01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp bạn có hàm răng đẹp, tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Quá trình niềng răng tốn nhiều thời gian và bạn sẽ phải trải qua nhiều khó khăn để hoàn thành. Vậy niềng răng có tốt không?
Niềng răng rất tốt, giúp tăng thẩm mỹ, răng cân đối thẳng đều và cải thiện chức năng ăn nhai. Niềng răng có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp về răng miệng như răng mọc sai lệch, răng hô, răng nhấp nhô,…
Một hàm răng đều đẹp, chắc khỏe không chỉ mang lại nụ cười tươi mà còn cho tăng thêm sự tự tin cho bạn.
Nếu bạn vẫn băn khoăn niềng răng có tốt hay không thì hãy tìm hiểu ngay những lợi ích mà phương pháp này mang lại.
Niềng răng giúp răng cân đối thẳng đều
Niềng răng sử dụng lực kéo của khí cụ niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Sau khi tháo niềng, răng sẽ được cân đối với cấu trúc xương hàm, giúp khớp cắn chuẩn hơn, răng đều và đẹp. Qua đó, khuôn mặt sẽ hài hòa và cân đối hơn, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Tăng thẩm mỹ
Người gặp tình trạng hô, móm, lệch khớp cắn thường gặp khó khăn trong phát âm, họ thường phát âm không lưu loát và rõ ràng. Vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Niềng răng sớm sẽ hỗ trợ việc phát âm tốt hơn, nói chuyện dễ dàng và thoải mái hơn.
Khi các răng được di chuyển về đúng vị trí, lực nhai sẽ tốt hơn giúp bạn nhai thoải mái và ngon miệng. Chức năng nhai được cải thiện rõ ở những người niềng răng do móm, hô, lệch khớp cắn.
Cải thiện khả năng nhai
Răng được sắp xếp đều đặn giúp bạn loại bỏ các mảng bám trên răng dễ dàng khi vệ sinh răng miệng. Qua đó, giúp ngăn ngừa các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,… Hơn thế nữa, quá trình niềng răng sẽ giúp bạn luyện tập thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách và hiệu quả nhất.
Chăm sóc răng miệng
Giai đoạn mới niềng răng có thể khiến bạn hơi đau và khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau để quá trình niềng răng mang lại hiệu quả nhất:
Vệ sinh răng miệng luôn là điều cần thiết để có được một hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh. Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng,… là rất cao.
– Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm tráng gây tổn thương lợi.
– Định kỳ thay bàn chải mới ít nhất 3 tháng/lần.
– Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên sâu như máy tăm nước, bàn chải điện, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa,…
Chế độ ăn uống ảnh hưởng tốt sẽ đảm bảo sức khỏe của bạn trong suốt quá trình niềng răng. Tuần đầu tiên sau khi niềng, răng phải chịu lực tác động lớn nên sẽ có cảm giác đau, khó chịu. Vì thế, thức ăn cho người niềng răng cần đảm bảo các yếu tố: lỏng, mềm, ít vụn và đầy đủ dinh dưỡng:
– Thực phẩm được chế biến từ sữa: bơ, phô mai, các loại bánh từ sữa, sữa chua,…
– Món làm từ trứng, bánh mỳ, bánh ngọt.
– Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc: đậu hũ, bột ngũ cốc, tàu hủ,…
– Trái cây: chuối, táo, các loại sinh tố, nước ép,…
– Thức ăn được chế biến từ thịt phải cẩn thận, nhỏ, mềm: thịt xay, thịt bằm,…
Chế độ dinh dưỡng cho người niềng răng
Bạn cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra đúng tiến độ. Nếu không, thời gian niềng răng có thể sẽ kéo dài hơn so với dự tính.
Từ bỏ những thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay, cắn móng tay,… khi niềng răng vì chúng có thể khiến răng bạn xô lệch, ảnh hưởng đến kết quả sau này.
Niềng răng là phương pháp an toàn, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau như:
– Răng hô, chìa ra, khớp cắn sâu.
– Răng móm, khớp cắn ngược.
– Răng mọc lệch, chen chúc, lộn xộn, không thẳng hàng
– Răng mọc thưa và hở.
Niềng răng thích hợp với nhiều đối tượng
Để hạn chế những nguy hiểm không đáng có, cần lưu ý các trường hợp không niềng răng sau:
– Không nên niềng răng khi có bệnh nha chu nặng.
– Răng giả, răng bọc sứ thì không nên niềng răng.
– Không niềng răng khi đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, ung thư, động kinh.
– Răng và xương hàm yếu.
– Răng móm, hô do cấu trúc xương hàm
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An, dị ứng với vật liệu niềng răng có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Nếu cơ địa nhạy cảm, bạn có thể dị ứng với Niken gây dị ứng Niken toàn thân. Bên cạnh đó, còn có dị ứng với Coban và thép không gỉ gây dị ứng với các triệu chứng nổi da gà, phát ban, mẩn đỏ, ngứa, nổi mụn nước và khô da.
Niềng răng có gây ra tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, cảm giác đau chỉ diễn ra trong vài ngày đầu. Sau đó bạn sẽ quen dần với lực kéo của mắc cài và sẽ cảm thấy bình thường hơn.
Hy vọng bài viết về đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về niềng răng có tốt không. Niềng răng không chỉ làm hàm răng đều hơn, mà còn giúp khuôn miệng hài hòa và tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt…
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×