Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm nha chu: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp ngăn ngừa

Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng mà không ít người gặp phải. Bệnh không được xử lý sớm sẽ để lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe răng miệng. Bài viết sau sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến dấu hiệu, biện pháp điều trị, thời gian hồi phục… của bệnh lý trên.

Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng ở khoang miệng, làm tổn thương tới các mô nâng đỡ xung quanh. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ… Vậy dấu hiệu của bệnh nha chu là gì? Điều trị bệnh nha chu theo phương pháp nào an toàn và hiệu quả? Cần lưu ý những gì khi chữa trị bệnh? Tiến sĩ – Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm của Nha Khoa Paris sẽ giải đáp chi tiết tất cả các câu hỏi trên ở trong bài viết dưới đây.

1. Viêm nha chu là gì

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu răng ở mức độ nặng, làm tổn thương các mô và tổ chức nâng đỡ ở xung quanh răng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là người già (1).

Bệnh càng kéo dài, nhiễm trùng càng lan rộng, khiến cho nướu và xương ổ răng chịu tổn thương và làm răng bị lung lay.

<yoastmark class=

Bệnh lý viêm nha chu

2. Dấu hiệu bệnh nha chu

Bệnh nha chu có những dấu hiệu điển hình là:

– Nước bị sưng tấy kèm theo đau nhức.

– Màu nướu chuyển sang đỏ tươi, đỏ sẫm.

– Có cảm giác mềm khi chạm vào mô nướu.

– Chân răng dễ bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa và chải răng.

– Miệng có mùi hôi, khó chịu.

– Lông bàn chải đánh răng có màu hồng sau khi vệ sinh răng miệng.

– Răng bị lung lay và yếu (2).

– Tụt nướu, tiêu xương răng.

– Giữa răng và nướu có ổ mủ.

– Dễ bị nhồi nhét thức ăn trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

3. Hình ảnh viêm nha chu

Khách hàng có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của bệnh lý viêm nha chu thông qua những hình ảnh sau đây:

Hình ảnh viêm nha chu

Tụt nướu khi bị viêm nha chu

Hình ảnh viêm nha chu

Các mô nướu xung quanh răng bị tấy đỏ

Hình ảnh viêm nha chu

Răng bị bệnh nha chu

4. Viêm nha chu có lây không

Bệnh nha chu có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Con đường lây nhiễm qua nước bọt khi hôn, dùng chung ly uống nước, bàn chải đánh răng… với người mắc bệnh (3).

Bởi vi khuẩn gây bệnh tồn tại rất nhiều trong nước bọt. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, kết hợp với vệ sinh răng miệng kém, nguy cơ bị bệnh nha chu là rất cao.

<yoastmark class=

Vi khuẩn nha chu có thể lây qua đường nước bọt

5. Bệnh nha chu có gây nguy hiểm không gì không

Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng nguy hiểm. Trường hợp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những hệ lụy như: mất răng, tăng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, bệnh tim và đột quỵ

– Mất răng: Bệnh nha chu không được điều trị khiến cho các mô nâng đỡ xung quanh răng bị phá hủy. Răng lung lay, thậm chí là mất răng vĩnh viễn và phải trồng răng giả thay thế (4).

– Mắc bệnh về hô hấp: Vi khuẩn từ ổ viêm có thể xâm nhập vào các cơ quan trong hệ hô hấp và gây ra các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản…

– Bệnh tim: Vi khuẩn gây bệnh nha chu có thể bám vào thành của các động mạch và gây ra cục máu đông nhỏ. Máu đông ngăn chặn lưu lượng máu tới tim và gây ra các bệnh lý về tim.

– Đột quỵ: Máu đông do vi khuẩn gây bệnh nha chu tạo ra có thể làm rối loạn lưu lượng máu đến não, dẫn tới đột quỵ.

6. Bệnh lý viêm nha chu có chữa được không

Bệnh nha chu hoàn toàn có thể chữa được để giữ lại răng tự nhiên và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh lý gây ra.

Bác sĩ nha khoa thực hiện các biện pháp chuyên sâu như làm sạch chuyên sâu, sử dụng thuốc kháng sinh, phẫu thuật… Mục đích chính là loại bỏ ổ viêm trong túi nha chu, giúp răng ổn định trên cung hàm và đảm nhiệm tốt chức năng ăn nhai.

Bệnh <yoastmark class=

Bệnh lý nha chu hoàn toàn có thể chữa được để bảo tồn răng tự nhiên

7. Viêm lợi bao lâu thì khỏi

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, viêm lợi hoàn toàn có thể khỏi sau khoảng 3 – 7 ngày. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ của bệnh lý. Trường hợp viêm nướu nặng, kèm theo cả tụt lợi, thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn, thậm chí lên đến vài tuần.

8. Viêm nha chu bao lâu thì khỏi

Viêm nha chu ở giai đoạn nhẹ khỏi sau 5 – 7 ngày. Trường hợp nặng hơn, đã xảy ra hiện tượng tiêu xương, có ổ mủ… thời gian điều trị có thể lên đến vài tuần hoặc vài tháng. Khách hàng cần kết hợp chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà để răng mau hồi phục.

9. Cách chữa bệnh nha chu răng tại nhà đơn giản

Bệnh viêm nha chu có thể được điều trị bằng các phương pháp tại nhà như dùng nước muối ấm, chú ý vệ sinh răng miệng, sử dụng gừng, muối và chanh.

9.1. Sử dụng nước muối ấm

Nước muối có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, giúp kiểm soát tình trạng viêm nha chu và cải thiện các triệu chứng của bệnh lý.

Cách thực hiện:

– Hòa tan 1 muỗng cà phê muối tinh khiết vào cốc nước muối.

– Khuấy đều sao cho muối tan hoàn toàn trong nước.

– Ngậm 1 ngụm nước muối vừa đủ và súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây.

– Nhổ nước muối ra ngoài và súc miệng bằng nước sạch.

Sử dụng nước muối ấm

Sử dụng nước muối ấm

9.2. Chú ý vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng tại nhà cẩn thận giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, giúp bệnh lý mau chóng thuyên giảm. Cụ thể, khách hàng nên:

– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

– Chải răng nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút theo đường tròn hoặc dọc thân răng.

– Chải lưỡi nhằm loại bỏ mảng bám, cặn thức ăn thừa còn sót lại.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch tất cả các vùng kẽ răng.

– Sử dụng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm chuyên dụng hỗ trợ điều trị viêm nha chu sau khi chải răng.

9.3. Chữa viêm nha chu bằng phương pháp dân gian bằng gừng

Hợp chất gingerol trong gừng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Chỉ cần áp dụng đúng cách tình trạng đau nhức do viêm nha chu gây ra dần thuyên giảm.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 1 củ gừng mang đi rửa sạch, gọt vỏ.

– Gừng thái thành từng lát mỏng, sau đó đun sôi với nước trong khoảng 3 – 5 phút với lửa nhỏ.

– Nước gừng để nguội rồi dùng để súc miệng hàng ngày sau khi ăn hoặc sau khi chải răng.

Chữa <yoastmark class=

Dùng gừng chữa viêm nhiễm nha chu

9.4. Cách chữa viêm nha chu răng bằng muối và chanh

Chanh có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp mô nướu chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu. Muối lại có đặc tính kháng khuẩn cao nên khi kết hợp với chanh sẽ làm tăng mức độ hiệu quả của việc điều trị bệnh nha chu.

Cách thực hiện:

– Trộn ½ thìa cà phê muối và ½ thìa cà phê nước cốt chanh với nhau.

– Dùng bông sạch nhúng vào hỗn hợp trên để thấm vào vị trí vùng nướu đang bị viêm nha chu.

– Làm sạch lại miệng bằng nước ấm sau 5 – 7 phút, áp dụng 2 – 3 lần/tuần để tránh gây hại cho răng.

10. Điều trị viêm nha chu dứt điểm tại phòng khám nha khoa

Phương pháp điều trị bệnh viêm nha chu được bác sĩ chỉ định phụ thuộc vào mức độ nhẹ hay nặng của bệnh lý.

10.1. Đối với trường hợp bị viêm nhiễm nha chu nhẹ

Với trường hợp viêm nha chu nhẹ, bác sĩ sẽ cạo vôi răng, xử lý gốc răng và làm sạch vôi răng ở dưới nướu. Mục đích là để loại bỏ nơi trú ngụ của vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, một số trường hợp sẽ cần phải sử dụng thêm thuốc tại nhà để chữa bệnh nha chu.

– Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, doxycycline hoặc metronidazol thường được sử dụng để giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

– Thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc naproxen có tác dụng giảm đau và viêm tại khu vực xung quanh răng.

10.2. Đối với trường hợp bị viêm nhiễm nha chu nặng

Trường hợp bị viêm nha chu nặng cần tiến hành:

– Phẫu thuật vạt: Bác sĩ rạch đường viền nướu, lật nướu, cạo và làm sạch chân răng.

– Ghép xương răng: Bác sĩ đặt vật liệu ghép xương ở vùng bị mất mô xương.

– Ghép nướu: Cấy ghép mô nướu để bao phủ vùng chân răng bị lộ, giúp cải thiện nụ cười và nguy cơ tụt lợi thêm.

Điều trị <yoastmark class=

Điều trị viêm nhiễm nha chu dứt điểm tại phòng khám nha khoa

11. Dùng metrogyl denta bôi thuốc lên bao lâu súc miệng lại

Khách hàng không cần phải súc miệng lại sau khi bôi thuốc metrogyl denta lên vùng nướu bị viêm. Bởi việc súc miệng lại có thể làm trôi mất thuốc, khiến thuốc không thể phát huy được tác dụng. Lưu ý quan trọng là không nên nuốt nước bọt bởi thuốc đi xuống hệ tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

12. Lưu ý khi chữa bệnh viêm nha chu cho bà bầu và viêm nha chu ở trẻ em

Bà bầu và trẻ em khi điều trị bệnh lý viêm nha chu cần phải lưu ý những vấn đề sau:

12.1. Lưu ý khi chữa bệnh viêm nha chu cho bà bầu

Bà bầu chữa trị viêm nha chu cần phải lưu ý những vấn đề sau:

– Tránh sử dụng các loại thuốc chứa chất gây biến chứng cho thai nhi như tetracyclin, streptomycin, doxycyclin và metronidazol.

– Tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh nha chu.

– Ngừng sử dụng thuốc khi gặp phải tác dụng phụ và thông báo ngay với bác sĩ.

– Các mẹo tự nhiên chỉ làm giảm triệu chứng chứ không điều trị được dứt điểm bệnh lý.

– Chữa trị viêm nha chu càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh lý.

12.2. Lưu ý khi chữa viêm nha chu ở trẻ em

Quá trình chữa trị viêm nha chu cho trẻ em cần phải lưu ý:

– Áp dụng biện pháp chữa trị an toàn dành cho trẻ nhỏ như dùng nước muối ấm hoặc thuốc bôi theo đơn của bác sĩ.

– Nếu trẻ em còn quá nhỏ để sử dụng nước muối, cha mẹ có thể vệ sinh miệng bé bằng cách lau sạch lợi và răng bằng miếng bông gòn ẩm hoặc khăn mềm.

– Nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị kịp thời.

– Chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ em, giúp tránh tình trạng viêm nha chu tái phát.

Với những thông tin được Nha Khoa Paris chia sẻ trong bài, ắt hẳn đã giúp khách hàng hiểu rõ về bệnh viêm nha chu. Tuy là bệnh lý răng miệng thường gặp, nhưng khách hàng không được chủ quan trong việc điều trị cũng như phòng ngừa. Bởi các biến chứng của bệnh lý nha chu vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu uống thuốc gì – 10 loại thuốc được dùng phổ biến

Viêm nha chu uống thuốc gì – 10 loại thuốc được dùng phổ biến

Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức dai dẳng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Viêm nha chu có chữa được không

Giải đáp: Viêm nha chu có chữa được không

Viêm nha chu có chữa được không là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Về bản chất, đây là tình trạng các tổ chức xung quanh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giải đáp: Viêm nha chu có phải nhổ răng

Giải đáp: Viêm nha chu có phải nhổ răng

Viêm nha chu là tình trạng những tổ chức ở xung quanh răng bị viêm. Khi mắc phải bệnh lý, rất nhiều người thắc mắc viêm nha chu có phải

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 10 nước súc miệng trị viêm nha chu hiệu quả

Top 10 nước súc miệng trị viêm nha chu hiệu quả

Viêm nha chu là một dạng bệnh nhiễm khuẩn răng miệng. Ngoài việc điều trị tại nha khoa, bạn cần kết hợp sử dụng nước súc miệng tại nhà

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
12 Cách trị viêm nha chu tại nhà đơn giản

12 Cách trị viêm nha chu tại nhà đơn giản

Viêm nha chu là bệnh về răng miệng phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và cả tổng thể.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bị viêm nha chu có niềng răng được không? Những lưu ý cần biết

Bị viêm nha chu có niềng răng được không? Những lưu ý cần biết

Viêm nha chu gây viêm nhiễm và mất mô quanh nha chu, có thể hủy hoại răng và nướu. Nếu chủ quan để tình trạng viêm nha chu ngày càng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang