
Tùy vào từng mức độ sâu răng hàm ở trẻ 7 tuổi bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Điển hình, ở mức độ sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu răng để tiêu diệt những mầm mống gây bệnh rồi thực hiện tái khoáng. Ngoài ra còn hai phương pháp nữa là hàn răng và nhổ răng. Do đó, để trả lời chính xác câu hỏi trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì phụ huynh nên đưa bé đi khám nha khoa.
Tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ diễn ra rất phổ biến và có tỷ lệ cao hơn so với người lớn.
Nguyên nhân là do răng sữa của trẻ em có phần men răng và ngà răng mỏng, yếu hơn răng của người lớn rất nhiều. Vậy nên răng sữa rất dễ bị vi khuẩn tấn công và phát triển thành bệnh lý sâu răng.
Thêm vào đó, với tâm lý răng sữa chỉ là “răng tạm” nên nhiều phụ huynh chưa chú trọng vào việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé. Điển hình là trong việc vệ răng hàng ngày, thăm khám bác sĩ nha khoa nên răng của trẻ càng có nguy cơ cao bị sâu răng hơn.
Nhưng đây thực chất là một quan điểm hết sức sai lầm, vì răng sữa của trẻ đóng vai trò rất quan trọng không khi chỉ là ăn nhai hay thẩm mỹ mà chúng còn ảnh hưởng đến phát âm và sự phát triển của răng vĩnh viễn sau đó.
Trẻ em dễ bị sâu răng hơn so với người lớn
Sâu răng nói chung và sâu răng hàm ở trẻ 7 tuổi nói riêng là tình trạng tổn thương, mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây nên bởi vi khuẩn trong khoang miệng.
Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý sâu răng ở trẻ nhỏ, nhưng phổ biến vẫn là:
Cách tốt nhất để chữa sâu răng hàm cho bé 7 tuổi là nên đưa đến phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng và đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.
Tùy vào từng mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp cụ thể là tái khoáng, hàn răng hoặc nhổ bỏ.
Ở mức độ sâu răng hàm nhẹ, tức là bệnh mới chỉ khởi phát chưa phá hủy men răng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tái khoáng để điều trị răng sâu.
Khi thực hiện, đầu tiên bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch vết sâu răng của trẻ để tiêu diệt những mầm mống gây bệnh.
Tiếp đến, bác sĩ bôi gel Fluorid hay quét lên răng của trẻ một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu. Nhờ vậy giúp ngăn không cho các loại vi khuẩn tiếp tục phá hủy men răng.
Quá trình tái khoáng cũng rất nhanh chóng và cũng không gây ra tình trạng đau đớn hay quá khó chịu nào.
Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao – Tái khoáng răng hàm bị sâu cho bé
Khi răng hàm của trẻ đã bắt đầu hình thành các lỗ sâu, nhưng chưa quá lớn thì bác sĩ thường chỉ định hàn răng để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xuống các tổ chức phía dưới.
Kỹ thuật hàn răng sâu được thực hiện vô cùng đơn giản và nhẹ nhàng, không gây đau đớn gì cho bé.
Bác sĩ sẽ lấy đi những mô răng đã bị hỏng, làm sạch bề mặt răng và dùng vật liệu chuyên dụng để lấp đầy những lỗ hổng. Quá trình thực hiện chỉ diễn ra khoảng 15 – 30 phút.
Trong trường hợp răng của bé sâu quá nặng, gần như thân răng đã bị phá hỏng hết và chỉ còn lại chân răng. Hơn thế, còn có các dấu hiệu trẻ bị sâu răng ăn vào tủy với những cơn đau dữ dội thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm sâu cho bé.
Đây cũng là thời điểm không thể bảo tồn được răng hàm cho bé nữa, đồng thời các phương pháp trên cũng không còn hiệu quả.
Việc nhổ răng hàm bị sâu cho bé không chỉ giúp điều trị sâu răng triệt để mà còn giúp ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như vi khuẩn lây lan diện rộng, viêm nha chu, nhiễm trùng máu…
Riêng đối với phương pháp bọc răng sâu cho bé, các bác sĩ nha khoa đưa ra lời khuyên là không nên áp dụng đối với các bé dưới 18 tuổi. Vì bọc răng sứ phải mài răng nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của răng cũng như cấu trúc xương hàm phía dưới.
Nhổ răng hàm bị sâu cho bé
Ắt hẳn khi nghe đến việc nhổ răng cho bé thì nhiều phụ huynh sẽ không khỏi lo lắng, nhất là khi đấy lại là răng hàm bị sâu. Tuy nhiên, bác sĩ Lê Quốc Huy (Nha Khoa Paris chi nhánh Hà Nội) đưa ra lời khuyên đối với tình trạng trẻ bị sâu răng hàm cần nhổ bỏ khi tình trạng sâu viêm quá nặng.
Theo thời gian, răng sâu khi không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ dần tấn công xuống các tổ chức phía dưới gây kích thích tủy răng. Thậm chí còn có nguy cơ vi khuẩn tấn công chân răng và ăn sâu vùng xương hàm dẫn đến các hệ lụy phức tạp.
Tất nhiên, việc nhổ bỏ răng hàm bị sâu sẽ được bác sĩ chỉ định rất rõ ràng sau khi đã kiểm tra, thăm khám chi tiết nên phụ huynh và bé yêu của mình cũng không cần quá lo lắng.
Trẻ bị sâu răng hàm nặng phải nhổ
Thực tế, răng hàm là một nhóm răng rất đặc biệt trên cung hàm, nên đối với vấn đề răng hàm bị sâu khi đã nhổ có mọc lại không sẽ được phân thành hai trường hợp là không thể mọc lại và có thể mọc lại.
Thứ nhất – Răng hàm không thể mọc lại: Đây là những chiếc răng hàm mọc lên một cách độc lập và không trải qua quá trình thay răng sữa. Tức chúng chỉ mọc một lần duy nhất và tồn tại vĩnh viễn, đó là răng hàm số 6, 7 và 8. Vì vậy, nếu như chúng bị sâu và một khi đã nhổ đi thì sẽ không bao giờ mọc lại nữa.
Thứ hai – Răng hàm có thể mọc lại: Nếu như răng hàm bị sâu cần nhổ đi là răng hàm sữa số 4 và số 5 thì phụ huynh không cần lo lắng, vì chúng vẫn sẽ mọc lại. Chúng là những chiếc răng sẽ tham gia vào quá trình thay răng sữa. Ngay cả khi không bị sâu, thì đến một thời điểm nhất định chúng vẫn cần phải nhổ bỏ để cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Đau nhức răng là một trong những triệu chứng rất điển hình của bệnh lý sâu răng. Ở giai đoạn bệnh lý phát triển, các cơn đau chỉ xuất hiện khi các bé ăn uống hoặc có tác động va chạm vào răng sâu. Nhưng càng về sau, khi vi khuẩn đã tấn công xuống các tổ chức phía dưới thì tình trạng đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn.
Ngoài việc đến phòng khám nha khoa uy tín, thì cha mẹ cũng có thể giảm đau sâu răng cho bé ngay tại nhà với những mẹo đơn giản sau:
Đau nhức răng là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị sâu răng
Răng hàm luôn là những chiếc răng đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng trên cung hàm. Theo đó, nhiệm vụ của chúng chính là nghiền nát thức ăn, giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Do đó, răng hàm bị sâu sẽ gây ra không ít ảnh hưởng xấu. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi phòng ngừa sâu răng hàm cho bé với những mẹo đầy hữu ích dưới đây.
Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách: Tạo cho bé thói quen vệ sinh răng ít nhất 2 lần trong ngày. Khi chải răng nên dạy bé đánh theo chiều dọc hoặc chuyển động xoay tròn, tuyệt đối không được chải ngang thân răng.
Cho bé súc miệng bằng nước muối: Như đã đề cập ở trên, muối có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Chưa kể chúng còn giúp nướu của bé thêm chắc khỏe. Nên sau khi bé chải răng xong hãy cho bé súc miệng với nước muối.
Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm từ sữa trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bé. Vì đây đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng.
Lấy cao răng định kỳ: 6 tháng/lần phụ huynh nên cho bé đi kiểm tra răng miệng cũng như lấy cao răng. Nhờ vậy sẽ giúp kiểm soát sức khỏe răng miệng tốt nhất cũng như phòng ngừa sâu răng hàm.
Cách phòng ngừa sâu răng hàm cho bé
Với những thông tin trong bài, ắt hẳn các phụ huynh đã biết trẻ 7 tuổi sâu răng hàm phải làm sao thì mới là tốt nhất. Tuy có rất nhiều phương pháp điều trị răng sâu theo dân gian được nhiều người chia sẻ, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Vì thế, khi bé có dấu hiệu sâu răng cha mẹ nên đưa đi khám bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×