19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng khôn mọc lệch không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn các kiểu răng khôn phổ biến và hình ảnh răng khôn mọc lệch thực tế.
Răng khôn được gọi với cái tên khác là răng số 8. Đây là chiếc răng mọc muộn nhất, khi xương hàm đã phát triển hoàn toàn. Điều đó khiến cho răng khôn dễ mọc không đúng vị trí. Dưới đây là những kiểu răng khôn mọc lệch phổ biến nhất:
– Răng mọc lệch ra má: Răng số 8 đâm vào má ngay cả khi miệng đang ở trạng thái nghỉ, khiến cho má bị xước kèm theo tình trạng đau nhức.
– Răng khôn mọc lệch, kẹt dưới nướu: Răng khôn chỉ hơi nhú được lên khỏi bề mặt nướu chứ không mọc cao lên được do bị lợi trùm ở bề mặt nhai.
– Răng khôn mọc lệch, kẹt trong xương hàm: Răng khôn không mọc thẳng, toàn bộ răng nằm ở bên trong xương hàm, ngay phía dưới nướu nhưng không trồi được lên trên.
– Răng khôn mọc nằm ngang: Răng khôn mọc theo phương ngang, tạo thành một góc 90 độ so với răng số 7. Thậm chí, răng khôn có thể đâm vào chân răng số 7.
– Răng khôn mọc lệch về phía gần: Đây là trường hợp phổ biến nhất của răng khôn. Răng khôn không mọc theo phương thẳng đứng mà nghiêng về phía răng số 7, tạo một góc 45 độ. Nếu quan sát bằng mắt thường, bạn vẫn thấy bề mặt răng trồi lên khỏi nướu nhưng lại tì vào răng liền kề.
Những hình ảnh mà chúng tôi chia sẻ ở phần dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết răng khôn có đang bị mọc lệch không và mọc theo kiểu nào.
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng, răng khôn mọc lệch gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm như u nang xương hàm, tổn thương răng số 7, dây thần kinh và tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Trong trường hợp nặng, bạn còn phải loại bỏ các mô, xương, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.
– Tổn thương răng số 7:
Răng khôn mọc xiên ngang có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chân răng số 7. Dần dần, răng số 7 sẽ bị lung lay, chân răng bị suy yếu và rụng khỏi cung hàm.
– U nang xương hàm:
Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, đâm vào răng số 7, chân răng sẽ dần bị tiêu ngót và thoái hóa thành u nang. Theo thời gian, kích thước của các u nang sẽ ngày càng lớn hơn, phá hủy xương hàm và dây thần kinh.
– Tổn thương dây thần kinh:
Vùng xương hàm tại vị trí mọc răng khôn có chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng. Khi răng số 8 mọc sai lệch, chúng rất dễ làm chèn ép lên dây thần kinh, gây ra tình trạng mất cảm giác vùng hàm, mặt, cứng hàm…
– Mắc bệnh lý răng miệng:
Răng khôn mọc lệch tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi để cặn thức ăn giắt lại. Tuy nhiên, do răng khôn nằm vị trí trong cùng nên rất khó làm sạch. Dần dần, vi khuẩn gây hại sẽ phát triển và kéo theo các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng…
Hầu hết các trường hợp răng số 8 mọc lệch đều được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Bởi đây là chiếc răng không đóng vai trò quan trọng đối với chức năng ăn nhai, phát âm cũng như thẩm mỹ của hàm răng.
Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như sau:
– Kiểm tra, chụp phim để bác sĩ đánh giá chính xác hướng mọc, số lượng chân răng của răng khôn.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Gây tê để giảm thiểu tình trạng đau nhức trong quá trình thực hiện.
– Bác sĩ tiến hành nhổ răng khôn khi thuốc tê đã phát huy tác dụng. Với răng bị lợi trùm, mọc lệch, bác sĩ phải rạch nướu để tiếp cận được với thân răng. Còn trong trường hợp răng mọc ngầm trong xương hàm, bác sĩ cần cắt xương, chia nhỏ răng để nhổ bỏ răng dễ dàng.
– Bác sĩ khâu vết thương và kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp tới các bạn các biến chứng và hình ảnh răng khôn mọc lệch. Ngay khi phát hiện răng khôn có dấu hiệu mọc sai lệch, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn phương án xử lý tối ưu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×