Đặt lịch hẹn

Nhổ răng vào ngày đèn đỏ: Nguy hiểm và cần hạn chế

Nhổ răng không phải là một kỹ thuật khó trong nha khoa, tuy nhiên vẫn có những thời điểm chúng ta không nên thực hiện. Vậy có nên nhổ răng ngày đèn đỏ không, hãy tìm kiếm đáp án trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris.

1. Có nên nhổ răng ngày đèn đỏ không?

Theo tiến sĩ – bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) trả lời: “Không nên thực hiện việc nhổ răng trong khoảng thời gian có kinh nguyệt. Bởi lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường chưa hoạt động ổn định, có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đớn và tăng nguy cơ nhiễm trùng”.

Điều quan trọng, nếu nhổ răng vào những ngày đèn đỏ rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề dưới đây.

1.1. Nguy cơ bị khô ổ răng

Trong thời gian hành kinh, nồng độ Estrogen trong cơ thể phụ nữ thường tăng cao nên sẽ làm tăng nguy cơ bị khô ổ răng. Điều đó làm cho xương, dây thần kinh bên trong huyệt răng sau khi nhổ lộ ra ngoài khiến bạn cảm thấy đau nhức nhiều và vết thương lâu lành hơn.

Hậu quả khi bị khô ổ răng:

– Đau nhức dữ dội.

– Huyệt răng lâu lành.

– Dễ bị nhiễm trùng huyệt răng.

– Ảnh hưởng đến dây thần kinh.

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.

– Suy giảm chất lượng xương ổ răng.

1.2. Mất nhiều máu hơn

Do chức năng đông máu trong những ngày đèn đỏ không hoạt động tốt, nên nếu tiến hành nhổ răng sẽ gây ra tình trạng mất máu nhiều hơn, thậm chí là không cầm máu được.

Hậu quả của việc mất máu nhiều sau khi nhổ răng:

– Viêm tắc tĩnh mạch.

– Viêm phế nang.

– Viêm tủy xương.

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng huyệt răng.

– Sốt cao, cơ thể mệt mỏi.

– Hệ miễn dịch duy giảm.

– Tụt huyết áp, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Có nên nhổ răng vào ngày đèn đỏ không?

Nhổ răng vào ngày đèn đỏ sẽ bị chảy máu nhiều hơn

2. Nhổ răng khôn có gây tình trạng chậm kinh không?

Theo tiến sĩ – bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, việc nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt nói riêng hoàn toàn không gây ra tình trạng chậm kinh.

Trên thực tế, có một số chị em gặp phải tình trạng chậm kinh sau khi thực hiện nhổ răng khôn, nhưng nguyên nhân của hiện tượng trên thường là do:

– Căng thẳng quá độ.

– Nội tiết tố thay đổi.

– Tăng cân đột ngột.

– Giảm cân đột ngột.

– Vận động quá mức.

– Sử dụng chất kích thích.

– Tiền mãn kinh.

– Tác dụng phụ khi uống một số loại thuốc.

Nếu như có tình trạng chậm kinh sau khi nhổ răng số 8 xảy ra, bạn hãy:

– Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày điều độ.

– Nghỉ ngơi một cách khoa học.

– Thư giãn nhẹ nhàng.

– Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không kiêm khem quá độ.

– Ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngủ trước 11 giờ đêm.

Còn trong trường hợp bị chậm kinh nhiều ngày, bạn nên đi thăm khám bác sĩ phụ khoa.

3. Nên nhổ răng khôn vào lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt?

Theo bác sĩ Công, bạn nên đi nhổ răng vào những ngày sau khi đã hết đèn đỏ, vì đây là thời điểm lượng Estrogen sẽ giảm ở mức thấp. Do đó tình trạng chảy máu hay đau nhức cũng được giảm thiểu rất nhiều.

Phụ nữ nên nhổ răng khôn vào thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt?

Nên nhổ răng khôn vào thời điểm đã hết kinh nguyệt

4. Vừa hết kinh nguyệt có nên nhổ răng không?

Chị em phụ nữ sau khi vừa kết thúc hành kinh thì cũng không nên nhổ răng luôn. Bởi khi vừa hết kinh nguyệt xong, thể chất của chị em vẫn còn khá yếu, chức năng đông máu cũng chưa hoạt động được tốt nhất.

5. Nhổ răng xong đến tháng có sao không?

Khi vừa nhổ răng xong mà lại đến tháng có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi tăng lên so với mức bình thường. Điều này có thể do mất máu quá nhiều sau quá trình nhổ răng, hệ miễn dịch yếu đi và làm chậm quá trình chữa lành của vết thương sau nhổ răng.

6. Một số câu hỏi thường gặp khi nhổ răng ngày đèn đỏ

Liên quan đến vấn đề nhổ răng ngày đèn đỏ, dưới đây là những thắc mắc thường gặp nhất và giải đáp chi tiết:

6.1. Nhổ răng trong ngày đèn đỏ có nguy hiểm không?

Nhổ răng ngày đèn đỏ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khoẻ như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, quá trình hồi phục chậm hơn. Nguyên nhân là do thời kỳ kinh nguyệt có những thay đổi về hormone, lượng estrogen và progesterone tăng cao ảnh hưởng đến khả năng đông máu và hệ miễn dịch của cơ thể.

6.2. Có nên trì hoãn việc nhổ răng nếu vào ngày đèn đỏ không?

Nên trì hoãn nhổ răng vào ngày đèn đỏ bởi giai đoạn nguyệt san chỉ kéo dài tối đa 7 ngày. Đây là khoảng thời gian có thể tạm hoãn việc nhổ răng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe hay để lại hậu quả nguy hiểm. 

6.3. Có những loại răng nào nên tránh nhổ trong ngày đèn đỏ?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, tất cả các loại răng đều nên tránh nhổ vào ngày đèn đỏ để hạn chế những hậu quả như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, chậm phục hồi do sự thay đổi của hormone trong cơ thể.

6.4. Tại sao ngày đèn đỏ được coi là không may mắn?

Theo quan điểm xưa, kinh nguyệt được xem là chất bẩn cơ thể đào thải ra ngoài để duy trì sự cân bằng. Ngoài ra, kinh nguyệt được xem là dơ bẩn về mặt tâm linh. Phụ nữ vào ngày “đèn đỏ” không được đến các nơi thờ cúng trang nghiêm như đền, chùa. Họ cần tránh thắp hương tại gia bởi có thể đem lại xui xẻo, năng lượng tiêu cực.

Trên đây là giải đáp chi tiết của Nha Khoa Paris về vấn đề có nên nhổ răng vào ngày đèn đỏ không. Mong rằng, bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khoẻ.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ