Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tục nhuộm răng đen có ý nghĩa gì? Cách nhuộm như thế nào?

Tục nhuộm răng đen đã từng rất phổ biến ở Việt Nam. Quan niệm cho răng hàm răng đen bóng tạo nên sự chỉn chu quý phái, là chuẩn mực của cái đẹp. Người xưa nhuộm răng đen qua 3 công đoạn: 1. mài men răng bằng chanh hoặc rượu trắng. 2. Phết nhựa cánh kiến đến khi răng đỏ. 3. Bôi phèn đen và nhựa cánh kiến đến khi răng đen hoàn toàn.

2/ Nhuộm răng đen có ý nghĩa gì

Mặc dù tác động của việc nhuộm răng đen đối với thẩm mỹ rất đáng kể, ý nghĩa của nó có thể thay đổi tùy theo quốc gia và văn hóa cụ thể. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét ý nghĩa của việc tục nhuộm răng đen ở người Việt và người Nhật.

2.1/ Ý nghĩa tục nhuộm răng đen ở người Việt

Ở người Việt, việc nhuộm răng đen mang theo một loạt ý nghĩa. Trước hết, nó được xem là một biện pháp bảo vệ răng khỏi sâu răng. Ngoài ra, việc nhuộm răng đen còn thể hiện ý nghĩa tuổi trưởng thành và tự tôn dân tộc.

Xã hội Việt Nam trong quá khứ thường đánh giá con người dựa trên vẻ bề ngoài hơn là tính cách. Do đó, nhuộm răng đen thường được xem là biểu hiện của trưởng thành và đạo đức. Chỉ những người trưởng thành, đáng tin cậy mới thực hiện nhuộm răng đen. Ngược lại, những người không nhuộm răng có thể bị coi là khác biệt hoặc không đứng đắn. Thậm chí có câu nói tục tiêu khiển như “răng trắng như răng chó.”

Ngoài ra, nhuộm răng đen ở người Việt cũng được thực hiện để phân biệt họ với người Trung Quốc. Từ tầng lớp quý tộc cho đến dân thường, mọi người đều nhuộm răng đen trong một khoảng thời gian nào đó.

2.2/ Ý nghĩa tục nhuộm răng ở người Nhật Bản

Tại Nhật Bản, việc nhuộm răng đen ban đầu thường xuất hiện ở phụ nữ và được xem là một biểu hiện của việc kết hôn. Ngoài tác dụng bảo vệ răng, nó cũng là một cách để nhận biết phụ nữ đã kết hôn.

Sau đó, khi người đàn ông nhận ra tác dụng bảo vệ răng của việc nhuộm răng, họ cũng bắt đầu thực hiện. Thói quen này kéo dài cho đến thời kỳ Edo trước khi dần dần biến mất.

Sau này, tục này chỉ còn tồn tại ở một số phụ nữ có gia đình, quý tộc, gái mại dâm và những người phụ nữ làm nghệ thuật.

Ở các vùng quê, người ta thường nhuộm răng đen trong các dịp cưới hỏi hoặc lễ tang.

Tuy nhiên, vào năm 1870, triều đình Nhật Bản đã cấm tục nhuộm răng, và từ đó, thói quen này dần dần biến mất. Tuy nhiên, bạn có thể thấy nó tồn tại trong một số trường hợp cụ thể, như trong các khu vực giải trí cho người lớn, nơi các geisha vẫn tiếp tục nhuộm răng đen.

ý nghĩa tục nhuộm răng đen của người nhật

3/ Cách nhuộm răng đen của người Việt

Mỗi nước, mỗi dân tộc lại có quan niệm thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng cũng như cách nhuộm răng khác nhau.

Hãy cùng tìm hiểu 2 cách nhuộm răng của người Thái và người Kinh xem họ có sự khác biệt như thế nào nhé.

3.1/ Người Thái (Tày) nhuộm răng đen như thế nào?

Người Thái nhuộm răng đen bằng những nguyên liệu tự nhiên có thể lấy được trong rừng và những cây được trồng ngay trong vườn.

Nguyên liệu để nhuộm răng đen chỉ gồm quả mè và bồ hóng.

Muốn có được màu đen bóng của răng thì cần chuẩn bị nguyên liệu trong khoảng 8 – 10 ngày và phải pha chế theo đúng tỉ lệ sau:

Bước 1: Chuẩn bị quả mè non có độ chát, dính răng, sau đó đồ lên, bóc lấy vỏ.

Bước 2: Giã nhỏ vỏ mè rồi phơi lên các vật dụng bằng sắt như cuốc, xẻng để chúng đen bóng hơn.

Bước 3: Sau khi vỏ mè khô thì ngâm nước cho mềm rồi bọc lại bằng lá chuối khô.

Bước 4: Nướng và giã nhỏ lại 1 lần nữa thành bột mịn.

Bước 5: Trộn bồ hóng (cạo trên ống nữa ở gác bếp) với vỏ mè thành một hỗn hợp sền sệt rồi đó bôi lên răng.

Bước 6: Giữ nguyên hỗn hợp này qua đêm. Thực hiện liên tục 3 – 5 đêm cho tới khi đạt màu ưng ý.

Người dân tộc Thái nhuộm răng

Người dân tộc Thái nhuộm răng

Mỗi lần thực hiện nhuộm răng như vậy bạn sẽ thấy cảm giác đau nhức, ê buốt răng. Muốn có màu đen như ý muốn thì khoảng 3 tháng sẽ cần nhuộm lại 1 lần.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3.2/ Kỹ thuật nhuộm đen răng của người Kinh

Quy trình nhuộm răng của người Kinh cũng giống với người dân tộc Tày, nhưng có sự khác biệt về nguyên liệu dùng để nhuộm.

Đó là người kinh dùng bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh và nhựa của gáo dừa.

Cách thực hiện được chia theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

3 Ngày đầu tiên: Dùng vỏ cau khô trộn với bột muối và bột than mỗi khi làm sạch răng (chải răng, xỉa răng,..)

Trước ngày nhuộm 1 ngày: Lấy nước chanh hòa với rượu trắng, sử dụng hỗn hợp này để ngậm hoặc súc miệng. Việc này nhằm mục đich khiến men răng mòn bớt đi, tăng hiệu quả thuốc nhuộm.

Vỏ cau khô làm sạch răng

Vỏ cau khô làm sạch răng

Do một phần men răng bị loại bỏ nên bước này thường đem lại cảm giác đau đớn cho người nhuộm. Cảm giác như răng bị lung lay, nhức, ê buốt.

Không chỉ răng mà còn miệng, môi, lưỡi vòm họng còn sưng và ê buốt.

Bước 2: Nhuộm răng

Thuốc nhuộm được pha chế từ 7-10 ngày trước đó theo 1 tỉ lệ nhất định. Sau đó, lấy hỗn hợp này cho vào lá chuối hoặc lá dừa và áp lên vùng răng cần nhuộm (cả 2 hàm răng).

Thời điểm để nhuộm thích hợp nhất là sau bữa tối sẽ nhuộm 1 lần. Đến nửa đêm thì thay 1 lớp thuốc nhuộm khác và để đến sáng.

Sáng hôm sau thì người nhuộm phải súc miệng bằng nước mắm để loại bỏ bớt chất độc từ thuốc còn sót lại trên răng.

Nguyên liệu nhựa cánh kiến nhuộm răng

Nguyên liệu nhựa cánh kiến nhuộm răng

Điều khó khăn nhất trong quá trình nhuộm răng đó là người nhuộm phải ngậm chặt miệng để tránh tình trạng thuốc nhuộm không đều.

Ngoài ra trong khoảng thời gian này, người nhuộm không được nhai thực phẩm mà chỉ được nuốt chửng.

Bước 3: Nhuộm đen & đánh bóng

Khi răng chuyển sang màu đỏ già như màu cánh kiến, người ta sẽ phết hỗn hợp bào chế từ phèn đen và nhựa cánh kiến lên răng. Đây chính là bước nhuộm đen cho răng.

Tiếp đó người ta nấu nhựa của gáo dừa trên lửa lớn. Sử dụng chất nhựa chảy ra này bồi lên răng để đánh bóng răng.

Cố định nhuộm răng bằng nhựa gáo dừa

Cố định nhuộm răng bằng nhựa gáo dừa

Phương pháp nhuộm răng đen này có thể giữ được 20 tới 30 năm tùy vào cách chăm sóc.

Tuy nhiên, để lúc nào răng cũng đen bóng thì mỗi năm nên nhuộm lại 1 lần. Nếu không màu răng sẽ phai nhạt, loang lổ mà dân gian thường gọi là “răng cải mả”

4/ Tại sao ngày nay phong tục nhuộm răng đen không còn phổ biến?

Vào những năm 1862, thì nên văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam mạnh mẽ. Đây là khoảng thời gian đánh dấu sự lụi tàn của tục răng đen.

Lúc này những người phụ nữ răng đen Việt Nam bắt đầu cạo trắng răng để thể hiện tư tưởng mới, con người mới.

Họ cho rằng để răng đen sẽ là người cổ hủ, kém văn minh và mãi sống trong những tháng ngày kém cỏi.

Bên cạnh đó, khi tiếp xúc lâu với phụ nữ phương Tây răng trắng, dần dần người Việt Nam thay đổi tư tưởng và cảm thấy răng trắng trông đẹp hơn, thẩm mỹ hơn.

Tục nhuộm răng đen của người Việt dần không còn phù hợp

Chính vì những suy nghĩ đó nên tục răng đen đã dần mai một và biến mất từ đó. Đến nay chúng ta thường chỉ thấy các cụ cao tuổi để răng đen mà thôi.

Ngày nay, một hàm răng trắng sáng mới tiêu chuẩn cho cái đẹp. Và kỹ thuật tẩy trắng răng hoặc bọc răng sứ đang là một giải pháp “cứu cánh” cho những người bị răng xỉn màu, ố vàng hoặc bị đen.

tẩy trắng răng

Răng trắng sáng tiêu chuẩn mới của xã hội

Vừa rồi là một vài chia sẻ về tục nhuộm răng đen của người Việt xưa. Dù đã đi vào dĩ vãng, nhưng đó cũng là nét độc đáo trong bản sắc dân tộc, ăn sâu vào trong tiềm thức và tâm hồn, để đời sau còn nhớ mãi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhuộm răng