Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Bị sâu răng kiêng ăn những gì? Lưu ý khi chăm sóc tại nhà

Sâu răng là bệnh lý phiền toái kéo theo cảm giác đau đớn rất khó chịu trong thời gian mắc bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, đau nhức và hỗ trợ quá trình điều trị. Vậy khi bị sâu răng kiêng ăn những gì? Bài viết dưới đây được tham vấn trực tiếp bởi Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha khoa Paris).

1. Nguyên nhân gây sâu răng

Theo Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, những nguyên nhân chính gây ra sâu răng bao gồm:

  • Ăn thực phẩm nhiều đường: Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường từ kẹo, bánh ngọt, nước ngọt sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chúng sẽ lên men và sản sinh ra axit gây hại cho men răng.
  • Vi khuẩn Streptococcus mutans: Đây là một loại vi khuẩn gây sâu răng có thể tạo ra axit từ đường trong thực phẩm, làm mòn men răng, hình thành các lỗ sâu (1).
  • Vệ sinh răng miệng kém: Khi răng miệng không được vệ sinh khiến mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển phá huỷ men răng và ngà răng nhanh chóng.
Nguyên nhân gây sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng

2. Bị sâu răng kiêng ăn những gì?

Khi bị sâu răng, cấu trúc răng bị vi khuẩn tấn công, khiến ngà răng, tủy răng bị lộ và răng sẽ trở nên rất nhạy cảm, dễ ê buốt, đau đớn khi sử dụng thực phẩm không hợp lý. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý chế độ ăn phù hợp để giảm nguy cơ viêm nhiễm, đau nhức, khó chịu

Theo các bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, bạn cần tránh hoặc hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây:

Khi bị sâu răng cần kiêng ăn gì?

Khi bị sâu răng cần kiêng ăn gì?

2.1. Các thực phẩm chứa nhiều đường

Khi sâu răng cần tránh các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh bọt, bánh quy, nước ngọt có ga, trà sữa, nước trái cây đóng hộp, trái cây sấy,… (2)

Đường tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, tạo ra axit phá hủy men răng và khiến các lỗ sâu phát triển nhanh hơn. 

2.2. Đồ ăn quá dai, cứng

Những thực phẩm này đòi hỏi bạn cần có lực nhai mạnh, dễ làm tổn thương răng sâu và gây đau nhức nhiều hơn, thậm chí là gãy răng, mấy răng vĩnh viễn.

Các thực phẩm cần tránh bao gồm: đá viên, bánh mì nướng, xương động vật, thịt dai, trái cây cứng…

2.3. Các thực phẩm chua, nóng hoặc lạnh quá mức

Khi sâu răng đã chạm tới tủy răng, răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng trước các thực phẩm có vị chua, cay hoặc đồ quá nóng, lạnh. Vì vậy, để tránh răng đau nhức dữ dội hơn, tốt hơn hết hãy tránh xa những thực phẩm này.

Một số thực phẩm cần kiêng bao gồm:

  • Trái cây có tính axit: Cam, chanh, bưởi, quýt.
  • Các loại giấm: Giấm táo, giấm trắng.
  • Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Nước đá, kem hoặc cà phê, trà nóng, ca cao nóng có nhiệt độ cao.
Khi bị sâu răng nên kiêng ăn đồ ăn nóng lạnh quá mức

Khi bị sâu răng nên kiêng ăn đồ ăn nóng lạnh quá mức

2.4. Thức ăn dính răng

Các loại thức ăn dẻo dính dễ bị mắc kẹt trong kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ví dụ như bánh mì, kẹo dẻo, các loại hạt…

3. Bị sâu răng nên ăn gì?

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, khi bị sâu răng, phần tủy răng khá nhạy cảm, cơn đau nhức dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Lúc này, cần bổ sung một số thực phẩm có lợi giúp tăng đề kháng và hỗ trợ răng chắc khỏe.

  • Các thực phẩm mềm, dễ nhai: Giúp giảm áp lực lên vùng răng đang tổn thương. Ví dụ: Cháo, súp, trứng, cơm dẻo, bánh ngọt mềm, các món hầm, trái cây chín (3).
  • Rau xanh: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho răng, giúp tăng cường sức đề kháng. Ví dụ: Cải xoăn, cải thìa, rau bina, đậu  bắp…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Cung cấp canxi giúp răng chắc khỏe. Ví dụ: Sữa tươi, sữa chua, phô mai…
  • Thịt nạc, cá: Cung cấp protein cần thiết cho cơ thể. Ví dụ: Thịt thăn heo, thịt ức gà, cá hồi, cá ngừ.
  • Nước lọc: Uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày giúp làm sạch miệng, loại bỏ thức ăn thừa.
Cháo, súp, sữa là thực phẩm lý tưởng dành cho người bị sâu răng

Cháo, súp, sữa là thực phẩm lý tưởng dành cho người bị sâu răng

4. Lưu ý khác khi bị sâu răng

Khi bị sâu răng, ngoài chế độ ăn uống thì vệ sinh thường xuyên, đúng cách cũng rất quan trọng nhằm ngừa vi khuẩn lan rộng hơn. Dưới đây là bảng hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng khi bị sâu răng chi tiết để quý vị tham khảo:

Đánh răng

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Đánh răng theo chuyển động tròn, gồm cả mặt trong và mặt ngoài của răng 

Súc miệng

  • Súc miệng 2 lần/ngày, sau khi đánh răng giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa sâu răng phát triển.
  • Một số sản phẩm gợi ý: Listerine Cool Mint, Colgate Plax Peppermint Fresh Mouthwash, Kin Gingival 

Chỉ nha khoa

  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày sau khi ăn uống để làm sạch thực phẩm mắc trong kẽ răng.
  • Nhẹ nhàng đưa chỉ nha khoa vào kẽ răng và làm sạch theo chiều lên xuống, tránh làm tổn thương nướu.

Thuốc giảm đau

  • Nếu bạn cảm thấy đau nhức nhiều, có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Nếu cơn đau không giảm hoặc kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

5. Nên điều trị sâu răng như thế nào?

Khi bị sâu răng, quý vị cần đến nha khoa từ sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh trì hoãn sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp điều trị sâu răng hiệu quả như:

Trám răng

  • Trường hợp: Sâu răng ở giai đoạn đầu, lỗ sâu còn nhỏ và chưa ảnh hưởng đến tủy răng.
  • Quy trình: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu, làm sạch lỗ sâu và trám lại bằng vật liệu trám chuyên dụng (4).
  • Ưu điểm: Bảo tồn răng thật tối đa, chi phí hợp lý.
Trám răng là giải pháp điều trị răng sâu ở giai đoạn đầu

Trám răng là giải pháp điều trị răng sâu ở giai đoạn đầu

Bọc răng sứ

  • Trường hợp: Sâu răng đã lan rộng, ảnh hưởng đến tủy răng hoặc răng bị mòn, vỡ nhiều.
  • Quy trình: Bác sĩ sẽ mài nhỏ răng, lấy tủy và bọc mão răng sứ ra ngoài.
  • Ưu điểm: Tái tạo hình dáng và màu sắc răng tự nhiên, bảo vệ răng thật trước tác động bên ngoài.

Nhổ răng

  • Trường hợp: Sâu răng quá nặng, không thể phục hồi hoặc gây ảnh hưởng đến răng khác.
  • Quy trình: Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng và phục hình bằng các phương pháp như Implant, cầu răng sứ…
  • Ưu điểm: Loại bỏ ổ viêm nhiễm dứt điểm, ngăn ngừa biến chứng.

Việc tuân thủ hướng dẫn khi bị sâu răng kiêng ăn những gì sẽ giúp bạn giảm đau nhức và tránh viêm nhiễm hiệu quả. Bên cạnh đó, điều trị sâu răng tận gốc cũng nên được thực hiện càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nếu quý khách đang gặp vấn đề về sâu răng, hãy liên hệ với Nha khoa Paris để được tư vấn chi tiết.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ