Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người phải trám lại nhiều lần tại cùng một răng. Vậy trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không? Làm thế nào để có thể ngăn chặn được tình trạng trên?

1. Trám răng có tác dụng gì

Trám răng (1) là một kỹ thuật sử dụng vật liệu nha khoa nhân tạo nhằm bổ sung vào phần mô răng đang bị khuyết thiếu do sâu răng, sứt, mẻ… Miếng trám không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ hàm răng, khôi phục chức năng ăn nhai mà còn bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại.

– Cải thiện tính thẩm mỹ: Hiện trên thị trường có rất nhiều vật liệu trám khác nhau. Trong đó, nhiều vật liệu có màu sắc tương tự răng thật như composite, GIC… Nhờ vậy, sau khi trám, nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì rất khó có thể phân biệt được vết trám, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng.

– Khôi phục chức năng ăn nhai: Miếng trám sẽ che lấp đi toàn bộ mô răng bị khiếm khuyết, giúp khôi phục cấu trúc răng. Vì vậy, bạn có thể thoải mái hơn trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại: Khi các lỗ sâu, vết nứt, mẻ… trên răng được lấp đầy, vi khuẩn sẽ không thể xâm nhập vào sâu bên trong một cách dễ dàng. Do đó, miếng trám sẽ bảo vệ răng khỏi những tổn thương, đồng thời ngăn chặn được nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy răng…

Trám răng giúp phục hồi những mô răng bị khuyết thiếu

Trám răng giúp phục hồi những mô răng bị khuyết thiếu

2. Nguyên nhân phải đi trám răng lại nhiều lần

Trên thực tế, có không ít người phải trám răng lại nhiều lần (2) ở cùng một vị trí bởi những lý do như: tác động ngoại lực, chăm sóc răng miệng sai cách, bác sĩ tay nghề không tốt hoặc miếng trám kém chất lượng.

– Tác động ngoại lực: Những lực tác động khi ăn vật cứng, nghiến răng, va chạm mạnh… đều có thể khiến cho miếng trám bị nứt, vỡ. Thậm chí, miếng trám còn bị bong ra ngoài.

– Chăm sóc răng miệng sai cách: Sau khi trám răng, bạn cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận thì mới có thể đảm bảo được độ bền của miếng trám. Nếu như bạn vệ sinh không sạch sẽ, thường xuyên ăn đồ ngọt, có tính axit cao… thì miếng trám cũng nhanh chóng bị hư hỏng và cần phải thay mới.

– Bác sĩ tay nghề không tốt: Tay nghề của bác sĩ nha khoa cũng có ảnh hưởng rất lớn tới độ bền của vật liệu trám răng. Trong trường hợp bác sĩ thiếu kinh nghiệm, trám răng sai kỹ thuật thì miếng trám cũng rất dễ bị bong tróc chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.

– Miếng trám kém chất lượng: Hiện có không ít đơn vị nha khoa kém uy tín sử dụng miếng trám răng không đạt chuẩn chất lượng. Mặc dù chi phí có thể rẻ hơn nhưng miếng trám lại rất dễ bị nứt, vỡ. Chưa kể, chúng còn khiến cho răng, miệng bị kích ứng.

Khi miếng trám răng đã bị hư hỏng, nếu bạn không trám lại sớm thì mô răng sẽ bị tổn thương. Vi khuẩn gây hại cũng dễ dàng tấn công, gây đau nhức dữ dội và suy giảm chức năng ăn nhai.

Miếng trám bị vỡ cần trám lại

Miếng trám bị vỡ cần trám lại

3. Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì hay không

Nếu như bạn trám răng quá nhiều lần (3) trên cùng một vị trí thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cấu trúc răng, thậm chí còn dẫn tới bệnh lý viêm tủy. Bởi răng bị yếu đi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong.

Dần dần, vi khuẩn sẽ tấn công tới tủy răng và gây viêm nhiễm. Viêm tủy sẽ kéo theo những cơn đau nhức răng dữ dội và ê buốt kéo dài. Nếu như bạn không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tủy răng còn dễ bị hoại tử. Khi đó, bạn có thể sẽ phải đối mặt với hệ lụy nang răng, viêm quanh chóp răng… thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì hay không

Trám răng nhiều lần thì có thể gây viêm tủy

4. Những lưu ý khi trám răng để hạn chế phải trám lại nhiều lần

Để đảm bảo độ bền của miếng trám, tránh tình trạng phải trám đi trám lại nhiều lần, bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề dưới đây trước và sau khi niềng răng.

4.1. Trước khi trám răng

Trước khi trám răng, bạn cần:

– Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, dựa trên những tiêu chí như: bác sĩ giỏi, công nghệ hiện đại, trang thiết bị tiên tiến, vật liệu chất lượng…

– Tránh ăn thực phẩm cứng, dai bởi sẽ khiến cho tình trạng tổn thương ở răng càng trở nên nghiêm trọng.

– Chọn vật liệu trám răng phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân.

– Thông báo chi tiết với bác sĩ về tình trạng sức khỏe răng miệng và toàn thân.

4.2. Sau khi trám răng

Dưới đây là những điều mà bạn cần phải lưu ý sau khi thực hiện thủ thuật trám răng (4):

– Không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong 2 giờ đầu sau khi trám răng nhằm đảm bảo vật liệu trám đạt được độ cứng phù hợp và thích ứng tốt với răng.

– Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, dai và dính trong ít nhất hai tuần.

– Nên chuyển sang nhai ở bên hàm còn lại để tránh tác động lực lên miếng trám.

– Sử dụng máng chống nghiến nếu như có thói quen nghiến răng trong khi ngủ.

– Tránh ăn thực phẩm sẫm màu bởi có thể gây nhiễm màu lên vật liệu trám, làm ảnh hưởng tính thẩm mỹ.

– Chải răng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, nên chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn mặt nhai để đảm bảo hiệu quả làm sạch.

– Dùng thêm chỉ nha khoa/máy tăm nướcnước súc miệng nhằm vệ sinh răng miệng toàn diện.

– Liên hệ ngay với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường như sưng tấy, đau nhức, bong miếng trám…

Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần, nhằm phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh tại miếng trám.

Người trám răng không nên ăn thực phẩm cứng

Người trám răng không nên ăn thực phẩm cứng

Như vậy, với thắc mắc “Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không” thì câu trả lời chính xác là có. Do đó, bạn nên trám răng tại địa chỉ nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng tại nhà cẩn thận để duy trì tuổi thọ của miếng trám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Trám răng
Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Rất nhiều người gặp phải tình trạng răng bị đen ở kẽ, các răng bị thưa, cách xa nhau. Và có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng trám bị Đau nhức, Ê Buốt: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Răng trám bị Đau nhức, Ê Buốt: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Răng trám bị nhức, ê buốt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào thời điểm, mức độ và tình trạng thực tế của mỗi

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Trám răng Amalgam là một kỹ thuật phục hình để lấp đầy mô răng, tạo hình thể răng khi răng mắc bệnh lý và hư hỏng cấu trúc. Vậy hàn

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Trám răng cấm là phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng, phục hồi chức năng cho chiếc răng cối số 6 đơn giản và tiết kiệm nhất. Vậy

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Một chiếc răng bị nứt có thể là hệ quả khi nhai thức ăn cứng, nghiến răng, chấn thương mạnh hoặc thậm chí là do tuổi tác. Đây là tình

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Địa chỉ trám răng ở đâu tốt, an toàn & chất lượng nhất toàn quốc

Địa chỉ trám răng ở đâu tốt, an toàn & chất lượng nhất toàn quốc

Tìm kiếm địa chỉ trám răng ở đâu tốt rất quan trọng. Tuy chỉ là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, nhưng nếu không thực hiện đúng cách

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm