh đem lại chắc chắn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên. Nhiệt lạnh sẽ ức chế tạm thời hoạt động của các dây thần kinh. Chưa kể, chúng còn làm chậm lưu lượng máu đến vùng răng bị ảnh hưởng. Nhờ vậy, cơn đau nhức sẽ dần dần giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị vài viên đá lạnh và khăn sạch hoặc túi chườm chuyên dụng.

– Bọc đá lạnh trong túi chườm hoặc khăn rồi áp trực tiếp lên vùng má ngoài vị trí răng đau.

– Chườm nhẹ nhàng trong vòng 10 – 15 phút. Bạn không nên chườm quá lâu bởi có thể khiến cho da mặt bị tổn thương.

Chườm đá giảm đau răng

Chườm đá giảm đau răng

2.4. Trị đau nhức răng bằng đinh hương

Trong tinh dầu đinh hương có chứa một lượng lớn hoạt chất Eugenol. Đây là một hoạt chất gây tê tự nhiên, có khả năng giảm đau nhức răng hiệu quả. Không chỉ vậy, hoạt chất trên còn có đặc tính sát trùng, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng tiếp tục phát triển và lây lan.

Nếu như bạn áp dụng đúng cách, không chỉ tình trạng đau nhức răng mà những triệu chứng khác như hôi miệng, răng nhạy cảm… cũng dần được cải thiện.

Cách thực hiện:

– Vệ sinh răng miệng.

– Nhỏ 2 giọt tinh dầu đinh hương vào miếng bông sạch.

– Đặt trực tiếp miếng bông lên vị trí răng đang bị đau nhức trong khoảng 20 phút.

– Súc miệng lại bằng nước ấm.

Đinh hương chứa hợp chất gây tê

Đinh hương chứa hợp chất gây tê

2.5. Dùng trà bạc hà giảm đau răng sâu

Trong bảng thành phần của bạc hà có chứa một lượng lớn hợp chất Menthol. Chúng có đặc tính kháng nấm và ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn trong khoang miệng, đặc biệt là vi khuẩn gây sâu răng như Lactobacillus, Streptococcus Mutans… Chỉ cần bạn kiên trì áp dụng, mức độ và tần suất của các cơn đau răng đều sẽ dần giảm bớt.

Ngoài ra, bạc hà còn có mùi hương thơm mát đặc trưng, giúp loại bỏ những mùi hôi khó chịu do bệnh lý sâu răng gây ra.

Cách thực hiện:

– Ngâm túi trà bạc hà vào trong cốc nước nóng.

– Đặt trực tiếp túi trà lên chiếc răng bị đau trong khoảng 2 – 3 phút rồi nhấc ra ngoài.

Cách chữa đau răng sâu bằng trà bạc hà

Bạc hà ngăn chặn vi khuẩn phát triển

2.6. Mẹo giảm đau nhức răng với cỏ xạ hương

Đây cũng là cách được nhiều người sử dụng để chữa đau nhức răng tại nhà và nhận được kết quả tích cực. Bởi cỏ xạ hương có chứa thành phần chính là thymol có khả năng sát trùng, kháng nấm và giảm viêm cao. Nhờ vậy, những cơn đau nhức do sâu răng gây ra sẽ dần bị đẩy lùi.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Nhỏ một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào trong một ly nước ấm và sử dụng để súc miệng hàng ngày.

– Cách 2: Nhỏ trực tiếp tinh dầu cỏ xạ hương vào miếng bông gòn sạch và đặt lên vùng răng bị đau nhức để các tinh chất thấm trực tiếp vào răng.

Cỏ xạ hương chứa thành phần giảm viêm

Cỏ xạ hương chứa thành phần giảm viêm

2.7. Cách chữa đau răng sâu bằng hành tây

Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn được sử dụng rất phổ biến, hành tây còn được nhiều người biết đến với công dụng giảm đau nhức răng. Bởi trong thành phần của hành tây có chứa hợp chất lưu huỳnh. Khi chúng tiếp xúc với nước bọt ở khoang miệng sẽ tự chuyển hóa thành acid sulfuric với khả năng gây tê hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một củ hành tây và thái thành từng lát lớn.

– Nhai hành tây tại vị trí răng đang bị đau nhức cho tới khi hết mùi tanh nồng.

– Tiếp tục nhai lát thứ hai tương tự như trên.

Hành tây giảm đau răng sâu

Hành tây giảm đau răng sâu

2.8. Cách chữa đau răng sâu bằng gừng và tỏi

Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên có chứa hoạt chất allicin với đặc tính kháng khuẩn mạnh. Trong khi đó, tỏi cũng có rất nhiều hợp chất kháng viêm và giảm đau như oleoresin, zingibain hay tecpen. Khi hai nguyên liệu trên được kết hợp với nhau, hiệu quả giảm đau nhức răng sâu sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 2 – 3 tép tỏi và lột sạch vỏ.

– Giã nhuyễn tỏi với rừng.

– Đắp hỗn hợp gừng, tỏi lên vùng răng sâu 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút.

– Súc miệng với nước ấm.

Chữa đau răng bằng gừng và tỏi

Chữa đau răng bằng gừng và tỏi

2.9. Sử dụng oxy già

Oxy già còn được gọi với cái tên khác là dung dịch hydro peroxide. Đây là một nguyên liệu có tính sát trùng và kháng khuẩn cao nên có thể giảm đau tạm thời ở những chiếc răng bị sâu. Tuy nhiên, bạn nên pha loãng dung dịch trước khi sử dụng để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.

Cách thực hiện:

– Mua dung dịch oxy già 3% tại các cửa hiệu thuốc.

– Pha loãng oxy già với nước theo tỉ lệ cân bằng.

– Súc miệng với dung dịch oxy già vừa pha trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra ngoài.

– Súc miệng nhiều lần bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng.

Oxy già kháng khuẩn cao

Oxy già kháng khuẩn cao

2.10. Nha đam giảm đau nhức răng

Ngoài công dụng làm đẹp, nha đam còn có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và chống viêm hiệu quả nhờ các hợp chất như acid salicylic, sterol, anthraquinone… Khi đó, bệnh lý sâu răng và những cơn đau nhức dai dẳng sẽ dần dần được cải thiện.

Cách thực hiện:

– Cắt một lá nha đam.

– Dùng dao gọt vỏ nha đam và chỉ lấy phần thịt bên trong.

– Nhỏ trực tiếp gel nha đam vào phần răng đang bị đau nhức trong khoảng 10 – 15 phút.

– Làm sạch miệng bằng nước ấm.

Cách chữa đau răng sâu bằng nha đam

Cách chữa đau răng sâu bằng nha đam

2.11. Uống thuốc giảm đau

Uống thuốc là biện pháp giảm đau nhức răng đem đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để giảm đau răng sâu:

– Enamel Pro Varnish: Thuốc cung cấp Amorphous Calcium Phosphate nên phù hợp với cả trẻ em và người lớn. So với các hàm lượng khác trên thị trường, Enamel Pro Varnish có hàm lượng fluoride cao gấp 4 lần. Bạn nên bôi thuốc vào buổi tối trước lúc đi ngủ.

– M16: Đây là sản phẩm chữa sâu răng đến từ Thái Lan và đem đến hiệu quả rõ rệt sau hơn 1 tuần sử dụng. Thuốc có chứa 2 thành phần chính là camphor và lidocaine giúp giảm cơn đau nhức do sâu răng hiệu quả.

– IgYGate DC-PG: Đây là sản phẩm trị răng của Nhật Bản được làm từ ovalgen, trứng gà, xylitol… Bạn chỉ cần ngậm thuốc trong miệng cho đến khi chúng tan hoàn toàn. Những cơn đau nhức và mùi hôi do sâu răng sẽ nhanh chóng biến mất.

3. Các lưu ý quan trọng khi chữa đau răng sâu tại nhà

Khi áp dụng các biện pháp chữa đau nhức răng tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài mới nhận được kết quả như mong muốn.

– Các mẹo chữa đau răng bằng nguyên liệu tự nhiên không có hiệu quả đối với trường hợp răng sâu ở mức độ nặng, đã xâm lấn tới tủy.

– Các biện pháp tại nhà chỉ có hiệu quả giảm đau tạm thời chứ không điều trị được dứt điểm bệnh lý.

– Cần kết hợp với vệ sinh răng miệng cẩn thận để nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn.

4. Cách chữa đau răng sâu dứt điểm tại nha khoa

Để những cơn đau nhức do sâu răng gây ra biến mất hoàn toàn, bạn cần điều trị dứt điểm bệnh lý tại nha khoa. Trước tiên, bác sĩ sẽ làm sạch các mô răng bị sâu bằng dụng cụ chuyên dụng.

Sau đó, bác sĩ tiến hành trám răng hoặc bọc sứ để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Trong đó, phương pháp trám răng chỉ phù hợp khi lỗ sâu nhỏ.

Riêng đối với trường hợp răng sâu ở mức độ quá nặng, không thể khôi phục hoàn toàn, bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan sang những bộ phận xung quanh. Sau khi nhổ răng, bạn nên tiến hành trồng răng giả thay thế càng sớm càng tốt.

Trám răng sâu

Trám răng sâu

Mong rằng những cách chữa đau răng sâu mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp nhất với bản thân. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng nguy hiểm do sâu răng gây ra, bạn vẫn nên tới nha khoa điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách chữa đau răng sâu
Tổng hợp 12 cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

Tổng hợp 12 cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

Tình trạng đau nhức khi bị sâu răng là điều rất khó tránh khỏi do vi khuẩn phá vỡ cấu trúc răng. Để xoa dịu cơn đau, bạn có thể áp dụng

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hàn trám răng sâu: Giá bao nhiêu tiền? Có đau không?

Hàn trám răng sâu: Giá bao nhiêu tiền? Có đau không?

Trám răng sâu là phương pháp điều trị hiệu quả giúp thay thế các mô răng bị hư hỏng, bảo vệ và khôi phục hình dáng ban đầu của chúng,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Răng sâu tự lành được không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng sâu tự lành được không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng sâu tự lành là điều sẽ không xảy ra. Vì răng khác với những bộ phận khác trên cơ thể, chúng không thể tự phục hồi khi bị tổn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Góc giải đáp: Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không

Góc giải đáp: Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không

Răng sâu bị lung lay chỉ nên nhổ bỏ trong trường hợp nghiêm trọng, không thể khắc phục triệt để bằng các phương pháp nha khoa thông

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
10 Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả

10 Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Răng sâu có mủ: Nhận biết, Cách điều trị và Phòng ngừa

Răng sâu có mủ: Nhận biết, Cách điều trị và Phòng ngừa

Răng sâu có mủ hình thành chủ yếu do không điều trị bệnh lý sâu răng kịp thời. Vậy cụ thể bệnh lý này là gì, có nguy hiểm không, cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga