19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, các hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh răng miệng đều được bảo hiểm chi trả nếu bạn tham gia đóng bảo hiểm. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Trám răng có được bảo hiểm y tế không?” là có. Tuy nhiên, khi răng bị mẻ, vỡ liên quan đến bệnh lý như răng sâu, vỡ tự nhiên… và được bác sĩ chỉ định trám thì mới được chi trả bởi bảo hiểm y tế. Ngược lại, bảo hiểm y tế sẽ không được áp dụng nếu bạn trám răng với mục đích thẩm mỹ.
Trám răng có được hưởng Bảo hiểm Y Tế trong trường hợp bác sĩ chỉ định trám để khắc phục các vấn đề liên quan đến răng như: chữa sâu răng, điều trị viêm tủy răng.
Luật Bảo hiểm y tế quy định: “Những dịch vụ thăm khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con được hưởng bảo hiểm y tế nếu chưa được ngân sách quốc gia chi trả”.
Theo đó, khám răng và điều trị các bệnh lý về răng miệng sẽ được bảo hiểm y tế chi trả về giá tiền khám, điều trị hay mua thuốc chữa bệnh về răng. Tuy nhiên, nếu như bạn khám răng định kỳ thì không nằm trong danh sách được hưởng.
Các trường hợp liên quan đến răng miệng sẽ được chi trả bảo hiểm là:
– Sâu răng
– Nhổ răng số 8 mọc ngầm, mọc lệch
– Viêm răng, điều trị tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu…
Cũng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, trám răng trong những trường hợp mắc bệnh răng miệng do chỉ định của bác sĩ sẽ có mức hưởng 40% – 100% chi phí điều trị. Mức hưởng trên tùy thuộc vào địa chỉ mà bạn thực hiện trám răng.
Với những người khám và điều trị ở các cơ sở cùng tuyến thì mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ dao động trong khoảng 80-100% tùy theo từng đối tượng. Các trường hợp khám, chứa bệnh trái tuyến và chuyển tuyến thì bảo hiểm sẽ chi trả khoảng 40 – 100%.
Điều 22 luật bảo hiểm xã hội, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:
Hiện chưa có nha khoa nào thực hiện dịch vụ trám răng bảo hiểm y tế. Do đó, đối với trường hợp bảo hiểm y tế thuộc nhà nước thì sẽ được chi trả tại các cơ sở y tế công lập và có sự điều chỉnh chi phí nếu điều trị trái tuyến.
Thủ tục trám răng được hưởng bảo hiểm y tế cũng phải tuân theo đúng quy trình thăm khám và điều trị như các bệnh thông thường khác. Quy trình đó được diễn ra theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Lấy số thứ tự, viết phiếu đăng ký thăm khám.
Bước 2: Bệnh viện tiếp nhận khám bệnh bằng BHYT.
Bước 3: Khám tại phòng khám chuyên khoa.
Bước 4: Thanh toán các khoản phí cần chi trả theo quyền lợi của bảo hiểm.
Bước 5: Xét nghiệm cận lâm sàng và chờ lấy kết quả theo thời gian ghi trên giấy hẹn.
Bước 6: Bác sĩ chẩn đoán, giải thích tình trạng răng, đồng thời đưa ra chỉ định và tiến hành điều trị trám răng.
Bước 7: Đến quầy lĩnh thuốc BHYT (nếu có), thanh toán chi phí thuốc, tự chi trả chi phí thuốc ngoài danh mục bảo hiểm và nhận thuốc.
Lưu ý: Để được thanh toán bảo hiểm y tế khi khám và trám răng, bạn cần mang đầy đủ các loại giấy tờ cá nhân như:
Căn cước công dân/chứng minh nhân dân.
Bằng lái xe.
Thẻ bảo hiểm y tế còn hiệu lực để xuất trình khi nhân viên y tế yêu cầu.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề “trám răng có được bảo hiểm y tế không” mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, trám răng vẫn được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định. Nếu như bạn còn vấn đề đưa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×