Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng còn sót chân nguyên nhân do đâu? Cách nhận biết và xử lý đúng

Một ca nhổ răng thành công nhất là trong ổ răng hoàn toàn không bị sót chân răng. Tuy vậy, một số trường hợp nhổ răng còn sót chân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý đúng, chân răng còn sót có nguy cơ cao gây viêm nhiễm, đau nhức và tổn hại đến răng vĩnh viễn cùng vị trí.

1. Nguyên nhân gây nhổ răng bị sót chân

Theo các bác sĩ nha khoa, nhổ răng còn sót chân có thể do các nguyên nhân dưới đây:

1.1. Sót chân răng sau nhổ do khách quan

– Nha sĩ vô tình làm sót chân răng do trình độ chuyên môn kém, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không biết nhổ răng ở các vị trí khó thực hiện.

– Bác sĩ nhổ răng sau khi nhổ răng không kiểm tra và khám lại cho người bệnh dẫn đến tình trạng sót chân răng.

– Hệ thống máy móc, thiết bị hỗ trợ nhổ răng không đảm bảo.

– Cha mẹ nhổ răng sữa cho con không đúng kỹ thuật

Nhổ răng còn sót chân do bác sĩ tay nghề kém

Nhổ răng còn sót chân do bác sĩ tay nghề kém

1.2. Nguyên nhân chủ quan – Để sót chân răng có chủ đích

Nhỏ răng khôn còn sót chân có thể do bác sĩ chủ đích để lại 1 phần chân răng bên trong.

Việc cố gắng lấy hết chân răng trong một lần nhổ sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu dưới răng, gây các biến chứng nguy hiểm như: chảy nhiều máu, mất máu, tổn thương các mô xung quanh, đứt ống dây thần kinh, đau đớn, tê nửa hàm…

Do vậy, bác sĩ cố tình để lại 1 phần chân răng trong ổ răng. Bên cạnh đó, một số trường hợp cần thiết phải để lại chân răng:

– Răng nhổ ở vị trí khó: Răng nằm sâu trong hàm, nằm ngay sát ống dây thần kinh và các mạch máu

– Chân răng hình dáng dị dạng: Chân răng bị quặp, cong, chân răng hình dùi trống… gây khó khăn cho quá trình nhổ

– Chân răng dính vào xương hàm: Lấy hết chân răng dễ làm xương hàm tổn thương, khiến người bệnh đau nhức, vết thương lâu lành hơn.

Để sót vì chân răng quá dị dạng

Để sót vì chân răng quá dị dạng

1.3.Nhổ răng khôn còn sót chân răng có sao không?

Sót chân răng sau khi nhổ răng cũng không quá nghiêm trọng nếu chân răng đó không gây viêm nhiễm.

Bởi thực tế, chân răng khôn cũng là một phần của cơ thể, nếu không bị viêm nhiễm hay hở ra ngoài môi trường thì chân răng sẽ nằm im tại chỗ và liền luôn với xương hàm. Hoặc có vài trường hợp sẽ được xương hàm đẩy trồi lên trên

Tuy nhiên, nếu chân răng số 8 còn sót lại gây viêm nhiễm, đau nhức thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay. Tùy thuộc vào tình trạng thực tếmà bác sĩ sẽ quyết định cố gắng lấy chân răng ra hay điều trị viêm nhiễm rồi để lại chân răng.

Sót chân răng dễ gây viêm nhiễm

Sót chân răng dễ gây viêm nhiễm

2. 4 Cách nhận biết sót chân răng sau khi nhổ như thế nào

– Đếm số chân răng

Hãy đếm số chân răng đã nhổ so với số chân răng thực tế. Nếu thiếu chân răng thì cần báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra lại.

– Cảm thấy đau nhức, sưng tấy

Sau khi nhổ răng và hết thuốc tê, đau nhức là dấu hiệu hoàn toàn bình thường và trong mức chịu đựng.

Nếu nhổ răng còn sót chân sẽ gây nên hiện tượng sưng tấy, đau dữ dội. Khi có dấu hiệu bất thường này, hãy đến ngay nha khoa uy tín để xử lý kịp thời.

Răng đau nhức quá sức chịu đựng

Răng đau nhức quá sức chịu đựng

– Chụp X Quang

Để biết chắc chân răng đã được loại bỏ hết, hãy yêu cầu bác sĩ chụp X Quang quanh răng để quan sát vùng chân răng mới nhổ, để xem chân răng còn trong khung hàm hay không. 

– Quan sát răng vừa nhổ

Đối với trường hợp nhổ răng sữa tại nhà, cách nhận biết nhổ răng còn sót chân là quan sát răng rụng ra không có chân răng. Đồng thời, lúc máu ngừng chảy, quan sát trong nướu vẫn còn mẩu răng màu trắng đục tại vị trí vừa nhổ. Đây chính là chân răng còn sót lại. 

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Nhổ răng hàm bị sót chân xử lý thế nào cho đúng

Sau khi nhổ răng khôn, nếu phát hiện còn sót chân răng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn giỏi để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Tuyệt đối không đá lưỡi hoặc tự ý động chạm vào nướu để lấy chân răng ra bởi có thể gây chảy máu và tổn thương đến vết nhổ răng.

Dưới đây là các cách xử lý nhổ răng còn sót chân đúng và an toàn:

– Trường hợp vùng răng không có dấu hiệu viêm nhiễm hay quá đau nhức, tức chân răng vẫn sạch, chân răng còn sót sẽ từ từ ẩn sâu vào xương, nướu. Người bệnh không cần thực hiện lấy nốt chân răng còn sót ngay lập tức.

Hãy theo dõi và đợi tới khi chân răng nhô lên khỏi nướu. Lúc này không còn nguy hiểm nữa thì bệnh nhân cần tới nha khoa để tiến hành lấy nốt chân răng còn sót.

– Nếu vùng răng bị viêm nhiễm nặng, đau nhức dữ dội, chảy máu không dừng thì cần xử lý nhanh chóng. Đầu tiên, người bệnh cần uống kháng sinh kê đơn để giảm sưng và kháng viêm. Sau đó, bác sĩ thực hiện lấy chân răng còn sót trong thời gian sớm nhất.

Cần đến nha khoa uy tín nhổ răng để phòng biến chứng

Cần đến nha khoa uy tín nhổ răng để phòng biến chứng

4. Cách phòng ngừa nhổ răng còn sót chân

Lựa chọn nha khoa uy tín để nhổ răng sẽ giúp khách hàng phòng tránh biến chứng nhổ răng còn sót chân, gây đau nhức kéo dài cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tại nha khoa Paris, các bác sĩ chủ động để lại chân răng là rất ít. Bởi kỹ thuật nhổ răng giỏi, chuẩn xác cùng sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại giúp việc nhổ răng diễn ra an toàn, đơn giản và không để lại biến chứng.

nhổ răng còn sót chân là một biến chứng đáng lo ngại. Vì vậy, bệnh nhân cần nắm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và xử lý đúng khi gặp tình trạng này. Để hạn chế tối đa sót chân răng sau nhổ, tốt nhất cần chọn nha khoa uy tín để thực hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng
Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Bạn đang thắc mắc: Răng lồi xỉ là gì? Chúng có gây ra ảnh hưởng gì không? Có nên nhổ răng này đi không? Đừng lo lắng! Ngay sau đây, các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Cách tự nhổ răng sâu tại nhà chớp nhoáng chỉ trong 1 phút

Cách tự nhổ răng sâu tại nhà chớp nhoáng chỉ trong 1 phút

Những cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho trẻ thường được cha mẹ áp dụng bởi rất nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Vậy những phương pháp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Nhổ răng xong bạn vẫn có thể đánh răng như bình thường, nhưng để vết thương không bị ảnh hưởng thì nên đánh răng sau 24 giờ, đây chính

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nhổ răng có đau không? Cách giảm đau sau khi nhổ răng hiệu quả

Nhổ răng có đau không? Cách giảm đau sau khi nhổ răng hiệu quả

Nhổ răng là một kỹ thuật đơn giản, chỉ cần thực hiện tại nha khoa uy tín sẽ không đau cũng như không có bất kỳ nguy hiểm nào. Tất

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng có giảm tuổi thọ, trí nhớ hay trọng lượng cơ thể không?

Nhổ răng có giảm tuổi thọ, trí nhớ hay trọng lượng cơ thể không?

Trong thời gian vừa qua có một vài vụ việc nhổ răng gây chết người hay làm giảm trí nhớ của người bệnh nên có khá nhiều khách hàng đang

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map