Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Hàm răng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ khuôn mặt và cả chức năng ăn nhai. Vậy răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc? Trên cung hàm có những nhóm răng nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Nha Khoa Paris chia sẻ chi tiết ở trong bài viết dưới đây.

1. Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Một người trưởng thành thường có tổng cộng 32 chiếc răng (1) gồm có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 20 răng hàm. Trong đó đã bao gồm cả 4 chiếc răng khôn ở hai hàm trên và dưới.

Thông thường, từ 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc. Quá  trình mọc răng sữa kết thúc khi được 33 tháng tuổi. Mỗi trẻ sẽ có 20 răng sữa. Tuy nhiên, răng sữa chỉ tồn tại một khoảng thời gian. Sau đó, chúng sẽ rụng đi và được thay thế bởi các răng vĩnh viễn khi đến tuổi trưởng thành.

Răng người trưởng thành có tất cả bao nhiêu chiếc

Người trưởng thành có tổng cộng 32 răng ở cả hai hàm

2. Hàm răng có bao nhiêu cái phụ thuộc bởi những yếu tố nào

Trên thực tế, số lượng răng trên cung hàm của những người trưởng thành vẫn sẽ có sự khác biệt bởi còn phụ thuộc vào những yếu tố như di truyền, chấn thương, mầm răng vĩnh viễn, điều trị tia xạ và tình trạng của răng khôn.

– Di truyền: Việc thiếu hay thừa răng xảy ra chủ yếu là do yếu tố  gen di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu như cha, mẹ mọc thiếu/thừa răng thì con cái cũng rất dễ gặp phải tình trạng tương tự.

– Chấn thương: Những va chạm mạnh xảy ra do tai nạn, chơi thể thao… cũng có thể tác động xấu tới mầm răng vĩnh viễn, khiến cho răng không thể mọc lên được.

– Không có mầm răng vĩnh viễn: Thiếu mầm răng vĩnh viễn cũng là một yếu tố khiến cho nhiều người không mọc một hoặc nhiều răng. Nguyên nhân thường do ảnh hưởng những khiếm khuyết về các gen như MSX1, PAX9… hoặc bị mắc hội chứng Oligodontia.

– Điều trị tia xạ: Những người điều trị tia xạ cũng có nguy cơ bị thiếu răng vĩnh viễn. Bởi tia phóng xạ không chỉ phá hủy các tế bào ung thư mà còn gây ảnh hưởng đến mô nướu.

– Tình trạng của răng khôn: Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và có thể mọc theo nhiều kiểu khác nhau như mọc thẳng, mọc lệch, mọc ngầm… Với trường hợp răng khôn mọc sai lệch, các bác sĩ nha khoa thường chỉ định nhổ bỏ răng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Đây chính là lý do mà nhiều người trưởng thành chỉ có 28 chiếc răng trên hàm.

3. Các loại răng ở người trưởng thành

Răng ở một người trưởng thành (2) bao gồm những loại sau: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn.

3.1. Răng cửa

Mỗi hàm sẽ có tổng cộng 4 răng cửa, bao gồm 2 răng cửa giữa và 2 răng cửa bên. Đây là nhóm răng dễ quan sát nhất bởi chúng nằm ở vị trí trung tâm của hàm. Chính vì vậy, chúng quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ của hàm răng và nụ cười.

Các răng cửa có rìa cắn khá sắc bén. Mỗi răng cửa chỉ có một chân răng duy nhất. Chúng đảm nhiệm vai trò cắn thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi răng hàm nghiền nhuyễn để nuốt xuống dạ dày.

Răng cửa ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ

Răng cửa ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng

3.2. Răng nanh

Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng nanh, được chia đều cho cả hai hàm. Răng nanh nằm ngay sát bên cạnh răng cửa.

Đặc điểm nhận dạng của chúng là có phần thân dài, dày, mặt nhai nhọn hơn so với những răng khác. Phân chân răng nanh dài, chắc khỏe và được cố định chắc chắn trong xương ổ răng.

Với bề mặt sắc nhọn cùng khả năng chịu lực tốt, răng nanh hoàn toàn có thể nhai và cắn xé thức ăn một cách dễ dàng. Đặc biệt, vị trí mọc của răng rất đặc thù, nằm giữa 1/4 cung hàm nên được coi là nền tảng của cung răng, giúp nâng đỡ và định hình cơ mặt.

3.3. Răng hàm nhỏ

Răng hàm nhỏ gồm có tổng cộng 8 chiếc, nằm ở vị trí thứ 4 và thứ 5 ở trên cung hàm. Mặt ngoài của chúng khá giống với răng nanh. Tuy nhiên, kích thước của thân răng lại lớn hơn và mặt cắn phẳng.

Răng hàm số 4 và số 5 có từ 1 – 2 chân. Nhiệm vụ chính của chúng là xé và nghiền nát thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.

3.4. Răng hàm lớn

Răng hàm lớn có tất cả 12 chiếc, bao gồm 8 răng cấm và 4 răng khôn. Chúng chỉ mọc duy nhất một lần trong đời và không trải qua quá trình thay răng sữa như những nhóm răng còn lại trên cung hàm.

Các răng cấm có mặt nhai lớn và 2 – 3 chân răng. Chúng đảm nhận nhiệm vụ chính trong quá trình ăn nhai hàng ngày, giúp nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống hệ tiêu hóa.

Trong khi đó, răng khôn lại không giữ vai trò quá quan trọng. Nếu không có răng khôn, các răng còn lại vẫn hoàn toàn có thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai. Chính vì vậy, với trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm thì các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.

Răng khôn thuộc nhóm răng hàm lớn

Răng khôn thuộc nhóm răng hàm lớn và dễ bị mọc lệch, mọc ngầm

4. Một chiếc răng có cấu tạo như thế nào

Một chiếc răng sẽ có cấu tạo gồm có 3 phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng (3).

– Men răng: Men răng là lớp bảo vệ nằm ở ngoài cùng của mỗi chiếc răng. Men răng có chứa hàm lượng kháng chất cao nhất trong cơ thể con người nên rất cứng. Thậm chí, tia X cũng không thể đi xuyên qua được. Công dụng chính của men răng là bảo vệ răng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong và giúp răng thêm chắc khỏe.

– Ngà răng: Ngà răng nằm ngay với dưới lớp men răng và tạo nên hình dáng cơ bản của răng. Đây là bộ phận chiếm phần lớn khối lượng và thể tích tổng thể của răng. Thông thường, ngà răng sẽ không lộ ra ngoài, được men răng che phủ hoàn toàn. Chức năng chính của ngà răng là bảo vệ tủy răng và tạo cảm giác cho răng.

– Tủy răng: Tủy răng là phần nhạy cảm nhất của răng, chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng nằm trong một hốc giữa ngà răng với vai trò chính là nuôi dưỡng răng và dẫn truyền cảm giác.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng để duy trì hàm răng khỏe mạnh

Để sở hữu một hàm răng (4) khỏe mạnh, bạn cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà. Cụ thể như sau:

– Chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần chải 2 phút để đảm bảo làm sạch răng hiệu quả.

– Ưu tiên những loại bàn chải đánh răng lông mềm để tránh làm tổn hại tới men răng.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước mỗi ngày để làm sạch cặn thức ăn, mảng bám ở trong kẽ răng.

– Cạo lưỡi hàng ngày bởi đây là vị trí trú ngụ rất nhiều vi khuẩn gây hại.

– Dùng nước súc miệng chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

– Chỉ nên chải răng sau khi đã ăn được khoảng 30 phút.

– Ăn uống khoa học, ưu tiên những thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chất xơ, canxi… để răng, nướu thêm chắc khỏe.

– Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt bởi chất đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển.

– Không hút thuốc lá bởi các hóa chất độc hại có thể làm vàng răng và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy răng…

– Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ làm sạch cao răng và kiểm tra răng miệng tổng quát.

Máy tăm nước giúp làm sạch mảng bám và cặn thức ăn hiệu quả

Sử dụng máy tăm nước hàng ngày giúp làm sạch các mảng bám và cặn thức ăn hiệu quả

Như vậy, vấn đề “răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc” đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết ở trong bài viết trên đây. Nhìn chung, số lượng răng của mỗi người sẽ có sự khác biệt do nhiều yếu tố tác động. Điều quan trọng là bạn cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận để sở hữu một hàm răng đẹp, nụ cười tươi tắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng
Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng là một vấn đề hiện đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong các giai đoạn phát triển ở trẻ. Trẻ thường sẽ bắt đầu có biểu hiện mọc răng từ khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Mọc răng là một dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, trẻ 8 tháng chưa mọc răng là vấn đề mà

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Mọc răng sữa là dấu mốc phát triển rất quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ áp lực về chuyện trẻ bị sốt và hay quấy khóc khi

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trình tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc

Trình tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc

Mọc răng được xem là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ trình tự

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy