Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh
Thun liên hàm là một trong những khí cụ được sử dụng khá nhiều trong quá trình chỉnh nha mắc cài truyền thống, nhằm giúp răng nhanh chóng dịch chuyển và điều chỉnh khớp cắn. Tuy nhiên, không phải ai niềng răng cũng bắt buộc phải sử dụng khí cụ trên. Thun liên hàm thường chỉ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp răng khểnh nặng, răng mọc quá xa so với xương hàm, khớp cắn hở…
Thun liên hàm (chun liên hàm) là một chiếc vòng cao su, có độ đàn hồi cao, được gắn móc trực tiếp từ hàm trên xuống hàm dưới với mục đích tạo lực kéo giúp căn chỉnh khớp cắn của hàm trên và hàm dưới sao cho đều nhau.
Đây là khí cụ chỉnh nha hay được sử dụng trong phương pháp niềng răng mắc cài thường. Còn đối với phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc, nhờ các nắp trượt tự động thông minh nên sẽ không cần phải sử dụng.
Theo đó, khi sử dụng chun liên hàm sẽ được móc trực tiếp vào các móc có sẵn trên các mắc cài, nhưng trong một số trường hợp chúng sẽ được gắn vào minivis để điều chỉnh răng.
Thun liên hàm là khí cụ chỉnh nha thường được sử dụng trong phương pháp niềng răng mắc cài thường
Tác dụng của thun liên hàm là căn chỉnh lại khớp cắn giữa hai hàm sao cho đều nhau. Bên cạnh đó thun liên hàm còn giúp kéo răng khểnh, răng mọc lệch cũng như các răng không nằm trong cùng một đường cung răng về vị trí chuẩn.
Khi chỉnh nha, nhờ tác dụng lực kéo được sinh ra từ hệ thống mắc cài và dây cung, các răng sẽ được nắn chỉnh về đúng vị trí. Tuy nhiên, lúc đó, răng mới chỉ đều ở từng hàm trong khi nguyên tắc của chỉnh nha còn đảm bảo về sự cân đối giữa hai hàm hay chính xác hơn là khớp cắn phải chuẩn, không có sự sai lệch.
Vì thế, các sợi thun được gắn vào mắc cài nhằm tác động một lực kéo mạnh mẽ cho dây cung, giúp các răng mọc sai lệch dịch chuyển nhanh nhất có thể, đồng thời tránh tối đa những sai sót hay lệch khớp cắn.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Brin et al. (2015) đã khảo sát tác dụng của chun liên hàm trong niềng răng ở trẻ em và người lớn. Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng chun liên hàm có thể giúp tăng tốc độ và cải thiện kết quả của quá trình điều trị niềng răng.
Chun liên hàm sẽ giúp căn chỉnh lại khớp cắn sao cho đều nhau
Giai đoạn đeo chun liên hàm ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Có những người sẽ phải đeo ngay từ khi mới bắt đầu niềng răng, nhưng có người thì sau 4 – 5 tháng gắn mắc cài mới phải đeo.
Theo đó, điều trên sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng răng, khớp cắn, tốc độ răng dịch chuyển… Nếu như răng bị sai lệch nặng, bác sĩ sẽ chỉ định đeo thun liên hàm sớm hơn.
Thời gian đeo thun liên hàm phải kéo dài tối thiểu 12 tiếng/ngày và hoàn hảo nhất là 20 tiếng/ngày. Như vậy, bạn gần như phải đeo chúng ngay cả trong khi ngủ và chỉ nên bỏ ra khi ăn uống.
Quá trình đeo thun liên hàm có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào ý chí và sự kiên nhẫn của từng người. Nếu như bạn đeo thun đúng thời gian quy định, chỉnh nha sẽ đạt được kết quả tốt nhất theo đúng như phác đồ điều trị.
Bạn cần sử dụng khí cụ chỉnh nha trên trong suốt quá trình niềng răng hoặc chỉ một vài tháng tùy thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý bỏ chun liên hàm. Nếu răng cần điều chỉnh của bạn đã về vị trí tiêu chuẩn và được bác sĩ xác định không cần sử dụng thun nữa thì lúc đó mới được bỏ ra.
Thời gian đeo chun liên hàm tối thiểu trong ngày là 12 tiếng
Trên thị trường ngày càng có nhiều loại chun liên hàm khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là thun liên hàm loại 1, loại 2 và loại 3.
Thun liên hàm loại 1 được sử dụng để đóng khoảng giữa các khe hở của răng trong trường hợp này. Nha sĩ sẽ dùng thun để móc vào răng nanh, răng hàm thứ nhất hoặc thứ hai của hàm trên. Sau đó, các răng đã được móc dây thun sẽ được kéo xuống hàm dưới. Quá trình móc dây thun vào răng được thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng để đảm bảo răng không bị tổn thương. Sau đó, nha sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo để đảm bảo hiệu quả trong việc chỉnh nha.
Thun liên hàm loại 2 thường được sử dụng khi phải nhổ răng với mục đích củng cố điểm neo giữ. Bên cạnh đó, loại trên còn có tác dụng hỗ trợ di chuyển răng cửa hàm trên về đằng sau. Qua đó, đường lệch giữa hai cung răng khi kéo về hai phía khác nhau sẽ được điều chỉnh một cách tốt nhất.
Khi sử dụng, thun liên hàm loại 2 sẽ được móc nối từ răng hàm dưới đầu tiên cho tới răng nanh hàm trên. Chúng thường được bác sĩ nha khoa chỉ định trong các trường hợp như: nhổ răng cối đầu tiên ở hàm dưới, nhổ răng cửa thuộc hàm dưới, di xa ra trục răng thuộc hàm dưới, dịch chuyển vị trí răng cửa phía trên, di dời khoảng trống lớn cho phần răng hàm bên trên.
Thun liên hàm loại 3 là khí cụ được bác sĩ áp dụng trong trường hợp răng hàm dưới bị hở. Khi đó, vai trò của loại chun liên hàm sẽ là nâng phần răng thuộc hàm trên lên và rút lại răng ở hàm dưới.
Các bác sĩ nha khoa sẽ đặt thun liên hàm trên răng của hàm trên và dưới, đồng thời kết nối chúng lại với nhau bằng một đoạn dây thun. Thun liên hàm sẽ tạo ra một lực đẩy lên răng của hàm trên và kéo răng của hàm dưới để điều chỉnh khoảng cách giữa chúng. Nhờ vậy, các răng trên cung hàm sẽ được sắp xếp đều nhau hơn, giúp tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Thun kéo liên hàm đóng vai trò như một trợ lực để kéo răng về vị trí chuẩn. Vì vậy, trong thời gian đầu, bạn sẽ gặp phải cảm giác khó chịu và hơi đau do áp lực từ các dây thun tác động lên răng để chúng di chuyển về đúng vị trí. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng duy trì cường độ đeo thun theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu đã làm quen dần, bạn sẽ không cảm thấy bất tiện hay đau nhức nữa.
Khi đau nhức, bạn tuyệt đối không được tháo thun liên hàm ra do điều đó chỉ khiến kéo dài thời gian răng dịch chuyển. Không những vậy, lần sau khi đeo lại thun, cảm giác đau vẫn sẽ y hệt như ban đầu do răng chưa được dịch chuyển chút nào và thân răng vẫn còn rất cứng. Ngược lại, nếu bạn đeo thường xuyên thì sau một thời gian răng di chuyển, cảm giác đau nhức, khó chịu cũng được giảm bớt đi.
Cách đeo khí cụ chỉnh nha trên cũng tương đối đơn giản nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Trong những lần đầu tiên, nếu chưa thành thạo, bạn hãy đứng trước gương, mở miệng thật to và xác định xem những thun liên hàm lúc trước bác sĩ đã gắn vào vị trí nào. Sau đó, bạn có thể dùng 1 hoặc cả 2 tay để kéo dây thun ra và đặt lại đúng vị trí mà bác sĩ đã đặt trước đó.
Lưu ý:
Cách đeo chun liên hàm rất đơn giản
Tuy là một khí cụ chỉnh nha quen thuộc, thế nhưng trong suốt quá trình đeo thun liên hàm ắt hẳn bạn vẫn còn rất nhiều vấn đề băn khoăn như liệu chúng có gây khó chịu không, có tự đeo được không hay có nên đeo khi ăn không. Vậy sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.
Như đã đề cập đến ở phần trên, do tác động lực lên thân răng nên khi đeo thun liên hàm bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu và đau nhức. Cảm giác khó chịu sẽ xuất hiện rõ ràng nhất trong khoảng thời gian đầu, đặc biệt là khi ăn nhai.
Bạn hoàn toàn có thể tự mình đeo thun liên hàm theo những hướng dẫn mà chúng tôi đã chia sẻ rất rõ ràng trong bài. Chỉ sau khoảng vài lần thực hiện, chắc chắn bạn sẽ thuần thục các thao tác hơn.
Việc đeo thun liên hàm khi ăn thật sự không phải là một ý tưởng tốt, vì điều đó chỉ khiến bạn cảm thấy vướng víu và khó chịu hơn mà thôi. Thêm vào đó, sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào nếu bạn chỉ tháo dây thun ra một lúc để ăn uống.
Những câu hỏi thường gặp về chun liên hàm
Thông qua những chia sẻ trong bài, ắt hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về thun liên hàm từ công dụng, cách sử dụng cho đến các loại thường được dùng. Nếu như vẫn còn bất kỳ câu hỏi hay vấn đề nào liên quan đến chủ đề trên hãy đề lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×