Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất? Chăm sóc sau niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp bạn có một hàm răng đều và đẹp như ý muốn. Nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc về những vấn đề liên quan đến việc niềng răng có đau không hay niềng răng giai đoạn nào đau nhất. Đây cũng là câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều bạn khi chuẩn bị có ý định đi niềng răng.

1. Phương pháp niềng răng có đau không?

Niềng răng được khá nhiều khách hàng lựa chọn như 1 phương pháp chỉnh nha tối ưu nhất bởi nhiều ưu điểm như hiệu quả, ít đau đớn, tiết kiệm…

Vậy thực chất niềng răng có đau không? Trên thực tế niềng răng sẽ có đau đớn nhưng ở mức chịu đựng được. Những cơn đau của việc niềng răng xuất hiện chủ yếu vào thời điểm 3-4 ngày đầu sau khi lắp mắc cài và dây cung.

Lý do niềng răng dây đau đớn là do lực siết từ dây cung siết chặt lên chân răng, khiến chân răng di chuyển và gây cảm giác ê buốt cho khách hàng.

niềng răng có bị đau hay không

niềng răng có bị đau hay không

2. Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?

Quá trình niềng răng hoàn thiện từ đầu đến cuối cần có khá nhiều giai đoạn khác nhau. Vậy đâu là giai đoạn đau nhất? Cùng tìm hiểu về 3 giai đoạn khi niềng răng khiến khách hàng “hoang mang” nhất vì đau đớn:

2.1 Giai đoạn đặt thun giữa các kẽ răng

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất? Có tới phân nửa những khách hàng đã từng chỉnh nha cho biết niềng răng giai đoạn đặt thun tách kẽ là đau nhất.

Giai đoạn này được thực hiện ở đầu, trước cả khi đặt dây cung niềng răng. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện đặt từng chiếc thun cao su vào giữa răng hàm. Mục đích của việc này là để nới lỏng răng hàm và đặt khâu niềng răng vào giữa.

Răng hàm vốn dĩ đã rất chắc chắn nên việc nới lỏng và đặt thun tách kẽ vào giữa sẽ khiến nhiều khách hàng khó chịu, đau đớn. Thậm chí nhiều người còn nhận xét rằng giai đoạn này còn đau đớn hơn cả giai đoạn siết răng.

đau răng sau khi đặt thun giữa kẽ răng

đau răng sau khi đặt thun giữa kẽ răng

2.2 Giai đoạn siết dây cung ban đầu

Khi bác sĩ lắp mắc cài và dây cung trên răng, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn gì. Tuy nhiên sau khi lắp mắc cài thành công, bác sĩ sẽ thực hiện siết dây cung lần đầu tiên. Chỉ vào giờ sau khi siết dâu cung, bạn sẽ cảm thấy đau đớn rõ rệt.

Thông thường cảm giác này tồn tại khoảng 3-4 ngày đầu sau niềng răng và sẽ biến mất hẳn. Đa số khách hàng cho rằng đau đớn trong lần đầu tiên siết dây cung ở mức có thể chịu đựng được và không quá nghiêm trọng.

2.3 Giai đoạn siết dây cung định kỳ

Sau khi thiết lập niềng răng thành công, bạn cần phải quay lại nha khoa để tái khám và siết dây cung định kỳ. Lịch tái khám thông thường là khoảng 1 tháng 1 lần. Tái khám sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được những vấn đề mà răng đang gặp phải hay tình trạng xô lệch của răng…

Tuy nhiên mục đích chính của tái khám là để bác sĩ siết lại dây cung. Khi dây cung bị siết chặt lại, lực tác động từ dây cung lên chân răng sẽ càng mạnh hơn. Lúc này bạn cũng sẽ cảm nhận rõ ràng sự ê buốt từ chân răng.

Như vậy niềng răng giai đoạn nào đau nhất thì câu trả lời chính xác là ở giai đoạn đặt thun tách kẽ.

niềng răng bị đau vào lúc nào

niềng răng bị đau vào lúc nào

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau đớn của niềng răng

Chủ đề niềng răng có đau không nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người khẳng định niềng răng không đau, cùng lắm chỉ hơi ê nhức răng 1 chút thôi. Có người lại chắc nịch rằng niềng răng đau đớn lắm, đau đến mức không thể tập trung làm được việc gì. Vậy tại sao lại có sự khác biệt quá lớn về cảm giác đau đớn như vậy?

Thực chất việc niềng răng đau hay không phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như:

3.1 Lực kéo được thiết lập ban đầu

Ngay từ ban đầu, bác sĩ chỉnh nha sẽ thiết lập lực kéo của khí cụ nha khoa với những mức độ khác nhau. Việc này còn tùy thuộc vào tình trạng xô lệch của răng khách hàng.

Nếu ban đầu lực kéo mà nha sĩ siết khá lớn thì về sau khách hàng sẽ cảm thấy đau đớn rõ ràng. Còn thông thường các nha sĩ sẽ thiết lập lực siết này ở mức vừa phải để răng di chuyển chậm nhưng chắc chắn, đồng thời cũng không bị đau đớn.

3.2 Độ tuổi khách hàng

Độ tuổi của khách hàng không chỉ ảnh hưởng đến thời gian niềng mà còn quyết định khá nhiều đến mức độ đau đớn sau niềng răng.

Khi bạn đang trong độ tuổi khoảng 12 – 18, các chân răng chưa chắc chắn nên dễ dàng di chuyển hơn, xương hàm cũng chưa thực sự vững chắc. Lúc này cảm giác siết răng sẽ nhẹ nhàng và gần như không đau đớn.

Còn nếu bạn đã ở độ tuổi trưởng thành, trên 18 tuổi, xương hàm cũng như chân răng đã rất chắc chắn nên hiển nhiên sẽ khó di chuyển. Khi đó nếu niềng răng sẽ có cảm giác đau rõ ràng hơn.

độ tuổi niềng răng của khách hàng

độ tuổi niềng răng của khách hàng

3.3 Do cơ địa khách hàng

Trên thực tế mức độ chịu đau của mỗi người là khác nhau. Cùng một mức độ đau đớn, có người cảm thấy bình thường, có người cảm thấy không thể chịu được.

Đơn giản như các bạn nam, nữ cùng tuổi, cùng 1 tác động lực, bạn nam có thể thấy bình thường nhưng bạn nữ lại thấy rất đau. Vì sức chịu đựng của phái đẹp thường kém hơn.

Chính vì thế đừng vội lo ngại khi thấy 1 người review rằng niềng răng rất đau. Có thể bạn khi niềng răng lại chẳng thấy đau đớn gì đâu.

4. Cách để giảm đau khi niềng răng

Những trường hợp cảm thấy đau khi niềng răng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp giảm đau hữu hiệu tại nhà như sau:

– Chườm đá lạnh

Đây là cách làm phổ biến mà nhiều người áp dụng để giảm đau nhức ngay sau khi niềng răng. Đá lạnh rất hiệu quả để làm giảm những cơn đau từ việc niềng răng.

Cách làm đơn giản: bạn chỉ cần bọc đá trong 1 chiếc vải mềm, sạch. Sau đó nhẹ nhàng chườm quanh má là cảm giác đau đớn sẽ thuyên giảm.

– Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu tình trạng đau sau khi niềng có chiều hướng ngày càng tăng và việc chườm đá không hiệu quả, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau để khác phục. Tuy nhiên cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Không được tự ý uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

– Lựa chọn các thực phẩm hàng ngày phù hợp

Một yếu tố thường bị nhiều bạn bỏ qua là về chế độ ăn uống. Đối với người niềng răng, để không đau đớn thì nên chọn các loại thực phẩm mềm, loãng, dễ ăn như cháo, cơm mềm, súp, sinh tố, nước ép hoa quả, bơ, phô mai, bánh mì bông lan, bánh mì mềm…

Tránh những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, tránh đồ ăn cứng hoặc dai như: kẹo cứng, đá viên, bánh dẻo, bánh dày…. Không dùng răng để xé thịt gà, thịt lợn…

Trong trường hợp hàm răng vẫn không có dấu hiệu bớt đau sau khi niềng răng cho dù đã áp dụng các biện pháp giảm đau trên thì đến ngay cơ sở làm niềng răng để được kiểm tra lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề giảm đau
6 Cách giảm đau răng khi niềng Đơn Giản & Hiệu Quả Nhất

6 Cách giảm đau răng khi niềng Đơn Giản & Hiệu Quả Nhất

Tìm hiểu về cơn đau và cách giảm đau khi niềng răng sẽ giúp khách hàng vượt qua được giai đoạn “khổ sở” sau khi gắn mắc cài hay mới

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map