Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng bị móm có hiệu quả không – 4 phương pháp phổ biến

Chỉnh nha là giải pháp được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên áp dụng đối với trường hợp móm do răng mọc sai lệch. Đối với trường hợp móm do xương, cách trên gần như không có tác dụng. 4 phương pháp niềng răng bị móm đang được áp dụng phổ biến gồm có niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng mặt trong và niềng bằng khay trong suốt.

1. Thế nào là răng bị móm

Răng móm là một tình trạng sai lệch khớp cắn mà không ít người gặp phải. Đối với những người bình thường, nếu khép miệng lại, cung hàm trên sẽ phủ lên hàm dưới. Tuy nhiên, khi bị móm, khớp cắn hai hàm sẽ phát triển ngược lại, tức là răng hàm dưới đưa ra phía trước so với hàm trên.

Nếu quan sát ở góc nghiêng, gương mặt sẽ bị lõm lại, gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, răng móm còn khiến cho chức năng của răng như phát âm, ăn nhai… bị suy giảm đi đáng kể.

Móm là tình trạng răng hàm dưới phủ lên hàm trên

Móm là tình trạng răng hàm dưới phủ lên hàm trên

2. Niềng răng bị móm có hiệu quả hay không

Theo bác sĩ Hứa Cẩm Hà tại Nha Khoa Paris Cộng Hòa, đối với trường hợp móm do răng, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là niềng răng. Đây là hiện tượng xương hàm vẫn phát triển bình thường nhưng răng hàm dưới lại có xu hướng mọc chìa ra phía bên ngoài và bao phủ lên răng hàm trên. Các bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ chỉnh nha để tác động lực, kéo răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp răng bị móm đều có thể áp dụng phương pháp niềng răng ở khắc phục. Điển hình là móm do cấu trúc xương hàm. Khi đó, biện pháp chỉnh nha gần như không có tác dụng. Bạn cần tiến hành phẫu thuật nắn chỉnh xương hàm thì mới có thể khắc phục được triệt để.

Ngoài ra, nếu như răng móm do cả cấu trúc xương hàm lẫn răng mọc sai lệch, các bác sĩ thường tư vấn áp dụng cả hai phương pháp phẫu thuật và niềng răng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Các phương pháp niềng răng bị móm phổ biến

Hiện 4 phương pháp niềng răng móm đang được nhiều người áp dụng là niềng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng mặt trong và niềng răng bằng khay trong suốt.

3.1. Niềng răng bị móm với mắc cài kim loại truyền thống

Đây là phương pháp niềng răng móm truyền thống nhưng hiệu quả mang lại vẫn được các bác sĩ nha khoa đánh giá rất cao. Các bác sĩ sẽ gắn trực tiếp mắc cài cùng các khí cụ chỉnh nha khác lên bề mặt của răng để nắn chỉnh răng mọc sai lệch.

Chỉnh nha bằng mắc cài kim loại được chia thành hai dạng chính là:

  • Niềng răng bằng mắc cài thường: Đối với chỉnh nha bằng mắc cài thường, các bác sĩ sẽ cần sử dụng thun buộc để cố định dây cung trên các rãnh mắc cài. Sự đàn hồi của dây cung sẽ giúp lực kéo tác động lên răng được ổn định. Tuy nhiên, bạn cần thường xuyên tới nha khoa thăm khám để bác sĩ thay dây thun trong suốt quá trình niềng răng.
  • Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: Đây là một phương pháp cải tiến so với chỉnh nha bằng mắc cài thường. Hệ thống nắp trượt tự động trên mắc cài sẽ thay thế cho dây thun. Mắc cài tự buộc giúp hạn chế lực ma sát của dây cung trên các rãnh mắc cài, giảm tình trạng đau nhức và khó chịu khi đeo niềng.
Niềng răng bị móm bằng mắc cài kim loại

Niềng răng bị móm bằng mắc cài kim loại

3.2. Niềng răng bị móm bằng mắc cài sứ

Xét về cơ chế hoạt động, niềng răng móm bằng mắc cài sứ tương tự như mắc cài kim loại. Mắc cài sứ cũng được chia thành hai loại là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc.

Điểm khác biệt lớn nhất của mắc cài kim loại và mắc cài sứ là chất liệu làm mắc cài. Mắc cài sứ được chế tác từ chất liệu sứ cao cấp, có màu tương tự như răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Do đó, đây là giải pháp phù hợp với những người yêu cầu tính thẩm mỹ cao hoặc đang làm các công việc đặc thù, thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người.

3.3. Niềng răng mặt trong

Đúng như tên gọi, niềng răng mặt trong là phương pháp nắn chỉnh răng mọc sai lệch mà các khí cụ được gắn vào phía bên trong của hàm răng. Các khí cụ cũng sẽ tác động lực lên răng để kéo răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm.

Do mắc cài, dây cung… gắn vào mặt trong của răng nên chúng sẽ ít bị lộ ra ngoài như khi niềng răng bằng mắc cài thông thường. Tuy nhiên, trong quá trình đeo niềng, mắc cài rất dễ tiếp xúc, cọ xát với lưỡi và gây cộm cấn, khó chịu khi ăn nhai.

3.4. Niềng răng bị móm bằng khay trong

Đây được xem là phương pháp niềng răng móm tiên tiến bậc nhất. Thay vì phải gắn cố định các khí cụ lên hàm răng, bạn chỉ cần sử dụng một bộ khay niềng để nắn chỉnh răng mọc sai lệch. Khay niềng được thiết kế ôm khít vào hàm răng và có màu trong suốt nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Thậm chí, ngay cả khi quan sát ở khoảng cách gần, mọi người xung quanh cũng khó có thể phát hiện bạn đang đeo niềng.

Tùy vào mức độ móm, bạn sẽ cần sử dụng khoảng 20 – 55 khay niềng. Mỗi khay sẽ được đeo trong khoảng 2 tuần với khoảng cách dịch chuyển của răng là 0,25mm.

Điểm nổi bật của phương pháp niềng răng khay trong so với niềng bằng mắc cài là bạn có thể dễ dàng tháo lắp khi cần thiết. Nhờ vậy, việc vệ sinh răng miệng và ăn nhai hàng ngày cũng không bị ảnh hưởng trong quá trình chỉnh nha.

Khay niềng có màu trong suốt

Khay niềng có màu trong suốt

4. Quy trình niềng răng bị móm

Tại hệ thống Nha Khoa Paris, quá trình niềng răng móm sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám tình trạng răng miệng và chụp X-quang răng để xác định chính xác nguyên nhân cũng như mức độ móm. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục tối ưu.
  • Bước 2: Bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho khách hàng để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ. Trong trường hợp khách hàng mắc các bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ điều trị triệt để trước khi chỉnh nha.
  • Bước 3: Khách hàng được lấy dấu răng bằng những thiết bị chuyên dụng. Dữ liệu dấu hàm sẽ được chuyển tới bộ phận chế tác để thiết kế khí cụ chỉnh nha phù hợp với mỗi khách hàng.
  • Bước 4: Khách hàng tới nha khoa để bác sĩ gắn khí cụ lên hàm răng. Riêng đối với phương pháp niềng răng khay trong, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng khay niềng tại nhà.
  • Bước 5: Khách hàng thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng. Đối với niềng răng bằng mắc cài, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết của khí cụ. Còn nếu khách hàng chỉnh nha khay trong, bác sĩ đưa bộ khay mới để đảm bảo răng di chuyển theo đúng tiến độ
  • Bước 6: Khi răng đã di chuyển tới đúng vị trí trên cung hàm, bác sĩ sẽ tháo niềng. Tuy nhiên, khách hàng cần tiếp tục đeo hàm duy trì để tránh tình trạng răng xô lệch.

5. Niềng răng móm có đau không

Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, trong quá trình niềng răng móm, bạn chắc chắn sẽ gặp tình trạng đau nhức và trong khó chịu. Đặc biệt là sau khi đeo niềng. Bởi lúc đó, răng vẫn chưa thích ứng được với lực siết của khí cụ.

Ngoài ra, những cơn đau nhức cũng có thể xuất hiện ở các giai đoạn khác của quá trình chỉnh nha như: nhổ răng, đặt thun tách kẽ, chỉnh lực siết định kỳ… Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi hiện tượng đau nhức khi niềng răng chỉ kéo dài khoảng vài ngày. Chỉ cần bạn chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.

Niềng răng móm có gây đau nhức

Niềng răng móm có gây đau nhức

6. Niềng răng móm có phải nhổ răng không

Với trường hợp xương hàm hẹp thì khả năng niềng răng móm phải nhổ răng là rất cao. Việc nhổ bớt răng sẽ tạo khoảng trống trên cung hàm, giúp các răng mọc sai lệch dễ dàng dịch chuyển trở về đúng vị trí chuẩn.

Các bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn, răng số 4 hoặc răng số 5. Khi nhổ răng trong quá trình niềng, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc thật kỹ để tránh gây ảnh hưởng xấu tới chức năng ăn nhai hay phát âm của hàm răng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp nhổ răng móm đều cần phải tiến hành nhổ bỏ răng. Nếu như cung hàm còn đủ khoảng trống, bạn hoàn toàn không cần nhổ răng mà các răng mọc sai lệch vẫn dễ dàng di chuyển.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp nhổ răng móm đều cần phải tiến hành nhổ bỏ răng. Nếu như cung hàm còn đủ khoảng trống, bạn hoàn toàn không cần nhổ răng mà các răng mọc sai lệch vẫn dễ dàng di chuyển.

7. Niềng răng móm mất bao lâu

Theo chia sẻ của các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, quá trình niềng răng móm thường kéo dài từ 1,5 – 2 năm. Sau khi tháo niềng, bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều, đẹp và khớp cắn chuẩn đúng như mong muốn.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian niềng răng ở mỗi người sẽ có sự chênh lệch, tùy thuộc vào tình trạng của răng. Với những người bị răng móm ở mức độ nặng, thời gian niềng răng chắc chắn sẽ lâu hơn. Thậm chí, không ít người phải mất tới 3 năm mới có thể tháo niềng.

Ngoài ra, nếu như bạn mắc các bệnh về răng miệng, các bác sĩ sẽ cần điều trị triệt để trước khi niềng răng. Khi đó, quá trình chỉnh nha cũng sẽ kéo dài hơn những người có sức khỏe răng miệng tốt.

8. Niềng răng bị móm bao nhiêu tiền

Tại Nha Khoa Paris, dịch vụ niềng răng móm đang có mức giá dao động trong khoảng 30.000.000 – 130.000.000 đồng, cụ thể như sau:

Bảng giá niềng răng móm

Bảng giá niềng răng móm

Như vậy, chi phí niềng răng móm sẽ phụ thuộc phần lớn vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Dịch vụ chỉnh nha bằng khay trong có mức giá khá cao bởi những ưu điểm nổi trội như tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp…

Ngoài ra, nếu răng mọc sai lệch nhiều, cần kết hợp nhổ răng thì tổng chi phí niềng răng cũng sẽ cao hơn trường hợp răng móm nhẹ.

9. Những lưu ý khi niềng răng móm

Để quá trình niềng răng móm diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng đạt được kết quả như ý, bạn cần:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên kết hợp sử dụng bàn chải kẽ để loại bỏ những cặn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng cũng như khí cụ chỉnh nha.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch răng miệng. Bạn không nên sử dụng tăm tre truyền thống bởi có thể gây tổn hại tới nướu.
  • Sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, dai như sườn sụn, mía… Chúng có thể làm tăng mức độ đau nhức trong quá trình niềng răng.
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt. Vì đây chính là tác nhân hàng đầu khiến cho mảng bám hình thành và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Nếu như niềng răng bằng khay trong suốt, bạn nên vệ sinh khay niềng sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn gây hại xâm nhập vào khoang miệng.
  • Đến nha khoa khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ làm sạch răng miệng và điều chỉnh lực siết của khí cụ để đảm bảo tiến độ dịch chuyển của răng.

Có thể nói, chỉnh nha là giải pháp hoàn hảo để khắc phục tình trạng móm do răng mọc sai lệch. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng bị móm, bạn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận và tới nha khoa thăm khám định kỳ để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.

Có 0 bình luận bài Niềng răng bị móm có hiệu quả không – 4 phương pháp phổ biến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi