16/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng số 5 là chiếc răng có vai trò quan trọng trên cung hàm, hỗ trợ ăn nhai và cắn xé cho răng nanh. Nếu răng số 5 bị sâu hoặc mắc bệnh lý nghiêm trọng gây viêm nhiễm thì cần phải nhổ bỏ. Vậy nhổ răng số 5 có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Những chiếc răng số 5 tham gia vào quá trình nhai thức ăn. Nếu răng số 5 gặp bệnh lý về răng miệng không quá nghiêm trọng thì bác sĩ vẫn ưu tiên áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn tối đa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cần phải nhổ răng số 5 như:
– Răng số 5 bị sâu nghiêm trọng, xâm lấn vào tủy và không thể bảo tồn răng. Nhổ răng sẽ điều trị tận gốc tình trạng sâu và hạn chế sâu răng ăn lan sang các răng xung quanh
– Răng số 5 bị nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng,… ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và không thể chữa trị được nữa
– Răng gặp tình trạng lung lay, tai nạn làm gãy vỡ,… áp dụng biện pháp trám răng để bảo tồn nhưng không hiệu quả
– Răng mọc sai hướng, mọc ngầm gây u nang dưới lợi
– Nhổ răng để chỉnh nha khi không có đủ khoảng trống trên cung hàm, để tăng thêm không gian trong miệng, cho phép răng di chuyển đúng vị trí tốt hơn
Nhổ răng số 5 thường đơn giản và không gây nguy hiểm. Vì răng số 5 có kích thước nhỏ và hầu hết chỉ có 1 chân nên quá trình nhổ răng không gây đau đớn hoặc có cảm giác ê nhẹ sau khi nhổ răng. Hơn nữa, với kỹ thuật nha khoa hiện đại, có thể giúp bạn loại bỏ tận gốc chân răng mà không làm tổn thương nướu hay dây thần kinh xung quanh.
Để tránh biến chứng sau khi nhổ răng yêu cầu các thiết bị sử dụng phải vô trùng, quy trình thực hiện chuẩn y khoa. Ngoài ra bác sĩ trực tiếp thực hiện phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm mới đảm bảo sự an toàn khi nhổ răng.
Dù nhổ răng số 5 chỉ là tiểu phẫu nhỏ nhưng để quá trình thực hiện an toàn và không gây biến chứng còn phụ thuộc vào các yếu tố: tình trạng răng miệng, phương pháp nhổ răng và trình độ bác sĩ.
Nếu sức khỏe của bạn bình thường, không mắc các bệnh về máu, tim mạch hay huyết áp thì việc nhổ răng diễn ra bình thường.
Nếu có tiền sử bệnh viêm nướu thì việc nhổ răng số 5 cần rất thận trọng. Vì viêm nướu không được chữa triệt để hoặc đang tái phát thì nhổ răng có thể sẽ nguy hiểm, gây chảy máu kéo dài ở vị trí quanh răng đang tổn thương.
Bạn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp nhổ răng là nhổ răng bằng kìm và nhổ răng bằng máy siêu âm. Tuy nhiên, phương pháp nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome vẫn được bác sĩ khuyến cáo thực hiện để mang đến trải nghiệm nhổ răng an toàn hơn và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Ngoài công nghệ nhổ răng thì tay nghề của bác sĩ có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm thì những vấn đề xấu cũng dễ phát sinh. Ngược lại, với bác sĩ đảm bảo đủ trình độ, kinh nghiệm thì quá trình nhổ răng số 5 sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, được đánh giá tốt. Tìm hiểu kỹ về chuyên môn của bác sĩ trước khi quyết định có nên nhổ răng số 5 hay không.
Quy trình thực hiện nhổ răng số 5 chuẩn y khoa với các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra sức khỏe răng của bạn và chụp phim X-quang để xác định hình dáng, chiều dài, vị trí răng số 5 cần nhổ.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bạn để tránh trường hợp viêm nhiễm khi nhổ răng.
Bước 3: Gây tê
Bạn sẽ được tiêm thuốc tê tại vị trí nhổ răng để giảm cảm giác đau trong quá trình thực hiện. Thuốc tê được dùng có hiệu quả giảm đau mạnh và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Bước 4: Nhổ răng
Bác sĩ tiến hành nhổ răng bằng phương pháp truyền thống hoặc bằng sóng siêu âm hiện đại tùy vào lựa chọn của khách hàng. Tuy nhiên bạn nên nhổ răng bằng sóng siêu âm sẽ nhanh chóng, ít xâm lấn và quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn.
Bước 5: Khâu vết thương và chăm sóc tại nhà
Sau khi nhổ răng, vết thương sẽ được khâu bằng chỉ nha khoa. Bạn cần cắn chặt bông ở vị trí vết thương. Bác sĩ kê thuốc giảm đau tại nhà, hướng dẫn chăm sóc răng miệng và đặt lịch tái khám.
Răng số 5 có chức năng khá quan trọng trên cung hàm, vì thế khi mất răng sẽ dẫn đến các tình trạng sau:
– Gây mất cân đối khuôn mặt: răng số 5 bị mất sẽ tạo ra khoảng trống trên cung hàm, làm mất lực ăn nhai ở vị trí này. Qua đó dẫn đến tiêu xương hàm theo thời gian, làm hõm nướu và mất cân đối khuôn mặt. Người bệnh trông già hơn so với tuổi, lão hóa nhanh
– Mất thẩm mỹ: mất răng số 5 có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, làm mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày
– Giảm khả năng ăn nhai: mất răng số 5 làm giảm khả năng ăn nhai, thức ăn không thể nghiền nhỏ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và chức năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể
– Xô lệch của các răng khác: mất răng số 5 mà không phục hình lại, các răng còn lại sẽ bị xô lệch do lực nhai không phân phối đều
– Rối loạn khớp thái dương hàm: lực nhai tác động không đều lên các răng kế cận răng mất, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh liên kết giữa hai xương hàm và có thể dẫn tới rối loạn khớp thái dương hàm
– Gây nhiều bệnh lý: răng số 5 mất đi sẽ để lại khoảng trống trên cung hàm. Thức ăn thừa dễ mắc lại, tích tụ vi khuẩn, gây sâu các răng bên cạnh hoặc hôi miệng
Khi nhổ bỏ răng số 5 ở hàm trên hoặc hàm dưới, cách hạn chế tốt nhất những biến chứng mất răng chính là khôi phục lại răng bằng các biện pháp như làm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp hay trồng răng Implant.
– Sử dụng hàm giả tháo lắp:
Đây là cách phổ biến ở người lớn tuổi khi bị mất răng, sâu răng không thể giữ được do tuổi cao và không chịu được đau đớn khi trồng răng thay thế. Hàm giả tháo lắp không phù hợp với những người trẻ vì tuổi thọ không được bền lâu và chức năng ăn nhai kém.
Hàm giả tháo lắp có chi phí thấp, dễ tháo rời để vệ sinh khoang miệng. Tuy nhiên phương pháp này không còn được áp dụng nhiều, người dùng hàm giả khó phát âm, xương hàm có thể bị tiêu biến theo thời gian.
– Làm cầu răng sứ:
Với trường hợp mất một hoặc một vài răng, chân răng còn tốt, cầu răng sứ có thể là biện pháp tạm thời hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là đem lại tính thẩm mỹ và răng thay thế có khả năng ăn nhai tốt và chi phí thực hiện không quá cao.
Tuy nhiên, để làm được cầu răng, bác sĩ bắt buộc phải mài hai răng thật số 4 và số 6 rồi mới có thể bọc sứ lên được.
– Cấy ghép Implant:
Trồng răng Implant cải thiện tối ưu nhất tình trạng tiêu xương hàm và xô lệch các răng mà không gây ảnh hưởng tới các răng lân cận như cầu răng sứ. Trồng răng implant là giải pháp vĩnh viễn, bạn sẽ không lo lắng sự xuống cấp theo thời gian.
Cấy ghép Implant được cho là biện pháp khôi phục răng đã mất tốt nhất với độ an toàn cao, hiệu quả tối ưu. Điểm hạn chế của phương pháp này là mất nhiều thời gian có thể từ 3 – 6 tháng. Thêm vào đó, chi phí cho mỗi chiếc răng đơn giản cũng mất từ 8 – 30 triệu đồng tùy vào trụ và răng sứ lựa chọn.
Các biện pháp chăm sóc sau khi nhổ răng số 5 đúng cách như sau:
– Đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hết mảng bám trong răng và kẽ răng
– Bổ sung dinh dưỡng với nhiều rau xanh, canxi, hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, axit ăn mòn hoặc tinh bột
– Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức uống có gas,…
– Khám răng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc khi thấy có biểu hiện răng sâu, lung lay, ê buốt,…
Với những chia sẻ trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nhổ răng số 5 có nguy hiểm không và các phương pháp phục hình răng đã mất. Khi thực hiện nhổ răng hay trồng răng, bạn nên tới các địa chỉ chuyên khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×