Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Tình trạng răng không sâu nhưng đau là vấn đề rất nhiều bạn gặp phải. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đau răng khôn, đau do mắc các bệnh lý răng miệng, đau do tác động từ bên ngoài… Và muốn điều trị triệt để vấn đề này thì cần xác định nguyên nhân gây ra là gì từ đó mới có phương pháp điều trị thích hợp.

1. Răng không sâu nhưng vẫn đau nguyên nhân vì sao

Răng không sâu nhưng đau, kèm theo một số triệu chứng như ê buốt răng, hôi miệng, lung lay và chảy máu chân răng là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc chuyên môn chuỗi hệ thống nha khoa Paris cho biết, tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau đây:

1.1 Đau răng khôn

Đau răng thường do răng của bạn bị sâu nhưng bạn các răng vẫn bình thường nhưng lại làm bạn nhức khó chịu thì rất có thể nguyên nhân là do răng khôn.

Răng khôn là răng số 8 trên cung hàm, chúng thường mọc khi bạn đã trưởng thành, độ tuổi từ 18 – 30. Lúc này xương hàm đã phát triển ổn định nên khi mọc răng sẽ khiến không đủ không gian trên cung hàm.

Khi mọc răng khôn thường bạn sẽ gặp tình trạng đau nhức răng hàm trong cùng, đau nhức chân răng hàm, sưng lợi, viêm đỏ nướu do các răng đang chuẩn bị trồi lên.

răng không sâu nhưng đau có thể do mọc răng khôn

răng không sâu nhưng đau có thể do mọc răng khôn

1.2 Bệnh lý răng

Răng đau ê ẩm nhưng không phải do đau răng sâu thì nguyên nhân gây ra là do viên nướu, viêm nha chu, áp xe xương ổ răng.

Viên nướu: Vi khuẩn có hại trú ngụ tại các mảng bám tấn công nướu làm cho nướu bị sưng, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ thẫm hoặc tím… Chúng không làm tổn thương trực tiếp đến răng, không làm răng bị thay đổi hình dáng.

Viêm nha chu: Là tình trạng nặng hơn của viêm nướu khi không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách làm bệnh tiến triển nặng hơn. Bệnh lý đã nặng sẽ thấy các dấu hiệu như hôi miệng, ê buốt chân răng, tiêu xương hàm, chảy máu, chảy mủ…

Áp xe xương ổ răng: Là tình trạng tiến triển nặng của viêm nướu, viêm nha chu. Do vi khuẩn phát triển mạnh làm cho tình trạng xuất hiện ổ mủ ở chân răng và nướu hình thành. Tình trạng này sẽ làm cho bạn cảm thấy đau răng đau lợi dữ dội, lở loét và gây sốt.

Áp xe răng gây đau đớn dữ dội dù không sâu

Áp xe răng gây đau đớn dữ dội dù không sâu

1.3 Thiếu chất dinh dưỡng

Tình trạng răng không sâu nhưng đau có thể là do răng thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi. Thiếu canxi sẽ làm cho bạn cảm thấy đau nhức răng, hay chảy máu chân răng, khó chịu khi ăn uống, nói chuyện. Tình trạng  thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng, sau khi sinh và đang cho cho con bú.

Thiếu canxi làm răng yếu, nhạy cảm, dễ đau

Thiếu canxi làm răng yếu, nhạy cảm, dễ đau

1.4 Thay đổi hormone

Đau răng nhưng không sâu do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hoocmon không chỉ làm thay đổi chức năng sinh lý, thể trạng còn làm cho răng nướu trở nên nhạy cảm hơn. Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất do vấn đề này là độ tuổi dậy thì, đang mang thai, sau khi sinh và độ tuổi tiền mãn kinh…

1.5 Do các tác nhân khác

Răng không bị sâu nhưng đau ngoài những nguyên nhân trên thì chúng có thể là do những nguyên nhân khác như ngủ nghiến răng, viên xoang hàm, trào ngược dạ dày, chấn thương do tai nạn xe cộ, chơi thể thao, lao động.

Nguyên nhân khác do các thủ thuật nha khoa mà bạn đã thực hiện trước đó như lấy tủy răng, hàn trám, bọc răng sứ, niềng răng… tình trạng đau nhức này thường không có gì đáng lo ngại nếu bạn thực hiện tại nha khoa tốt, chúng sẽ biến mất sau khoảng vài ngày sau đó.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

2. Hệ quả răng không sâu nhưng bị đau nhức thế nào?

Răng không sâu nhưng đau có nguy hiểm không tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ra tình trạng này khác nhau mà có thể xác định chúng có nguy hiểm hay không. Các trường hợp không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn như răng bị chấn thương nhẹ, không sứt, mẻ răng, răng khôn mọc thẳng, các thủ thuật nha khoa

Nguyên nhân gây nhức răng nguy hiểm là những nguyên nhân còn lại khi không được điều trị kịp thời, phù hợp. Nó sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như sau:

Đau răng hàm gây đau đầu do các dây thần kinh cảm giác tại răng làm kích ứng đến não gây đau đầu

Đau răng dẫn đến đau tai các răng khi không đảm bảo khả năng ăn nhai của mình khiến các cơ hàm cũng bị ảnh hưởng dẫn đến đau tai, ù tai hay nghe thấy tiếng cục cục khi cử động miệng

Răng khôn mọc lệch làm cho ảnh hưởng đến dây thần kinh, sâu răng, ảnh hưởng đến răng số 7

Gây lung lay, rụng răng do viêm lợi và làm tiêu xương hàm nếu tình trạng ổ mủ và viêm nhiễm không được điều trị

Thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm cho men răng bị yếu, mỏng và dễ bị vi khuẩn tấn công

Viêm xoang hàm khi không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn quanh chân răng, tăng nguy cơ rụng, mất răng vĩnh viễn

Răng không bị sâu nhưng đau thường làm mọi người chủ quan và không chú ý tìm cách điều trị bởi không thấy răng sâu. Việc kéo dài điều trị lâu ngày sẽ khiến cho ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bạn.

Răng không sâu đau nhức có thể gây ra nhiều biến chứng

Răng không sâu đau nhức có thể gây ra nhiều biến chứng

3. Điều trị răng không sâu nhưng bị đau không rõ nguyên nhân

Bạn nên tới nha khoa để thăm khám, bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Do những trường hợp mà răng không sâu nhưng đau nhức tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà có cách điều trị dứt điểm khác nhau:

Bổ sung thêm canxi, flour cho răng để răng thêm chắc chắn, khỏe mạnh không còn bị lung lay hay ê buốt răng khi ăn uống

Tiến hành cạo vôi răng để ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển tiếp tục gây viêm nướu

Tiến hành phẫu thuật nạo những mô nướu bị hỏng, tiến hành ghép xương và mô mềm nếu nướu bị co lại và xương bị tiêu

Sử dụng thuốc kháng sinh tiêu viêm, giảm đau khi bị viêm nhiễm

Với các trường hợp răng khôn mọc lệch hoặc chân răng bị áp xe xương ổ răng thì cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt

Với các tình trạng như viêm xoang hàm, trào ngược dạ dày thì bạn nên tới các bệnh viện lớn và khám tại các khoa Tai Mũi họng hoặc tiêu hóa để có được phương pháp điều trị tốt nhất. Ngoài những phương pháp điều trị trên, kết hợp uống thuốc của các bác sĩ thì bạn có thể đồng thời áp dụng các cách làm giảm đau răng tại nhà sau đây:

Súc miệng nước muối: Muối có vô số khoáng chất, giảm đau, kháng viêm vì vậy bạn có thể dùng nước muối pha loãng để súc miệng hàng ngày 3 – 4 lần để giảm viêm, đau nhức và làm cho răng nướu chắc khỏe hơn

Chườm đá: Đá lạnh có thể làm giảm các cơn đau nhức, tạm thời tê cứng các dây thần kinh vì vậy bạn sẽ thấy thoải mái sau khi dùng đá lạnh chườm bên ngoài má. Ngoài ra việc này còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm xoang hàm

Nhai lá bạc hà hoặc súc miệng bằng rượu cau: Bởi chúng đều có tác dụng gây tê, giảm đau và làm mát. Ngoài ra chúng còn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển giúp cho hơi thở của bạn thơm mát hơn

Tăng cường sức khỏe cho răng là biện pháp hữu hiệu

Tăng cường sức khỏe cho răng là biện pháp hữu hiệu

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

4. Biện pháp phòng tránh đau răng nhưng không sâu

Để ngăn ngừa tình trạng răng không sâu nhưng đau thì bạn nên thực hiện tốt những điều sau để đảm bảo sức khỏe răng miệng và tổng thể được khỏe mạnh hơn:

Đánh răng theo chiều dọc, đúng cách không nên đánh răng quá mạnh làm tổn thương đến men răng và nướu. nên thay bàn chải đánh răng 2 – 3 tháng/lần

Nên sử dụng kem đánh răng có chứa Flour, nước súc miệng và chỉ nha khoa để đảm bảo có thể loại bỏ hết những mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại ở các kẽ răng

Chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt để giảm thiểu áp lực nhai cho răng trong thời gian điều trị. Không nên ăn quá nhiều đồ có chứa tinh bột, đường, chất bảo quản, axit…

Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… để bảo vệ răng miệng và các cơ quan khác trên cơ thể

Cần uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước bọt tiết ra đủ làm ẩm khoang miệng, trung hòa lượng axit mà các vi khuẩn có hại gây ra

Đến nha khoa thăm khám định kỳ thường xuyên, lấy vôi răng ít nhất 6 tháng 1 lần để vi khuẩn gây hại không có chỗ sinh sôi, phát triển làm hại răng và nướu. Ngăn ngừa tình trạng viêm nướu, viêm nha chu và áp xe xương ổ răng

Đến nha khoa thăm khám định kỳ

Đến nha khoa thăm khám định kỳ

Trên đây là nguyên nhân, phương pháp điều trị của tình trạng răng không sâu nhưng đau nhức. Hãy đến ngay nha khoa để thăm khám khi thấy bản thân có các dấu hiệu đau nhức răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa đau răng
Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Đau răng là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và cả cuộc sống

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Đau răng là triệu chứng thường gặp nếu bạn có răng sâu, viêm nướu, mọc răng khôn,… Đau răng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh và

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cần làm gì để giảm đau răng? Bỏ túi 9 biện pháp siêu hiệu quả

Cần làm gì để giảm đau răng? Bỏ túi 9 biện pháp siêu hiệu quả

Cần làm gì để giảm đau răng? Khi các cơn đau răng xuất hiện bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng cách chườm lạnh, dùng tỏi, nước muối

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Nguyên nhân gây đau răng hàm dưới và cách chữa trị THÍCH HỢP

Nguyên nhân gây đau răng hàm dưới và cách chữa trị THÍCH HỢP

Chào bác sĩ, dạo gần đây khi uống nước lạnh hay ăn những đồ chua, cay, ngọt gắt em thường bị đau răng hàm dưới buốt đến tận óc, ê cả

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Đau răng khôn khi mang thai có nên nhổ không?

Đau răng khôn khi mang thai có nên nhổ không?

Răng khôn mọc ra gây ra tình trạng đau nhức kéo dài, khó ăn uống gây cản trở quá trình bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này gây

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map