19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Việc lấy cao răng bị ê buốt sau khi thực hiện xong tại phòng khám là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Theo thống kê sẽ có khoảng 20% khách hàng sử dụng dịch vụ cạo vôi răng sẽ cảm thấy răng trở nên nhạy cảm hơn.
Điều này cũng dễ hiểu bởi quá trình làm sạch cao răng sẽ không thể tránh khỏi những tác động nhất định tới men răng phía ngoài.
Nếu những mảng cao răng quá nhiều sau khi được vệ sinh chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khoang miệng trống trống, như vừa được giải phóng rất dễ cảm thấy ê buốt đặc biệt khi ăn uống đồ nóng, lạnh. Nhưng sự hiện diện này sẽ không kéo dài lâu và đỡ dần sau một thời gian ngắn.
Hiện tượng răng bị ê buốt sau khi lấy cao răng do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn cũng không nên quá lo lắng. Nhưng để các bạn yên tâm và biết tại sao mình bị kích ứng như vậy, các bác sĩ tại nha khoa Paris sẽ giải thích như sau:
– Do mắc bệnh lý răng miệng
Nếu răng miệng của bạn đang mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng trong quá trình lấy cao răng có thể bị chảy máu chân răng và tình trạng ê buốt khó tránh khỏi.
– Men răng yếu, mòn men răng
Nhiều bạn vốn có men răng yếu, thiếu canxi hoặc do men răng bị mài mòn, lộ ngà răng khi bác sĩ tác động lực ra phía ngoài sẽ kích thích các dây thần kinh cảm giác bên trong gây ê buốt răng.
– Cách ăn uống và vệ sinh răng miệng
Nhiều người thường bị ê buốt răng kéo dài sau khi lấy cao răng điều này một phần là do cách ăn uống và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách làm ảnh hưởng đến cấu trúc men răng.
– Kỹ thuật lấy cao răng của bác sĩ chưa tốt
Với bác sĩ có tay nghề kém, trình độ chuyên môn không cao khi thực hiện lấy cao răng có thể tác động sâu vào cấu trúc răng khiến răng bị đau nhức, khó chịu.
Nguyên nhân lấy cao răng bị ê buốt do kỹ thuật lấy cao răng của bác sĩ chưa tốt thường xảy ra tại trung tâm nha khoa kém uy tín.
Như ở phần trên chúng ta đã biết là tình trạng ê buốt có thể diễn ra tại một số trường hợp nhất định. Nhìn chung là không quá lo lắng, nhưng hãy xem xét nguyên nhân cũng như tình trạng nhảy cảm kéo dài là bạn có thể tự đánh giá được mức độ “nguy hiểm” sau khi lấy cao răng gây ra.
Lấy cao răng xong bị ê buốt không quá lo ngại khi:
– Cao răng đã tích tụ quá nhiều, men răng yếu kém hoặc đang mắc những bệnh lý răng miệng
– Bị ê răng sau khi lấy cao răng trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng trở lại bình thường.
Không chủ quan khi răng bị ê buốt sau khi lấy cao răng nếu:
– Quá trình lấy mảng bám cao răng quá mạnh khiến bạn khó chịu
– Thấy chảy máu nhiều dưới nướu không thể kiểm soát.
– Hiện tượng ê buốt kéo dài vài ngày sau đó mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Nếu bạn cảm thấy tự nhiên miệng bị hôi, nướu sưng đỏ có mủ thì cần phải thận trọng.
Đây có thể là những sự khởi đầu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau này. Đừng để nhiễm trùng xảy ra ở nướu răng vì nó có thể lan rộng ra và tấn công khu vực nha chu gồm xương chân răng, xương ổ răng, dây chằng, thậm chí việc mất răng cũng có thể xảy ra nếu bạn không bận tâm tới.
Vậy làm thế nào để khắc phục cũng như hạn chế tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt? Đừng bỏ qua những “bí quyết” sắp được bật mí dưới đây.
Nếu bạn đang có ý định đi lấy cao răng và biết được điều gì có thể xảy đến với mình thì hoàn toàn có thể hạn chế được việc bị ê buốt khi vệ sinh mảng bám.
– Vệ sinh răng tại phòng khám 6 tháng hoặc có thể sớm hơn để cao răng không lan xuống nướu
– Hạn chế tối đa những thực phẩm không tốt với men răng như nước có gas, thực phẩm nhiều đường, đồ dầu mỡ…
– Ngăn hình thành mảng bám bằng cách chải răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa.
– Cân nhắc lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng hàng đầu để đảm bảo quá trình lấy cao răng an toàn không gây kích ứng.
Nếu bạn không thể thu xếp một lịch hẹn gần nhất với nha khoa thì hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp dân gian để có thể ngăn chặn tạm thời cảm giác khó chịu trên răng.
+ Sử dụng tỏi
Hoạt chất allicin có trong tỏi được cho là có khả năng giảm ê buốt rất hiệu quả
Cách thực hiện đơn giản khi bạn có thể nướng tỏi cả vỏ hoặc không thì có thể giã nát và đắp lên khu vực bị ê buốt trên răng. Hãy duy trì khoảng 20 phút sẽ có thể giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
+ Gừng có thể giảm ê buốt răng
Đập dập miếng gừng thật nhỏ cũng đắp lên vùng răng bị ê buốt khoảng 20 phút chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bạn.
Ngoài ra còn có thể lựa chọn một số phương pháp đơn giản làm giảm ê buốt sau khi lấy cao răng
– Ngậm nước muối sinh lý
– Ngậm nước trà gừng ấm
– Sử dụng vitamin E bôi lên răng
– Chườm túi đá lên răng bị ê buốt từ phía ngoài
– Chỉ cần bỏ túi vài phương pháp trên là bạn hoàn toàn có thể tự cải thiện tình trạng ê buốt sau mỗi lần lấy cao răn rồi.
Tại nha khoa Paris – hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ lấy cao răng siêu âm công nghệ Cavitron BP 8.0 tân tiến.
Mũi siêu âm cao cấp thông minh sẽ tác động vào cao răng chính xác một cách nhẹ nhàng giúp khắc phục tối đa chảy máu chân răng, ê buốt răng.
Đồng thời, bác sĩ sẽ đánh bóng mặt răng giúp bề mặt răng trắng bóng, ngăn ngừa cao răng hình thành trên bề mặt răng.
Bên cạnh đó, bác sĩ nha khoa Paris luôn đưa cho bệnh nhân của mình hướng dẫn cách chăm sóc răng đúng cách sau khi lấy cao răng tại nha khoa bao gồm:
+ Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn cay, đồ ngọt trong 24h cạo vôi răng
+ Nên ăn đồ ăn mềm, nhiệt độ vừa phải như súp, cơm, ngũ cốc, nước ép hoa quả, rau xanh,…
+ Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chưa flour
+ Sử dụng nước súc miệng cho răng ê buốt sau mỗi bữa ăn
+ Dùng chỉ nha khoa đều đặn ít nhất 1 lần/ ngày
Hy vọng những thông tin quan trọng về lấy cao răng bị ê buốt trên đây giúp bạn giảm bớt sự lo lắng về vấn đề này. Nếu còn băn khoăn hãy liên hệ với chuyên gia nha khoa Paris qua đường dây nóng 1900.6900 hoặc đăng ký Form tư vấn cuối bài để được giải đáp miễn phí 100% nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×