Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hàm Trainer: Giải pháp đơn giản để sửa chữa hàm răng không đều

Loại khí cụ chỉnh nha hàm trainer (niềng răng silicon) được làm bằng chất lượng silicon dẻo, mềm, tính đàn hồi cao, có công dụng tiền chỉnh nha và đưa về đúng khớp cắn. Hàm thường áp dụng cho độ tuổi thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn của trẻ, ít sử dụng cho người trưởng thành. Có 4 loại Hàm trainer phổ biến nhất gồm hàm nhóm J (Juniors), hàm nhóm K (Kids), hàm nhóm T (Teens) và hàm nhóm A (Adults).

1. Hàm trainer (tiền chỉnh nha) là gì?

Hàm trainer được gọi với nhiều tên khác nhau như: niềng răng bằng nhựa dẻo, hàm tiền chỉnh nha, niềng răng silicon,… (1)

Khí cụ được sử dụng cho những trẻ đang trong giai đoạn phát triển răng mà bị sai lệch hoặc có nhu cầu nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn, hạn chế tối đa trường hợp hô, móm khi trưởng thành. Người lớn cũng sử dụng loại hàm nắn chỉnh răng này khá nhiều. Đây là khí cụ chỉnh nha được làm từ vật liệu tổng hợp như silicon mềm hoặc polyuretan – những vật liệu có độ đàn hồi tốt.

Hàm trainer có các gờ mặt ngoài cung răng trên và dưới, những gờ này hình parapol, phù hợp với các kích cỡ răng khác nhau và thuận tiện trong việc điều chỉnh.

Hàm trainer cho bé

Hàm trainer cho bé

2. Đeo hàm trainer có tốt không?

Đeo hàm Trainer cho bé trong quá trình niềng răng trainer được nhiều chuyên gia đánh giá tốt. Khay niềng có thiết kế chuẩn theo khuôn răng, có rãnh cả hàm trên và hàm dưới. Nhờ đó kéo chỉnh răng tới đúng vị trí trên cung hàm.

Bên cạnh đó, chất liệu của niềng răng Trainer đảm bảo không gây kích ứng trong khoang miệng. Loại niềng Trainer nhẹ và dễ sử dụng giúp người đeo thoải mái hơn phương pháp niềng thông thường.

Hàm trainer có 2 chức năng chính:

– Định vị hàm, chỉnh răng ngay ngắn:

Đây là công dụng nổi bật và nhìn thấy ngay được của hàm trainer cho bé. Khí cụ này giúp ổn định sự phát triển hàm răng trẻ ngay từ khi còn nhỏ, sắp xếp các răng trên khuôn hàm mọc thẳng hàng và đúng vị trí.

– Tập lại các chức năng trong khoang miệng:

Ngoài việc nắn chính răng thì hàm trainer còn giúp trẻ hạn chế những thói quen xấu như tật đẩy lưỡi, thở bằng miệng, tật nghiến răng khi đi ngủ,… (2) Việc này giúp giảm tối đa nguy cơ bị hỏng men răng và thúc đẩy sự phát triển khuôn miệng hài hòa hơn.

3. Các loại hàm trainer

Hàm trainer có 4 loại phù hợp với người dùng: hàm nhóm J (Juniors), hàm nhóm K (Kids), hàm nhóm T (Teens) và hàm nhóm A (Adults. Cần đeo hàm trong khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

3.1. Hàm nhóm J (Juniors)

Đây là nhóm dùng cho trẻ đang trong giai đoạn mọc răng sữa khoảng từ 3 – 5 tuổi. Nhóm hàm này có đặc điểm chung là rất mềm dẻo giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái nhất khi ngậm. Ba giai đoạn chính trong niềng răng dòng Junior có ký hiệu lần lượt là J1, J2 và J3.

Ngoài ra, chúng có các nệm khí tạo ra lực nhẹ để giúp lưỡi đặt đúng vị trí và ngăn được các tật xấu ở trẻ trong giai đoạn này, chủ yếu là mút tay và mím môi.

3.2. Hàm nhóm K (Kids)

Trẻ đang trong độ tuổi thay răng và mọc răng vĩnh viễn (5 – 10 tuổi) thích hợp dùng loại hàm nhóm K. Loại này cũng có thiết kế giống với nhóm hàm J nhưng có độ cứng cao hơn. Hàm dòng Kids là được ký hiệu với ba giai đoạn là K1, K2, K3.

Hàm nhóm K vừa giúp hạn chế tật xấu răng miệng, vừa có thể điều trị tình trạng khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở (3).

3.3. Hàm nhóm T (Teens)

Trẻ từ 10 – 15 tuổi đã mọc đủ răng vĩnh viễn và đang trong quá trình hoàn chỉnh sẽ được chỉ định dùng hàm nhóm T.

Với bốn giai đoạn được ký hiệu là T1, T2, T3 và T4, loại hàm nhóm T đặc biệt quan trọng trong sự phát triển răng miệng sau này của trẻ, giúp trẻ phát triển răng hoàn thiện nhất.

3.4. Hàm nhóm A (Adults)

Đây là nhóm hàm hỗ trợ dùng cho người lớn (trên 15 tuổi). Lúc này, phần xương hàm đã cưng chắc lại nên việc sử dụng hàm này chỉ mang tính chất hỗ trợ hoặc dùng cho trường hợp răng lệch lạc ở mức độ nhẹ nhất.

Đây đồng thời cũng là khí cụ dùng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, giúp ổn định kết quả và tránh tái phát lệch răng, đặc biệt ở vùng răng cửa.

Hàm Adults có 3 giai đoạn niềng là A1, A2 và A3. Cấu tạo của nhóm hàm này dày và cứng chắc hơn rất nhiều so với 3 nhóm hàm dành cho trẻ em bên trên, giúp tác động lực nhiều hơn đến phần răng và hàm đã cứng chắc ở người trưởng thành.

Hàm nhóm A (Adults)

Hàm nhóm A (Adults)

4. Trường hợp nào không sử dụng hàm trainer

Niềng răng trainer thường sử dụng cho trẻ từ 6 đến 15 tuổi. Khi răng của trẻ đang phát triển, giúp hạn chế tình trạng răng khấp khểnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Một số trường hợp chống chỉ định đeo niềng răng Trainer gồm:

– Trẻ không hợp tác

– Trẻ có răng cắn chéo sau

– Sai khớp cắn hạng 3 nặng (4)

– Tắc nghẽn hoàn toàn đường mũi

5. Niềng răng hàm trainer giá bao nhiêu

So với các phương pháp niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt khác thì niềng răng trainer có chi phí thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, giá niềng răng trainer tại Nha khoa Paris như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Trainer Khí Cụ Chỉnh Nha mức 1Bộ3.000.000
Trainer Khí Cụ Chỉnh Nha mức 2Bộ6.000.000

6. Cách đeo hàm trainer cho bé tại nhà

Để đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất, cần sử dụng hàm trainer theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. Cách sử dụng hàm đúng cách như sau:

– Đầu tiên vệ sinh răng miệng và hàm trainer sạch sẽ. Sau đó để hàm khô tự nhiên

– Đặt hàm vào lòng bàn tay và mặt lưỡi hướng lên trên

– Đặt hàm silicon vào hàm dưới của răng

– Dùng tay ấn nhẹ hàm sao cho chúng bao phủ hết phần thân răng, cần hướng dẫn trẻ đặt lưỡi vào đúng vị trí thẻ lưỡi

– Để trẻ cắn nhẹ nhàng hàm trên xuống hàm trainer cho khớp vị trí

– Trẻ cần cắt chặt 2 hàm lại với nhau, ngậm miệng bình thường và thở bằng mũi

Khi đeo hàm cần lưu ý về cách sử dụng dưới đây:

– Đeo hàm vào ban đêm và đeo thêm ít nhất là 1 giờ vào ban ngày. Nếu trong thời gian đầu trẻ chưa quen, có thể tập cho trẻ đeo khoảng 2 – 3 giờ/ngày

– Việc vệ sinh hàm bằng nước muối ấm cần được thực hiện ít nhất 2 lần/ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh răng miệng cho trẻ

– Nên thực hiện thăm khám định kì cho trẻ 2 tháng/lần trong suốt quá trình đeo hàm và đổi hàm trainer khi đã sử dụng được 8 – 10 tháng (hoặc theo chỉ định của bác sĩ nha khoa)

– Hãy ngừng sử dụng hàm nếu thấy các dấu hiệu bất thường như viêm nướu, đau răng và đưa trẻ đi khám

Cách đeo hàm tiền chỉnh nha

Cách đeo hàm tiền chỉnh nha

7. Hướng dẫn tập hàm đúng cách

Để đảm bảo hiệu quả khi niềng răng Trainer cho trẻ, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ tập hàm đúng cách. Dưới đây là các bài tập cơ bản và nâng cao cho hàm bạn có thể tham khảo.

7.1. Bài tập cơ bản cho hàm

Trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị, việc tập các bài tập hàm cơ bản sẽ giúp trẻ thích nghi với khí cụ Trainer một cách dễ dàng hơn.

Thực hiện như sau:

– Hướng dẫn trẻ thực hiện hít vào và thở ra qua lỗ mũi đều đặn, nhịp nhàng để đảm bảo đường mũi thông thoáng khi đeo khí cụ. Hít vào bằng lỗ mũi phải rồi thở ra bằng lỗ mũi trái. Sau đó đổi bên. Thực hiện lại động tác 10 lần

– Xoa bóp nhẹ hai bên cánh mũi để giúp thông mũi

7.2. Bài tập nâng cao cho hàm

Sau khi trẻ đã thích nghi với việc đeo khí cụ, các bài tập hàm nâng cao sẽ giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho hàm.

– Bài tập con khỉ: hướng dẫn trẻ đặt lưỡi giữa môi dưới và răng dưới và di chuyển qua lại giữa các bên của hàm dưới để tăng cường sức mạnh của cơ hàm

– Bài tập thổi bong bóng: cho trẻ thổi bong bóng từ môi dưới và đẩy bóng khí xuống phần cằm

– Bài tập mím môi: hướng dẫn trẻ mím chặt môi xung quanh một vật thể (như một chiếc muỗng) để tăng cường sự kiểm soát và sức mạnh của hàm

7.3. Kỹ thuật và lưu ý khi tập hàm

Bố mẹ cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện bài tập hàm cho trẻ:

– Hãy đảm bảo trẻ thực hiện các bài tập hàng ngày và đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất. Lên lịch trình hằng ngày để dành thời gian cho việc tập hàm

– Luôn lắng nghe phản hồi từ trẻ và điều chỉnh các bài tập cho phù hợp nếu cần thiết. Nếu trẻ cảm thấy đau hoặc không thoải mái khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, hãy tạm dừng và thảo luận với bác sĩ điều trị

– Nếu trẻ gặp bất kỳ vấn đề nào hoặc cảm thấy không thoải mái khi thực hiện bài tập, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ. Bác sĩ sẽ giúp định hình kế hoạch tập hàm phù hợp với tình trạng cụ thể của trẻ

Lưu ý khi thực hiện bài tập hàm cho trẻ

Lưu ý khi thực hiện bài tập hàm cho trẻ

8. Một số tác hại khi đeo hàm trainer sai cách

Nếu mua phải hàm Trainer kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, có nguy cơ gặp phải các vấn đề như đau nhức, nhiễm trùng, viêm nướu,…

Hơn nữa, đeo hàm sai cách, chưa qua thăm khám của bác sĩ có thể làm lệch khớp cắn, mất răng, do kích thước hàm không thích hợp, quá lớn hoặc quá nhỏ.

– Bệnh lý nha chu: bộ niềng răng trainer kém chất lượng thường được chế tác từ vật liệu không đảm bảo vệ sinh có thể khiến người đeo dễ mắc các bệnh nha chu như sưng nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng, sưng viêm lợi,…

– Tổn thương mô mềm: sử dụng hàm niềng răng không đúng cách có thể gây tổn thương cho các mô mềm quanh miệng, gây đau nhức, khó chịu cho trẻ

– Lệch khớp cắn: nếu đeo niềng răng Trainer không đúng cách sẽ khiến răng bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng hơn. Do kích thước cung răng của mỗi người là khác nhau nên nếu dùng chung một hàm sản xuất đại trà có thể dẫn đến lệch lạc

– Mất răng: nếu dùng hàm silicon không qua sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ không kiểm soát được lực trên khí cụ, có thể gây lộ chân răng, nghiêm trọng hơn là mất răng

Hàm trainer là công cụ hữu ích trong việc niềng răng cho trẻ, giúp trẻ có được nụ cười đẹp và sức khỏe răng miệng tốt. Để được tư vấn về loại hàm niềng răng trainer phù hợp, bạn có thể liên hệ đến hotline 19006900, các bác sĩ Nha khoa Paris sẽ liên hệ lại và tư vấn miễn phí cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề hàm trainer
Niềng răng trainer là gì? Ưu điểm và hiệu quả ra sao

Niềng răng trainer là gì? Ưu điểm và hiệu quả ra sao

Trong thời gian gần đây, phương pháp niềng răng trainer nổi lên như một hiện tượng mới, khiến nhiều người “phát cuồng” với cách niềng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map