Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng

Niềng răng chứ có phải là làm phẫu thuật gì đâu mà phải nên hay không nên ăn gì? Tuy nhiên, khi bạn ăn uống đúng cách và đúng thực phẩm thì tốc độ niềng và chất lượng niềng sẽ nhanh và tốt hơn rất nhiều so với việc bạn thích gì ăn nấy. Tìm hiểu ngay danh sách thực đơn cho người niềng răng dưới đây!

1/ Niềng răng nên ăn gì?

Ăn uống đúng cách khi niềng răng giúp bạn tránh gặp phải những rủi ro như bung tuột mắc cài, dây cung làm giảm đi lực kéo, phiền phức khi đến nha khoa chỉnh lại và đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến lực kéo của niềng, khó tháo niềng.

Vì vậy, người niềng răng phải có một chế độ ăn uống hợp lý và ăn uống nhẹ nhàng, từ tốn, nhai kiên nhẫn. Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể ăn khi niềng răng mà vẫn đảm bảo được lượng dinh dưỡng đầy đủ!

Thực phẩm được làm từ sữa, sữa chua: Được biết đến là thực phẩm có nhiều năng lượng, dinh dưỡng nhất nên khi niềng răng (đặc biệt là vài tháng đầu). Những thực phẩm này giúp bạn không phải ăn nhai nhiều, tránh lực tác động lên mắc cài và răng dịch chuyển.

Thực phầm mềm, xốp, dễ ăn: Ngoài ăn thức ăn từ sữa bạn có thể ăn kết hợp thêm những thức ăn mềm, xốp từ ngũ cốc, bột mì,…giúp đủ chất tinh bột, chắc bụng mà cũng không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Thực phẩm, thức ăn được nấu từ trứng: Trứng luôn là thực phẩm tốt cho cơ thể, kể cả khi không niềng thì chúng ta cũng hay ăn nó. Khi niềng răng bạn hoàn toàn có thể ăn thức ăn được chế biến từ trứng như: bánh trứng, bánh bông lan, trứng hấp, luộc,…Ngoài ra trong trứng có nhiều Vitamin D rất tốt cho răng miệng nữa nhé!

Các thực phẩm được chế biến chín, mềm hoặc lỏng: các thực phẩm ở dạng lỏng như cháo, súp hầu như không hề ảnh hưởng đến quá trình đeo niềng. Bạn cũng có thể ăn những thức ăn mềm, ít tác dụng lực là bún, miến, phở hoặc cơm mềm.

Trên đây là những thực phẩm mà những khách hàng niềng răng nên ăn trong giai đoạn niềng để đảm bảo tốt nhất hiệu quả niềng về lực kéo của dây cung và thời gian niềng.

Tuy nhiên, khi muốn ăn những thức ăn có chất đạm nhiều như thịt, cá,… thì bạn phải nấu thật mềm sau đó xé nhỏ để ăn nhưng hạn chế ăn.

Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng trong giai đoạn niềng răng

Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng trong giai đoạn niềng răng

2/ Người niềng răng nên kiêng ăn gì?

Chúng ta vừa đi tìm hiểu niềng răng nên ăn gì vậy còn không nên ăn gì? hay không nên ăn tất cả những đồ còn lại. Các cụ chúng ta ngày xưa có câu nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy, người niềng răng nên kiêng gì? Dưới đây là những thực phẩm người niềng răng không nên hoặc nói kiềng :

Thực phẩm, thức ăn ngọt, có đường: Những ăn ngọt, có đường khi ăn dễ bị sâu răng. Đặc biệt, khi bạn niềng răng, ăn những đồ ngọt sẽ bị bám dính lại trên răng do không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến sâu răng, viêm lợi, nha chu,..

Món ăn giòn, dai, cứng: Những món ăn này nếu ăn được thì bạn cần phải tác dụng một lực lên răng, gây đau mỏi hoặc hỏng mắc cài, khí cụ niềng dẫn đến kéo dài thời gian niềng.

Thực phẩm quá nóng hoặc lạnh: Ngoài những món ăn nên kiêng ở trên, bạn phải kiêng cả những đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi các khi cụ có tính chất dẫn nhiệt nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình niềng.

Ngoài ra, trong thời gian đeo niềng bạn nên hạn chế hút thuốc lá hay uống trà, cafe,…thực phẩm chứa chất tạo màu có khả năng bị nhiễm màu cao do không vệ sinh được những chỗ gắn khí cụ.

Những loại Thực phẩm nên kiêng khi niềng răng

Những loại Thực phẩm nên kiêng khi niềng răng

3/ Thực đơn cho người niềng răng đủ dinh dưỡng & lành mạnh nhất

Như vậy là bạn đã tìm hiểu được những thực phẩm nào nên hay không nên ăn trong khi niềng răng rồi. Vậy việc ăn như thế nào lại là điều mà nhiều khách hàng gặp phải khi những món ăn được ăn lại rất ít.

Dưới đây là thực đơn nên ăn từng bữa để có một bữa ăn dinh dưỡng cho những bạn niềng răng:

Món ăn dành cho bữa chính:

– Món trứng là món ăn lý tưởng bởi nó ngon và mềm. Đặc biệt, nó còn có rất nhiều Protein

– Sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng mà rất dễ ăn và ngon. vì vậy, đây là món hoàn hảo cho bữa sáng kèm bánh mì mềm.

Thực đơn bữa chính cho người niềng răng

– Súp cũng là một món ăn chính tuyệt vời cho những khách hàng niềng răng trong những ngày tháng đầu tiên sau khi gắn khí cụ vì nó là thực phẩm bổ dưỡng mà hầu như không cần phải nhai.

– Bữa chính bạn cũng có thể ăn những món thịt mềm hoặc mọc, tất cả đều dễ nhai mà không tác dụng nhiều lực vào răng niềng.

– Khoai lang là loại củ chứa một lượng lớn Vitamin A, có tác dụng quan trọng cho sức khỏe của răng và nướu. Đặc biệt nó còn giúp duy trì mang nhầy và mô mềm của nướu giúp thúc đẩy sự hình thành men răng. Thực phẩm này rất phổ biến trong các bữa sáng của người Việt, nó đủ mềm và rất dễ ăn.

Món ăn dành cho bữa phụ và ăn vặt:

Bữa ăn phụ là bữa ăn thêm ngoài những bữa chính là sáng, trưa, chiều. Khách hàng niềng răng có thể ăn thức ăn từ trái cây dễ ăn để là món ăn cho bữa phụ hoặc ăn vặt như chuối, việt quất, lê chín và đào. Khi ăn bạn có thể cho thêm chút sữa chua để có được món ăn ngon nhé!

Đồ uống: 

Về đồ uống thì có vẻ sẽ đơn giản hơn rất nhiều bởi nó là thực phẩm chỉ việc uống mà không tác dụng gì đến niềng răng. Tuy nhiên bạn vẫn nên lựa chọn những đồ uống từ thiên nhiên như nước ép hoa quả, rau củ hoặc sinh tố.

Với tất cả những thực đơn trên thì người niềng răng vẫn phải lưu ý một điều cực kỳ quan trọng đó là hãy ăn nhai thật châm, những thức ăn phải cắn thì hãy cắn ra từng miếng nhỏ để ăn để đảm bảo được quá trình niềng hiệu quả nhất bạn nhé!

Những đồ uống nên uống khi niềng răng

Những loại Thực phẩm nên kiêng khi niềng răng

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

4/ Những câu hỏi thường gặp của người niềng răng khi ăn uống

Vấn đề ăn uống tron niềng răng cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của khách hàng niềng răng và giải đáp từ chuyên gia TS.BS Đàm Ngọc Trâm tại nha khoa Paris với hơn 20 năm kinh nghiệm RHM.

4.1/ niềng răng ăn cháo bao lâu? Bao giờ mới ăn được cơm?

Câu hỏi này được khách hàng của chúng tôi hỏi rất nhiều sau khi niềng răng và được dặn dò về chế độ ăn.

Theo trả lời của TS.BS Đàm Ngọc Trâm chia sẻ: “Trong thời gian đầu đeo niềng, khách hàng làm quen với khi cụ niềng và để khí cụ cố định trên răng chắc chắn thì khách hàng sẽ phải ăn uống các thức ăn lỏng, mềm từ 1 đến 1,5 tháng. Sau giai đoạn này, khách hàng làm quen với khí cụ, mắc cài thì có thể ăn cơm bình thường tuy nhiên vẫn phải chú ý ăn uống nhẹ nhàng và nên cắt nhỏ đồ ăn ra để ăn”

4.2/ Niềng răng nên ăn đồ lạnh như kem, nước đá hay bia không?

Câu hỏi này cũng được khách hàng nhắn tin hỏi các bác sĩ trong thời gian niềng. Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta phải phân tích ra về các loại khí cụ niềng để từ đó dựa trên chất liệu của khí cụ mà nên hay không nên ăn uống những đồ lạnh hay cồn.

Đối với khí cụ là niềng răng mắc cài: Khí cụ này có mắc cài kim loại và mắc cài sứ. Tuy nhiên, cả 2 đều sẽ có kim loại mà kim loại lại là chất dẫn nhiệt tốt. Vì vậy, khi bạn sử dụng 1 trong 2 loại khí cụ này khi niềng răng bạn phải chú ý không nên ăn các đồ ăn lạnh bởi tác động của nhiệt sẽ ảnh hưởng đến cả mắc cài lẫn răng của bạn nữa.

Đối với khí cụ niềng răng vô hình:  Các khay niềng này có chất liệu gần giống với Silicon, nhựa, loại chất liệu dẫn nhiệt kém. Vì vậy khi khách hàng sử dụng niềng răng trong suốt thì có thể uống nước lạnh. Tuy nhiên có vẫn sẽ tác động lên răng của bạn như lúc chưa niềng là ê, buốt.

Niềng răng có nên uống nước lạnh không?

Niềng răng có nên uống nước lạnh không?

4.3/ Niềng răng ăn mì được không?

Nhiều khách hàng vẫn sẽ thắc mắc gọi cho bác sĩ hoặc nhờ nha khoa tư vấn là bác sĩ dặn do em ăn những món ăn lỏng, mềm dễ ăn. Thế em có ăn mì được không ạ?

Mì được cấu tạo từ tinh bột và cũng là một loại thực phẩm mềm, dễ ăn mà không phải chịu nhiều áp lực lên răng. Vì vậy, niềng răng hoàn toàn có thể ăn mì được nhé!

Niềng răng có ăn mì được không?

Niềng răng có ăn mì được không?

Như vậy, khách hàng lựa chọn phương pháp niềng răng để khắc phục khuyết điểm răng của mình chỉ cần lưu ý trong thời gian niềng răng nên ăn những món ăn dễ ăn để không phải dùng lực răng nhiều dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả cũng như quá trình niềng.

  1. DSCFEHJD viết:

    Niềng răng được ăn chè không ạ

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng
Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp phổ biến trong nha khoa, giúp nắn chỉnh các sai lệch của xương hàm và răng. Ngày càng có nhiều người lựa chọn

Ngày 11/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Niềng răng ở Bắc Ninh uy tín – Trả góp 0% – Nha khoa Paris

Niềng răng ở Bắc Ninh uy tín – Trả góp 0% – Nha khoa Paris

Nha khoa Paris là đơn vị niềng răng ở Bắc Ninh uy tín hàng đầu bởi công nghệ biết trước kết quả niềng Clincheck, đội ngũ bác sĩ chỉnh

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng bằng silicon có tốt không – Cách sử dụng tối ưu

Niềng răng bằng silicon có tốt không – Cách sử dụng tối ưu

Niềng răng silicon điều hướng răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm và ngăn ngừa tình trạng sai lệch khớp cắn, đồng thời

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Đồ quá cứng, dai; đồ quá nóng, quá lạnh; món nhiều đường; đồ ăn giòn, nhiều vụn và dễ dính là những thực phẩm bạn không nên ăn khi đang

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất

Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất

Niềng răng được xem là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người bị hô, móm, khớp cắn hở, khớp cắn sâu… Vậy niềng răng có đau không?

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map