01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nếu cha mẹ đang băn khoăn về việc niềng răng cho trẻ em có đau không thì câu trả lời là có, dù cho phương pháp niềng răng nào cũng sẽ gây ra một số đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên, nếu niềng răng sớm cho trẻ em thì trẻ ít bị đau và khó chịu hơn so với người lớn. Trẻ 6 tuổi đã có thể tiền chỉnh nha và niềng răng cố định vào năm 12 – 16 tuổi để đạt được kết quả tốt nhất cũng như giảm tình trạng đau nhức. Khi trẻ đang chỉnh nha, các mẹ hãy chọn bàn chải lông mềm và sử dụng chỉ nha khoa và kem đánh răng phù hợp để chăm sóc răng miệng của trẻ. Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, dai và dính cũng là điều cần thiết để giảm đau trong quá trình niềng răng.
Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng, niềng răng hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng lực siết của dây cung, khay niềng để dịch chuyển các răng về đúng vị trí. Do đó, trong quá trình thực hiện, các bé khó tránh khỏi những cơn đau nhức cũng như cảm giác khó chịu.
Thế nhưng, vì thực hiện nắn chỉnh răng từ sớm cho các bé nên sẽ ít gây khó chịu và đau đớn hơn so với người lớn.
Các cơn đau thường chỉ xuất hiện trong thời gian đầu khi mới đeo niềng hoặc mỗi lần tăng lực siết và nhanh chóng biến mất. Vì vậy, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng và nên động viên, khích lệ để trẻ quên đi cảm giác khó chịu trong những lần như vậy.
Bên cạnh đó, niềng răng cho trẻ đau nhiều hay đau ít còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, đặc biệt là trong vấn đề kiểm soát lực siết của dây cung ở từng giai đoạn.
Ngoài ra, phương pháp niềng răng cũng ảnh hưởng đến vấn đề trên, ví dụ nếu như bé niềng răng mắc cài kim loại, do khí cụ cũng khá “cồng kềnh” nên sẽ đau hơn đôi chút so với các phương pháp khác.
Niềng răng là một kỹ thuật tương đối phức tạp, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm và đồng thời điều chỉnh lại khớp cắn sao cho chuẩn.
Vì vậy, nếu răng của trẻ bị thưa, nhô ra quá mức, mọc lệch lạc, cung răng bị hẹp hoặc sai khớp cắn thì cha mẹ nên cho bé niềng răng.
Răng trẻ bị thưa trong trường hợp là răng vĩnh viễn thì cần chỉnh nha càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng nướu.
Tình trạng răng thưa sẽ tạo thành những khe hở giữa các răng nên rất dễ bị giắt thức ăn lại. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nếu không vệ sinh sạch sẽ và dẫn tới nhiều bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
Bên cạnh đó, răng bị thưa ít nhiều sẽ làm mất đi sự liên kết giữa các răng nên sẽ khiến hàm răng của trẻ bị yếu, lực nhai không mạnh.
Răng nhô ra quá mức thực chất chính là tình trạng răng bị hô mà chúng ta vẫn thường biết đến. Răng hô sẽ gây mất sự tương quan giữa hai hàm, khi hàm trên nhô ra phía ngoài hơn rất nhiều so với hàm dưới.
Tình trạng trên sẽ khiến gương mặt của trẻ bị mất đi sự cân đối, làm trẻ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp và thể hiện tài năng của bản thân với mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó, khi răng bị hô thì việc chăm sóc răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Trẻ khó làm sạch toàn bộ hàm răng, đặc biệt là ở các kẽ răng bên trong.
Răng mọc lệch lạc cũng là một trong những tình trạng rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, thói quen xấu (mút tay, nghiến răng…) hoặc mất răng sữa quá sớm.
Từ đó, các răng trên cung hàm của bé sẽ có hiện tượng mọc khấp khểnh, chen chúc, không đều đặn.
Để khắc phục triệt để thì niềng răng luôn là giải pháp tối ưu trong trường hợp trên.
Trường hợp cung răng quá nhỏ hoặc quá hẹp sẽ dễ khiến răng bị mọc lệch lạc, thậm chí còn xảy ra tình trạng khớp cắn ngược.
Do cung răng bị hẹp nên không còn đủ chỗ cho các răng phát triển, đặc biệt là khi răng vĩnh viễn mọc lên thì tình trạng mọc lệch lại còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Niềng răng sẽ là giải pháp tối ưu hàng đầu đối với tình trạng trên, giúp điều chỉnh diện tích cung hàm nhờ thủ thuật nong hàm.
Sai khớp cắn là tình trạng lệch tâm của răng hàm trên và răng hàm dưới hoặc hai hàm không cắn khít lại với nhau.
Bên cạnh đó các răng trên cung hàm còn mọc lệch lạc và không thẳng hàng. Lệch khớp cắn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ từ rất sớm gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khó khăn trong ăn nhai, phát âm không rõ và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng nướu.
Tình trạng trên hoàn toàn có thể xử lý bằng kỹ thuật niềng răng, tuy nhiên phụ huynh cần đưa bé đi khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn chi tiết.
Độ tuổi được coi là “thời điểm vàng” cho việc niềng răng ở trẻ là từ 12 – 16 tuổi. Đây là lúc răng trên hàm gần như đã phát triển đầy đủ, đã thay toàn bộ răng vĩnh viễn (chỉ còn thiếu răng số 8), xương hàm đã bắt đầu bước vào giai đoạn định hình.
Nên việc điều chỉnh, sắp xếp lại răng trên cung hàm sẽ đạt kết quả cao về cả chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ. Hơn thế, lúc bấy giờ cơ thể trẻ vẫn đang trong thời kỳ phát triển và xương hàm chưa cố định hoàn toàn nên các răng sẽ di chuyển nhanh, ít đau hơn.
Ngoài ra, các bác sĩ nha khoa cũng cho biết thêm giai đoạn đầu tiên phù hợp để niềng răng hay chính xác hơn là tiền chỉnh nha là từ 6 – 10 tuổi. Sự can thiệp ở thời điểm đó sẽ mang tính chất dự phòng, định hình răng vĩnh viễn phát triển, sửa chữa những sai lệch nhỏ từ sớm.
Theo bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh, cha mẹ nên tiến hành niềng răng cho trẻ em càng sớm càng tốt. Trong đó, trẻ từ 6 tuổi đã có thể bắt đầu nắn chỉnh răng mọc sai lệch bằng tiền chỉnh nha.
Tiền chỉnh nha không có nghĩa là trẻ không cần phải niềng răng về sau. Tuy nhiên, ở độ tuổi trên, xương hàm của trẻ đang phát triển, còn mềm.
Do đó, việc tiền chỉnh nha sẽ kiểm soát sự phát triển của khung xương hàm, rút ngắn thời gian niềng răng cố định và giúp trẻ hạn chế phải phẫu thuật hàm hô/móm trong tương lai.
Sau khi tiền chỉnh nha, cha mẹ nên tiến hành niềng răng cố định cho trẻ. Việc niềng răng sớm đem đến rất nhiều lợi ích như:
– Răng mọc sai lệch về đúng vị trí trong thời gian ngắn.
– Giảm thiểu tình trạng đau nhức so với niềng răng ở độ tuổi trưởng thành.
– Hạn chế nhổ răng.
Nhờ sự phát triển của khoa học – công nghệ, ngày càng có nhiều loại hay chính xác hơn là phương pháp niềng răng khác nhau cho trẻ.
Niềng răng định hình cho trẻ bằng khí cụ tháo lắp
Là phương pháp được chỉ định đối với những trẻ từ dưới 12 tuổi, áp dụng trong các trường hợp răng hỗn hợp (trên hàm có cả răng sữa và răng vĩnh viễn). Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ tháo lắp để kịp thời điều chỉnh các răng mọc sai vị trí, định hướng sự phát triển của răng vĩnh viễn. Ngoài ra, niềng răng định hình còn giúp giải quyết tình trạng cung hàm bị hẹp.
Niềng răng cho trẻ với mắc cài
Đây ắt là loại niềng răng cho trẻ phổ biến hơn cả, được nhiều người biết đến. Với phương pháp tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng tới hệ thống các khí cụ là mắc cài, dây cung và thun liên hàm điều chỉnh các răng về đúng vị trí. Mắc cài sẽ được gia công từ kim loại, sứ hoặc pha lê với mức giá khác nhau.
Niềng răng cho trẻ với khay trong
Có thể nói, niềng răng khay trong là phương pháp hiện đại bậc nhất ở thời điểm hiện tại. Thay thế cho những khí cụ “cồng kềnh” ở các phương pháp trên, bác sĩ sẽ sử dụng các khay niềng trong suốt được thiết kế vừa vặn với cung hàm của bé. Điểm đặc biệt là các khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng, nhưng vẫn rất đảm bảo về mức độ hiệu quả.
Với những thông tin được cung cấp trên đây, mong rằng các mẹ đã hiểu rõ hơn về vấn đề niềng răng cho trẻ em có đau không. Tuy rằng khi chỉnh nha bé sẽ bị đau đôi chút, nhưng cũng không vì vậy mà trì hoãn việc niềng răng. Vì khi đã qua “thời điểm vàng” mới chỉnh nha thì sẽ càng đau và khó chịu hơn. Do đó, cha mẹ hãy đưa bé tới Nha Khoa Paris, bác sĩ chỉnh nha sẽ thăm khăm, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng răng miệng của trẻ.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×