31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng giả bị rớt ra ngoài trong quá trình sử dụng là hiện tượng khiến nhiều người cảm thấy bối rối. Làm sao để gắn lại răng giả? Có những cách dán răng giả bị rớt nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết hữu ích ngay sau đây.
Câu trả lời là “Có”. Tình trạng răng giả bị rớt ra ngoài sẽ gây ra những tác hại như:
– Đau nhức vùng nướu răng bị rớt.
– Ê buốt lan sang vùng kế cận.
– Gây tổn thương phần mô mềm xung quanh.
– Phát âm bị hụt.
– Cảm giác khoang miệng bị trống.
Răng giả bị rớt không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến chức năng ăn nhai của hàm răng bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngay khi phát hiện những vấn đề bất thường, bạn nên đến nha khoa để tiến hành dán răng giả càng sớm càng tốt. Với mỗi loại răng giả, cách gắn là khác nhau. Cụ thể:
Trước khi gắn lại răng sứ bị rơi rớt, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và kiểm tra tình trạng răng thực tế để có phương án khôi phục thích hợp.
Nếu cùi răng không bị tổn hại gì, bạn sẽ được gắn răng sứ đã rơi bằng xi măng mới. Nhờ đó, lớp sứ có thể bám chắc vào răng gốc hơn.
Trong trường hợp răng sứ giả bị rơi vỡ, không thể gắn lại được nữa, bạn bắt buộc phải làm lại một chiếc răng sứ mới. Việc làm lại răng mới sẽ không mất quá nhiều thời gian, bởi cùi răng đã được mài trước đó. Bác sĩ chỉ cần thực hiện gắn răng sứ mới được chế tác là đã có thể phục hình lại như ban đầu.
Với hàm tháo lắp, cách dán răng giả bị rơi là sử dụng keo dán răng giả chuyên dụng. Có hai loại keo phổ biến để cố định hàm giả tháo lắp là:
– Keo dán răng giả dạng lỏng: Với loại keo này, bạn chỉ cần bôi keo theo đường viền hàm và phần trung tâm. Trong trường hợp muốn cố định hàm dưới, bạn có thể chỉ cần dán keo vào vùng trung tâm là được.
– Keo dán răng giả dạng bột: Khi dùng keo dạng bột, bạn chỉ cần rắc một ít lên hàm là đã có thể cố định răng giả vào nướu.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, keo dán răng giả chỉ có tác dụng khi hàm tháo lắp bị rớt vẫn còn nguyên vẹn và có thể dùng lại được. Trong trường hợp hàm giả bị mẻ, vỡ, bạn cần làm hàm răng mới để thay thế.
Trong trường hợp răng Implant bị rơi, rớt, bạn bắt buộc phải đến nha khoa để được các bác sĩ có chuyên môn xử lý kịp thời. Để khắc phục tình trạng liên kết giữa răng Implant và Abutment lỏng lẻo gây rớt răng, bác sĩ sẽ tiến hành đục lỗ trên phần thân răng sứ, tiếp cận dần với phần vít nối trước đó. Sau đó tiến hành siết chặt vít và điều chỉnh khớp nối. Nhờ vậy, răng Implant sẽ gắn chắc vào khớp nối, bạn sẽ không cần lo lắng răng bị rơi rớt nữa.
Tình trạng răng giả Implant bị lung lay nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như làm tổn thương các mô mềm và răng xung quanh, thậm chí là khiến trụ Implant rớt ra bên ngoài.
Khi răng giả bị rớt, bạn không nên tự dán răng tại nhà dưới mọi hình thức mà cần đến nha khoa để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ và khắc phục một cách an toàn nhất.
Đặc biệt, với trường hợp răng Implant bị rớt, bạn hoàn toàn không thể dán lại tại nhà. Việc xử lý răng Implant cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm nhằm tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn tới việc trụ Implant bị rớt ra ngoài. Khi đó, bạn sẽ cần tiến hành trồng lại trụ Implant, gây mất rất nhiều thời gian và công sức.
Để đảm bảo rằng răng giả luôn ổn định, chắc chắn, bạn nên lưu ý:
– Không tự ý tháo lắp răng giả hoặc tác động vào răng thường xuyên.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kỹ lưỡng, ít nhất từ 2 – 3 lần/ngày.
– Chải răng đúng cách, nhẹ nhàng bằng bàn chải có lông mềm.
– Không dùng tăm nhọn xỉa răng để tránh trường hợp chảy máu chân răng, gây ảnh hưởng đến lợi.
– Sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng miệng.
– Không ăn các loại đồ ăn quá dai hoặc quá cứng.
– Sau khi làm răng giả, bạn nên đến nha khoa để thăm khám ít nhất là 6 tháng/lần.
– Lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Hy vọng bạn đã biết cách dán răng giả bị rớt thông qua những chia sẻ trên đây. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả, bạn nên đến nha khoa để thực hiện gắn răng giả bị rơi. Các bác sĩ sẽ giúp bạn gắn lại răng một cách chính xác, nhanh chóng và chắc chắn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×