Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng xấu là gì? Nguyên nhân và phương pháp khắc phục hiệu quả

Răng xấu là tên gọi chung của nhiều vấn đề răng miệng như hàm răng hô, vẩu, răng xỉn màu, khấp khểnh, lộn xộn,… khiến người mắc phải kém tự tin, ngại giao tiếp. Qua đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc. Nhiều người mắc phải loay hoay tìm nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng răng của mình. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra những phương pháp chữa răng xấu hiệu quả nhất.

1. Răng xấu là gì

Răng xấu là cụm từ dùng mô tả tình trạng hàm răng không đẹp mắt hoặc không cân xứng với các biểu hiện cụ thể như: răng thưa, sâu, hô móm, răng mọc lệch, khấp khểnh, răng ố vàng, mòn men, mất một vài răng hoặc mất răng toàn hàm,…

1.1. Răng thưa

Răng thưa là tình trạng các răng không khít sát với nhau, có khoảng hở ở kẽ răng lớn hơn bình thường. Những kẽ răng hở dễ khiến thức ăn mắc lại nếu không vệ sinh kỹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh và lây lan, gây bệnh về nướu.

Tình trạng răng thưa

Tình trạng răng thưa

1.2. Răng hô, vẩu

Răng hô là cả hai hàm cùng nhô ra phía trước hoặc hàm trên chìa ra che phủ ngoài hàm dưới (1). Khi nhìn theo góc nghiêng, răng hô làm mũi thấp đi, môi dày, miệng nhô ra. Một vài trường hợp thậm chí còn không khép được miệng, làm mất thẩm mỹ trên gương mặt.

1.3. Răng móm

Răng móm là tình trạng sai lệch tương quan giữa 2 hàm, là hàm dưới chìa ra và che phủ hàm trên, tạo khớp cắn ngược ảnh hưởng khả năng ăn nhai. Người bị móm đa số sẽ có gương mặt lưỡi cày, khi cười thiếu tự nhiên, khi phát âm sẽ không chuẩn và có tỷ lệ mắc viêm khớp thái dương hàm cao.

1.4. Răng khấp khểnh, mọc lệch

Răng mọc lệch, không thẳng hàng, lồi lõm, đè lên răng khác cũng là trường hợp răng xấu cần khắc phục. Bởi răng mọc lộn xộn ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ còn làm thức ăn dễ bám dính, khó vệ sinh kẽ răng, lâu ngày gây bệnh lý răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

1.5. Răng cắn hở

Răng cắn hở là tình trạng giữa hàm trên và hàm dưới có khoảng trống, không đảm bảo sự kín đáo ngay khi hàm đóng hoàn toàn. Dưới đây là 2 trường hợp phổ biến của răng cắn hở:

– Cắn hở trước: khi nhóm răng cửa trên và nhóm răng cửa dưới không chạm được vào nhau khi nói. Điều này không chỉ làm nụ cười thiếu tự tin mà còn khiến lưỡi thấy bất tiện khi di chuyển

– Cắn hở sâu: khi hàm đóng hoàn toàn hoặc trong trạng thái nghỉ nhưng các răng hàm vẫn hở, không chạm vào nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc ăn uống và phát âm

1.6. Răng ố vàng

Răng ố vàng là tình trạng màu sắc tự nhiên của răng chuyển sang màu vàng, xám, nâu, thậm chí là đen (2). Dù sự tương quan giữa 2 hàm vẫn được duy trì, nhưng tình trạng răng ngả vàng gây mất thẩm mỹ, làm giảm đi vẻ đẹp tổng thể của khuôn mặt.

Răng ố vàng gây mất thẩm mỹ

Răng ố vàng gây mất thẩm mỹ

2. Nguyên nhân khiến răng xấu

Các nguyên nhân khiến hàm răng kém thẩm mỹ như: do di truyền, răng sữa rụng không đúng thời điểm, do thói quen xấu và không kiểm tra răng định kỳ.

– Do di truyền:

Nếu bố mẹ hoặc ông bà có tình trạng răng xấu, nguy cơ di truyền tới thế hệ sau là rất cao. Điều này cho thấy gen đóng vai trò quan trong việc quyết định hình dạng răng. Đây là giải thích cho sự tương đồng về hình dạng của răng giữa các thành viên trong gia đình.

– Răng sữa gãy rụng sai thời điểm:

Răng sữa rụng quá sớm, các răng còn lại dễ mọc chen chúc vào vị trí trống làm răng lệch lạc (3). Ngược lại răng sữa rụng quá trễ làm răng vĩnh viễn không có không gian để nhô lên, dễ mọc lồi ra nướu quanh chân răng gây hô hoặc móm.

– Thói quen xấu:

Ở giai đoạn mọc và thay răng, nhiều trẻ thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng,… do sự khó chịu vùng răng miệng. Những thói quen này gây xê dịch răng, làm chúng không mọc đúng vị trí.

– Không đi khám răng định kỳ:

Bác sĩ đều khuyên bạn nên khám nha khoa 6 tháng/1 lần để tầm soát bệnh lý răng miệng. Đặc biệt với trẻ trong giai đoạn đang thay răng. Điều này giúp sớm phát hiện, xử lý kịp thời răng mọc lệch, khớp cắn sai, răng sâu, viêm nướu,…

3. Hàm răng xấu có ảnh hưởng gì

Hình ảnh hàm răng xấu trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, bởi có tác động lớn đến sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:

– Giảm thẩm mỹ nụ cười:

Hàm răng góp phần tạo nên sự duyên dáng cho nụ cười. Một hàm răng xấu sẽ khiến bạn thấy tự ti, ngại cười trong giao tiếp với người khác. Hơn nữa, khi sở hữu nụ cười kém duyên bạn sẽ gặp nhiều cản trở trong công việc, không thể tham gia công việc yêu cầu cao về ngoại hình như tiếp viên hàng không, diễn viên, ca sĩ,… Từ đó, bạn dần đánh mất đi ước mơ của chính mình.

– Giảm khả năng ăn nhai:

Trường hợp răng thưa, hô, móm hoặc mọc khấp khểnh sẽ làm giảm khả năng ăn nhai nghiêm trọng. Bởi khi khớp cắn không khớp nhau, thức ăn không được nghiền nát. Điều này khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu thụ thực phẩm. Lâu dần, bạn dễ gặp phải bệnh lý về đường tiêu hóa như: viêm tá tràng, đau dạ dày,…

Trong nhiều trường hợp còn ảnh hưởng tới khớp thái dương, dễ gặp bị đau khớp thái dương, mỏi hàm,…

– Nguy cơ mắc bệnh lý:

Hiện tượng răng sai lệch có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng. Khi răng mọc không đều, có kẽ hở hoặc lộn xộn dễ làm thức ăn kẹt lại trên răng. Những vị trí này thường khó để vệ sinh sạch sẽ.

Mảng bám không được loại bỏ sẽ là cơ hội khiến vi khuẩn tích tụ và phát triển. Chúng sẽ tấn công vào răng, nướu, gây nhiều bệnh lý răng miệng như: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,… (4)

Răng khấp khểnh làm giảm khả năng ăn nhai nghiêm trọng

Răng khấp khểnh làm giảm khả năng ăn nhai nghiêm trọng

4. Răng xấu theo nhân tướng học

Trong nhân tướng học, răng là bộ phận mà nhìn vào sẽ đoán được vận mệnh của một người.

– Răng thưa

Người có răng thưa thường là người có tính cách phóng khoáng, thích tự do và thoải mái trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, người răng thưa thường không để ý lời nói của mình nên không giữ bí mật quá lâu. Cũng có một vài ý kiến cho rằng, những người răng thưa không xem trọng lời hứa, hay nói dối.

– Răng hô:

Phụ nữ có hàm răng nhô ra ngoài thì thời trẻ thường gặp thất bại, cuộc đời vất vả, dễ xung khắc với bố mẹ. Hơn nữa, người này không biết giữ miệng, dễ đắc tội người khác. Họ còn thường nóng tính, dễ nổi cáu.

– Răng mọc lộn xộn

Người có hàm răng mọc lộn xộn, không đều, cái to, cái nhỏ là tướng răng xấu. Những người này không để bụng nhiều nhưng dễ vướng phải thị phi. Trong cuộc sống, họ ít có được thành công.

– Răng móm:

Cả nam và nữ có răng móm thường bảo thủ, cố chấp, ít nghe ý kiến đóng góp, nhận xét của người khác. Bạn bè, đồng nghiệp cũng có nhiều nhưng mối quan hệ thường xã giao, lợi dụng.

5. Các phương pháp chữa răng xấu phổ biến

Có nhiều giải pháp giúp khắc phục tình trạng răng xấu như: bọc răng sứ, niềng răng, phẫu thuật hàm,… Trong đó niềng răng được chuyên gia khuyến cáo hàng đầu vì tính lâu dài và hiệu quả với việc chữa răng xấu. Đồng thời không cần phẫu thuật hoặc đụng đến dao kéo.

5.1. Niềng răng

Niềng răng là giải pháp phổ biến và hiệu quả để khắc phục tình trạng răng xấu. Nhờ hệ thống khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng,… bác sĩ có thể điều chỉnh vị trí của các răng sai lệch chuẩn chính xác. Niềng răng sẽ khắc phục hết vấn đề răng xấu như răng mọc lệch, khấp khểnh, răng thưa, hô, móm,…

Các phương pháp niềng răng xấu phổ biến hiện nay là: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, chỉnh nha mặt trong, niềng răng trong suốt Invisalign,… Với sự phát triển của công nghệ nha khoa, phương pháp niềng răng ngày nay càng hiệu quả và nhanh chóng hơn, cải thiện về hình dáng và chức năng của răng.

Khắc phục răng không đều bằng phương pháp chỉnh nha

Khắc phục răng không đều bằng phương pháp chỉnh nha

5.2. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp giúp lột xác hoàn toàn về màu sắc và hình dáng của hàm răng xấu, phù hợp với người có răng xỉn màu nặng, nhiễm màu kháng sinh, hoặc hàm răng móm, hô, khấp khểnh nhẹ.

Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài một phần cùi răng xấu, sau đó tạo hình mão sứ giống răng thật. Đồng thời chỉnh khớp cắn giúp khách hàng có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.

5.3. Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật hàm được áp dụng với trường hợp răng xấu hô, móm quá mức mang lại kết quả nhanh chóng mà phương pháp niềng răng không thể khắc phục được. Bác sĩ sẽ dùng máy cắt xương chuyên dụng để cắt đẩy lùi hàm dưới về sau, có thể kết hợp kéo xương hàm trên về trước để làm khít sát khớp cắn.

Đây là giải pháp điều trị răng xấu đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và tốn nhiều chi phí nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.

6. Khắc phục răng xấu tại Nha khoa Paris

Nha khoa Paris là địa chỉ khắc phục răng xấu uy tín, hiệu quả được nhiều khách hàng tin tưởng và ủng hộ. Toàn bộ quy trình tư vấn, thăm khám và điều trị do đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thực hiện. Niềng răng xấu, bọc răng sứ, tẩy trắng răng hay bất kỳ dịch vụ thẩm mỹ nào khác đều được thực hiện theo quy chuẩn quốc tế, đảm bảo độ chính xác, an toàn cao.

Trong quá trình điều trị, khách hàng sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ, giúp phát hiện và xử lý những vấn đề sớm để tiết kiệm thời gian và chi phí. Hơn nữa, Nha khoa Paris còn trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại cho từng phương pháp điều trị như máy Piezotome giúp giảm đau khi nhổ răng, công nghệ scan răng 3D Trios trong chỉnh nha và công nghệ CAD CAM phục hình răng sứ,…

Dưới đây là một số khách hàng đã khắc phục tình trạng răng xấu tại Nha khoa Paris, bạn có thể tham khảo:

Khách hàng bọc sứ cải thiện nụ cười

Bọc răng sứ cải thiện nụ cười

Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Paris

Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Paris

7. Những ngôi sao nổi tiếng từng có răng xấu

Nhắc đến các ngôi sao nổi tiếng, hầu hết mọi người nghĩ tới những mỹ nữ, mỹ nam với vẻ ngoài xinh đẹp và nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số đó từng có hàm răng xỉn màu, không đều, làm dìm hẳn nhan sắc. Dưới đây là một số hình ảnh người nổi tiếng có hàm răng xấu:

– Ca sĩ Đức Phúc:

Sau khi đăng quang Vietnam Idol 2015, ca sĩ Đức Phúc từng thấy tổn thương trước nhiều lời bình luận ác ý về ngoại hình. Hàm răng của ca sĩ khá thưa, hơi chìa ra cùng đôi môi dày nên ít khi cười hết cỡ. Sau đó, Đức Phúc quyết định phẫu thuật. Nụ cười của nam ca sĩ sau khi chỉnh sửa được đánh giá là thu hút hơn.

Sự thay đổi của ca sĩ Đức Phúc

Sự thay đổi của ca sĩ Đức Phúc

– Kim Bum:

Được mệnh danh là “hoàng tử gốm sứ” với vẻ ngoài thanh tú, điển trai, Kim Bum luôn nằm trong danh sách các mỹ nam được yêu thích nhất xứ Hàn. Tuy nhiên, khi nhìn vào bức ảnh của anh khi mới chập chững vào nghề, không ít người giật mình trước hàm răng khấp khểnh của anh chàng.

Diễn viên Kim Bum

Diễn viên Kim Bum

– Ca sĩ Thủy Tiên:

Là ngôi sao đình đám thời 8X, ca sĩ Thủy Tiên được rất nhiều khán giả mến mộ. Tuy nhiên, nữ ca sĩ vẫn cảm thấy thiếu tự tin bởi nụ cười kém duyên. Do đó, cô đã lựa chọn niềng răng để khắc phục răng mọc khấp khểnh, lệch lạc.

Ca sĩ Thủy Tiên trước và sau chỉnh nha

Ca sĩ Thủy Tiên trước và sau chỉnh nha

Có hàm răng xấu, không như ý sẽ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bạn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn bỏ túi giải pháp cải thiện tình trạng răng kém thẩm mỹ. Liên hệ ngay với Nha khoa Paris nếu bạn cần được tư vấn về dịch vụ chăm sóc răng miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng xấu
Răng cánh bướm chữ V là gì? Giải pháp nào khắc phục hiệu quả

Răng cánh bướm chữ V là gì? Giải pháp nào khắc phục hiệu quả

Cùng tìm hiểu về dáng răng cánh bướm – một trong những đặc điểm răng thiếu thẩm mỹ thường gặp nhất . Người có răng cửa hình cánh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map