19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Lợi ở chân răng bị rách thường kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy hiện tượng trên xảy ra do đâu và cách xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi trên.
Hiện tượng mô lợi tại chân răng bị rách (1) thường xảy ra do những nguyên nhân sau: chải răng không đúng cách, chấn thương, ăn thực phẩm cứng, thói quen xấu và dùng tăm xỉa răng.
– Chải răng không đúng cách: Chải răng hàng ngày là việc làm được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu như bạn chải răng với lực quá mạnh thì có thể làm cho nướu bị rách và tổn thương tới men răng.
– Chấn thương: Các mô nướu ở xung quanh răng rất nhạy cảm. Do đó, những tác động, va chạm khi bị té ngã, tai nạn giao thông… cũng có thể làm cho nướu bị rách.
– Ăn thực phẩm cứng: Khi ăn những loại thực phẩm cứng, cả răng và hàm đều phải dùng nhiều lực để có thể cắn, xé, nghiền nát thức ăn. Quá trình ăn nhai có thể tác động tới phần lợi ở chân răng và khiến cho chúng bị tổn thương.
– Thói quen xấu: Những thói quen xấu như dùng răng cạy nắp chai, cắn đầu bút… cũng là nguyên nhân khiến cho các mô nướu dễ bị rách.
– Dùng tăm xỉa răng: Thực tế rất nhiều người có thói quen dùng tăm trẻ để xỉa răng. Đầu tăm khá nhọn và cứng nên chúng hoàn toàn có thể làm cho lợi bị thương trong quá trình sử dụng.
Lợi ở quanh chân răng bị rách (2) thường đi kèm với những triệu chứng sau:
– Xuất hiện vết rách ở niêm mạc lợi.
– Lợi bị sưng tấy, có màu đỏ.
– Cơn đau nhức thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là khi ăn thực phẩm cay, nóng.
– Lợi có ổ mủ.
– Hôi miệng, gây khó chịu với mọi người xung quanh khi giao tiếp.
– Răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường, đặc biệt là trong quá trình ăn uống hàng ngày.
Hiện tượng rách lợi tại chân răng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả như: viêm lợi, suy giảm chức năng ăn nhai, viêm tủy, mất thẩm mỹ và rụng răng.
– Viêm lợi: Vết thương ở mô lợi sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc lợi và gây viêm nhiễm. Dần dần, ổ viêm sẽ tiếp tục lan rộng ra các bộ phận xung quanh và hình thành nên ổ áp xe.
– Suy giảm chức năng ăn nhai: Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, rách lợi thường đi kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng. Điều đó chắc chắn sẽ khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
– Viêm tủy răng: Vi khuẩn gây hại trong khoang miệng có thể dễ dàng xâm nhập vào chân răng thông qua vết thương hở ở nướu. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm tủy răng, thậm chí là hoại tử tủy.
– Mất thẩm mỹ: Nếu như vết rách ở lợi to thì sẽ khiến cho chân răng trông dài hơn so với các răng còn lại. Điều đó sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng, đặc biệt là với nhóm răng cửa.
– Rụng răng: Trong trường hợp rách lợi không được xử lý sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thậm chí, vi khuẩn còn có thể tấn công với các tổ chức ở xung quanh răng, khiến cho răng lung lay và rụng răng vĩnh viễn.
Để khắc phục hiện tượng rách lợi ở chân răng , bạn nên điều trị chuyên sâu tại nha khoa kết hợp với chăm sóc cẩn thận tại nhà.
Trước tiên, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra lợi tổng quát và chụp phim X-quang để nắm được chính xác tình trạng răng miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị và chống viêm nhiễm như Metronidazole, Amoxicillin… Nếu như vết rách lợi (3) lớn, bác sĩ cần thực hiện thủ thuật nha khoa chuyên sâu để mô nướu hồi phục một cách tốt nhất.
Để quá trình điều trị rách lợi đạt được hiệu quả nhanh chóng, bạn cần phải kết hợp với chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà. Cụ thể như sau:
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% khoảng 2 – 3 lần/ngày để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
– Ưu tiên ăn thực phẩm mềm để tránh tác động lực mạnh lên mô nướu đang bị tổn thương.
– Không dùng bia, rượu… bởi các chất kích thích có thể khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
– Ăn uống khoa học, giàu dưỡng chất để nướu thêm chắc khỏe.
Để phòng tránh lợi bị rách (4), bạn nên:
– Chải răng một cách nhẹ nhàng và ưu tiên sử dụng những loại bàn chải lông mềm.
– Hạn chế ăn những loại thực phẩm cứng như ngô rang, sườn sụn…
– Bỏ những thói quen xấu như cắn móng tay, cắn đầu bút, dùng răng mở nắp chai…
– Không dùng tăm xỉa răng, thay vì thế hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng.
– Đến nha khoa thăm khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm những vấn đề ở răng, nướu và xử lý kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về tình trạng lợi ở chân răng bị rách cũng như cách khắc phục phù hợp. Hy vọng bài biết sẽ đem đến cho bạn sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để có thể răng, nướu khỏe mạnh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×