Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Thần chú chữa đau răng – Quy tắc khi vệ sinh răng miệng

Đau răng luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn trong ăn uống cũng như là giao tiếp hàng ngày. Sử dụng các thần chú chữa đau răng sau đây sẽ thuyên giảm bệnh nhanh chóng.

Cơn đau nhức răng dai dẳng và âm ỉ sẽ làm mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và công việc hàng ngày. Nếu đang bị cơn đau răng hoành hành, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Nha khoa Paris sẽ bật mí thần chú chữa đau răng an toàn và hữu hiệu.

1. Thần chú chữa đau răng

Các thần chú chữa đau răng hiệu quả là: chườm đá, súc miệng bằng nước muối ấm, dùng bạc hà, dùng lá ổi, lá trầu không và sử dụng nước súc miệng Hydrogen peroxide.

1.1. Chườm đá giúp giảm đau răng

Chườm đá sẽ khiến mạch máu co lại, làm chậm lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương. Việc làm lạnh đột ngột trong thời gian ngắn cũng có tác dụng làm giảm hoạt động của dây thần kinh, cơn đau răng sẽ giảm rõ rệt (1).

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị ít đá lạnh rồi dùng khăn vải bọc lại. Ưu tiên khăn vải có độ dày vừa phải

– Dùng khăn chườm lên vùng răng bị đau nhức trong 15 – 20 phút

– Di chuyển nhẹ nhàng theo hình vòng tròn để tránh bỏng lạnh

Chườm đá giúp giảm đau răng

Chườm đá giúp giảm đau răng

1.2. Súc miệng bằng nước muối ấm

Muối là khoáng chất có thành phần chính là Natri Clorua có tính kháng khuẩn cao, giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm đau nhức răng nhanh chóng (2).

Cách thực hiện:

– Cho 5 – 10g muối hạt vào 200 – 300ml nước ấm rồi khuấy đều đến khi muối hòa tan hết

– Dùng hỗn hợp nước muối thu được ngậm trong miệng 3 – 5 phút, lặp lại nhiều lần đến khi hết lượng nước đã chuẩn bị

– Thực hiện 2 lần mỗi ngày, duy trì liên tục 2 – 3 tuần để thấy rõ hiệu quả

1.3. Dùng bạc hà trị nhức răng

Thành phần của bạc hà chứa chất tanin giúp gây tê nhẹ, kháng khuẩn và kháng viêm tốt đồng thời giảm đau răng.

Cách thực hiện:

– Ngâm 1 ít lá bạc hà khô với nước sôi vừa đủ trong 20 – 30 phút

– Súc miệng với nước trà bạc hà khoảng 2 – 3 phút để tinh chất tác dụng lên toàn bộ bề mặt răng

– Thực hiện mỗi khi cảm thấy đau răng để xoa dịu cơn đau

Dùng bạc hà trị nhức răng

Dùng bạc hà trị nhức răng

1.4. Dùng lá ổi trị nhức răng

Lá ổi chứa thành phần Astringents có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt. Thần chú chữa đau răng với lá ổi được nhiều người thực hiện như sau:

– Lấy 3 – 5 lá ổi non, đem giã nguyễn cùng ít muối ăn

– Cho vào ít nước ấm, lọc lấy nước

– Dùng tăm bông chấm vào nước rồi thoa lên vị trí răng đau

– Để đạt được kết quả tốt nhất, nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày

1.5. Dùng lá trầu không trị nhức răng

Lá trầu không chứa nhiều hợp chất tốt cho răng như Cineol, Eugenol, Chavicol,… Các hoạt chất trên có tác dụng diệt virus và kháng khuẩn tốt, giảm nhanh cơn đau nhức răng.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch 1 nắm lá trầu cùng với muối, để ráo nước

– Đun sôi lá trầu với 1 lít nước, có thể vò nát hoặc ngắt nhỏ trước đó

– Đun sôi trong 5 phút

– Sử dụng nước lá trầu để súc miệng sau khi nguội

Lá trầu không trị nhức răng

Lá trầu không trị nhức răng

1.6. Sử dụng nước súc miệng Hydrogen peroxide

Dung dịch hydrogen peroxide có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm mảng bám, giúp giảm đau răng, nướu. Đây là loại nước súc miệng giúp kháng khuẩn hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng trong điều trị đau răng do sâu răng, nhiễm trùng (3).

Cách thực hiện:

– Pha hydrogen peroxide 3% với nước theo tỷ lệ 1:1

– Súc miệng trong 30 giây

– Nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch

Sử dụng nước súc miệng Hydrogen peroxide

Sử dụng nước súc miệng Hydrogen Peroxide

2. Cách vệ sinh răng miệng hiệu quả

Để chăm sóc răng miệng hiệu quả, mỗi người cần lưu ý và thực hiện như sau:

2.1. Thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên giúp loại bỏ hết mảng bám thức ăn còn sót lại giữa kẽ răng mà bàn chải đánh răng không chạm tới được (4).

Cách thực hiện:

– Luồn đầu sợi chỉ vào kẽ răng rồi di chuyển nhẹ nhàng lên xuống nhiều lần để lấy đi thức ăn thừa và mảng bám

– Thực hiện lần lượt các thao tác như vậy với từng kẽ răng

– Dùng đầu nhọn để lấy các mảng bám và thức ăn thừa mà sợi chỉ đã lấy ra được

– Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và thức ăn ra ngoài

Sử dụng chỉ nha khoa

Sử dụng chỉ nha khoa

2.2. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày

Đánh răng đúng cách sẽ hạn chế những ảnh hưởng xấu cho nướu và răng. Dưới đây là quy trình chải răng chuẩn để bảo vệ sức khỏe răng miệng:

– Đặt bàn chải đánh răng nghiêng góc 45 độ, chải mặt ngoài theo chiều chuyển động tròn và chải lên xuống theo chiều mọc

– Chải hết mặt răng trong giống như chải mặt ngoài

– Chải mặt nhai và quanh răng hàm theo chiều tới lui

– Đặt bàn chải theo chiều đứng để chải răng cửa, rung nhẹ và chải về phía cằm

Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày

Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày

2.3. Dùng nước súc miệng liên tục

Nước súc miệng có tác dụng làm sạch vụn thức ăn và mảng bám, giúp khoang miệng được vệ sinh tốt hơn.

Cách thực hiện:

– Dùng nước súc miệng sau khi đánh răng

– Rót 15 – 20ml nước súc miệng vào cốc. Không tự ý pha loãng nước súc miệng nếu chưa có chỉ định

– Ngậm nước súc miệng trong 30 – 45 giây

– Khò họng và nhổ ra

2.4. Thường xuyên vệ sinh lưỡi

Cạo lưỡi giúp loại bỏ thức ăn dư thừa, vi khuẩn, tế bào chết trên bề mặt lưỡi bằng dụng cụ chuyên biệt hoặc bàn chải đánh răng.

Cách thực hiện:

– Đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể

– Dùng dụng cụ cạo lưỡi đưa từ cuống lưỡi về phía đầu lưỡi. Nhấn nhẹ nhàng để vừa làm sạch vừa không gây ra cảm giác khó chịu

– Cạo vài lần cho đến khi cảm thấy sạch mảng bám

– Súc miệng với nước ấm

– Vệ sinh lại dụng cụ cạo lưỡi

2.5. Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần

Cần thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng, từ đó có phương án điều trị triệt để.

Trong quá trình khám răng định kỳ, khách hàng cũng sẽ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng trong gia đình, dù là trẻ nhỏ hay người lớn tuổi.

Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần

Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần

Trên đây là các thần chú chữa đau răng nhanh chóng, dễ thực hiện tại nhà. Nếu sau khi áp dụng những cách này mà răng vẫn còn đau nhức, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Paris để có những tư vấn chuyên sâu hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Cách chữa đau răng
Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Đau răng là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và cả cuộc sống

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Đau răng là triệu chứng thường gặp nếu bạn có răng sâu, viêm nướu, mọc răng khôn,… Đau răng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh và

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
List 8 loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng

List 8 loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng

Quá trình mọc răng khôn rất dễ gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng do chúng thường mọc ngầm, mọc lệch. Những cơn đau chắc chắn sẽ ảnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Biện pháp điều trị hiệu quả

Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Biện pháp điều trị hiệu quả

Đau răng sưng má là tình trạng thường gặp khi vệ sinh răng miệng kém dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý. Tình trạng để lâu ngày sẽ gây khó

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Tình trạng răng không sâu nhưng đau là vấn đề rất nhiều bạn gặp phải. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đau răng khôn, đau do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Đang đau răng có nên nhổ không? Lưu ý quan trọng

Đang đau răng có nên nhổ không? Lưu ý quan trọng

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, hai chiếc răng hàm dưới của tôi mấy hôm nay bị sưng và đau nhức dữ dội đến mức tôi mất ăn mất ngủ, há miệng cũng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công