Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Có nên nhổ răng để niềng không? Lưu ý khi nhổ

Nhổ răng khi niềng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe khách hàng và cũng không hề đau hay nguy hiểm nếu được thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín. Những trường hợp nên nhổ răng để niềng: răng hô, răng khấp khểnh, răng cửa to và cung hàm hẹp.

I – Những điều phải nắm vững trước khi nhổ răng để niềng

1. Tại sao phải nhổ răng để niềng?

Ai cũng mong được niềng răng không nhổ răng, bảo toàn tối đa răng thật. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ nha khoa tư vấn khách hàng nên nhổ răng khi niềng răng.

Thực chất, niềng răng là quá trình làm dịch chuyển, sắp xếp các răng về vị trí như ý dưới sự hỗ trợ của các khí cụ nha khoa, giúp răng đều, đẹp, chuẩn khớp cắn hơn.

Nhổ răng để niềng có tác dụng tạo khoảng trống vừa đủ trên cung hàm để răng có thể dịch chuyển về vị trí chuẩn xác, tạo cung hàm tròn, đều hơn.

Trong nhiều trường hợp, cung hàm không có chỗ trống để răng dịch chuyển thì việc nhổ răng là lựa chọn tốt nhất lúc này để có một hàm răng đẹp.

Nhổ răng để niềng giúp tạo khoảng trống chỉnh nha.

Nhổ răng để niềng giúp tạo khoảng trống chỉnh nha.

2. Có nên nhổ răng để niềng không? Ai nên nhổ răng khi niềng?

Có nên nhổ răng để niềng không sẽ tùy vào từng trường hợp răng của bệnh nhân. Sau khi kiểm tra tình tình răng miệng và chụp phim X-quang để kiểm tra mật độ của răng thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn có nên nhổ răng khi niềng hay không.

Các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể để hạn chế tối đa việc nhổ răng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khi niềng răng như sau:

– Răng hô:

Đây là một dạng khiếm khuyết khiến các răng hàm trên chìa ra ngoài so với hàm dưới, khiến khuôn mặt bị nhô ra ngoài nhiều rất mất thẩm mỹ.

Răng hô có thể do hàm hô hoặc răng hô, vì thế niềng răng hô có phải nhổ răng không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây hô.

Trong trường hợp hô do răng, nguyên nhân thường do răng không đủ chỗ mọc đúng vị trí, khiến vòm hàm nhô ra, nhóm răng cửa có xu hướng chìa ra ngoài.

Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ 4 răng số 4 để tạo khoảng trống, dịch chuyển các răng cửa này vào trong giúp răng hết hô.

Răng hô cần phải nhổ răng khi niềng.

Răng hô cần phải nhổ răng khi niềng.

– Răng khấp khểnh:

Đây là hiện tượng răng mọc lệch lạc, không đồng đều giữa các răng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Hơn thế nữa, các răng khấp khểnh tạo nên những kẽ răng, lỗ hổng sẽ khiến thức ăn dễ mắc vào, tạo nên nhiều bệnh lí răng miệng rất nguy hiểm.

Để răng có thể dàn đều trên cung hàm, việc nhổ bớt răng tạo khoảng trống thường được các bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân, giúp răng thẳng hàng, đều khít hơn.

Răng khấp khểnh, chen chúc cũng cần nhổ răng trước khi chỉnh nha.

Răng khấp khểnh, chen chúc cũng cần nhổ răng trước khi chỉnh nha.

– Răng cửa to:

Bản thân hình thể răng to bẩm sinh cũng là một nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt khoảng trống trong cung hàm, dẫn đến các lệch lạc của răng như răng hô, khấp khểnh, sai khớp cắn,…

Vì vậy, đối với những người có răng cửa to, bác sĩ có thể nhổ răng khi niềng răng, thường là răng số 4 (răng không có vai trò ăn nhai, thẩm mỹ mấy) để tạo chỗ trống.

Răng cửa to sẽ phải nhổ bớt răng tạo khoảng trống

Răng cửa to sẽ phải nhổ bớt răng tạo khoảng trống

– Cung hàm hẹp:

Nhiều người có khuôn mặt nhỏ bẩm sinh do khuôn hàm hẹp, khiến răng không có đủ chỗ để mọc thẳng, đều đặn.

Tuy nhiên, đến tuổi trưởng thành họ mới quyết định niềng răng, khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, mọc cứng chắc, không thể áp dụng phương pháp nong rộng hàm ra được nữa.

Lúc này, nếu khách hàng vẫn quyết định niềng răng thì không còn cách nào khác ngoài nhổ răng để tạo khoảng trống.

Hàm hẹp, nhỏ sẽ cần nhổ răng mới có khoảng trống chỉnh nha

Hàm hẹp, nhỏ sẽ cần nhổ răng mới có khoảng trống chỉnh nha

3. Nhổ 4 răng để niềng răng là nhổ răng nào?

Thông thường, các bác sĩ sẽ nhổ 4 răng số 4 để niềng răng. Đây là chiếc răng hàm nhỏ nằm ở vị trí chính giữa của cung hàm, ít có tác dụng ăn nhai và cắn xé nhất.

Khi nhổ răng số 4 đi, các răng xung quanh sẽ dịch chuyển dàn vào để lấp khoảng trống và thay thế chức năng của chiếc răng này.

Trong trường hợp răng số 4 không thể nhổ và răng số 5 mọc quá lệch lạc mọc trồi ra khỏi cung hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 5 thay vì răng số 4.

Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể nhổ 4 răng số 8 (răng khôn) bởi chiếc răng này thường mọc lệch, mọc ngầm gây chèn ép răng số 7 khiến cho việc chỉnh nha gặp nhiều bất lợi. Sau khi nhổ 4 răng số 8 để niềng thì cung hàm sẽ có khoảng trống để kéo lùi răng về phía sau.

Thường bác sĩ sẽ nhổ răng số 4 hoặc số 5

Thường bác sĩ sẽ nhổ răng số 4 hoặc số 5

II – Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không? Có hại gì không?

Để biết nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không, các chuyên gia chỉnh nha và khách hàng trực tiếp trải nghiệm sẽ là người trả lời chính xác nhất cho bạn.

→ Theo tiến sĩ, bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, giám đốc chuỗi hệ thống nha khoa Paris:

“Nhổ răng để niềng KHÔNG ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh. Trước khi nhổ răng, bệnh nhân phải đảm bảo sức khỏe tốt nhất, không mắc các bệnh về máu, tim và huyết áp để không xảy ra bất kỳ biến chứng nào trong quá trình nhổ răng.”

TS. BS. Đàm Ngọc Trâm giải đáp nhổ răng để niềng có đau không.

TS. BS. Đàm Ngọc Trâm giải đáp nhổ răng để niềng có đau không.

Ngoài ra, nhổ răng để niềng KHÔNG gây giảm trí nhớ hay biến chứng do mất răng lâu năm như tiêu xương, xô lệch hàm và lão hóa sớm.

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kiểm soát tình trạng dịch chuyển răng để kéo lấp khoảng trống răng mất nên sẽ ngăn ngừa được tất cả những biến chứng nêu trên.

→ Theo cảm nhận của khách hàng trên các diễn đàn mạng xã hội, sau một thời gian nhổ 4 răng để niềng cũng không có sự thay đổi nhiều hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bạn có thể tham khảo những đánh giá khách quan nhất của khách hàng dưới đây:

nhổ răng để niềng răng có đau không

Hầu hết các khách hàng đều đã nhổ 3 chiếc răng để niềng trở lên đều cho rằng sau một thời gian dài kiểm chứng thì không có bất kỳ biến chứng nào, kể cả khi thời tiết thay đổi hay uống nước đá lạnh.

nhổ răng để niềng có hại không

Bạn Mai Phương Hoa cho biết, sau khi nhổ răng xong không những không ảnh hưởng gì mà quá trình nhổ răng để niềng sẽ giúp răng đều đẹp và cười tự tin hơn.

nhổ răng khi niềng có hại khôngKhách hàng cảm nhận nhổ răng để niềng có nguy hiểm không.

!!Những tác hại của việc nhổ răng khi niềng KHÔNG đúng cách:

Bên cạnh đó, nếu khách hàng nhổ răng ở địa chỉ nha khoa kém chất lượng, tay nghề bác sĩ chưa vững, công nghệ, cơ sở vật chất kém hiện đại, việc nhổ răng khi niềng răng cũng có thể gặp nhiều biến chứng khó lường như nhiễm trùng huyết, tổn thương dây thần kinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

III – Nhổ răng để niềng có đau không? Nguy hiểm không?

1. Nhổ răng để niềng có đau không?

Việc nhổ răng khi niềng có đau không khi răng vẫn còn cứng chắc, không bị lung lay, không mắc bệnh lí luôn là thắc mắc của mọi người.

Thực tế, việc nhổ răng không đau, bạn có thể bị giảm sức nhai đôi chút, nhưng điều này là không đáng kể và hoàn toàn xứng đáng với kết quả niềng răng nhận được.

Ngoài ra, công nghệ nhổ răng Piezotome kết hợp cùng hệ thống gây tê hiện đại sẽ đảm bảo không gây khó chịu hay đau nhức cho bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật.

Máy siêu âm Piezotome chỉ tác động vào chân răng làm lỏng ổ cắm răng và lấy răng ra dễ dàng mà không cần rạch lợi hay lung lay răng quá nhiều. Do đó, bệnh nhân cũng không cảm thấy đau nhức sau khi nhổ răng.

Dưới đây là một số cảm nhận của khách hàng về nhổ răng để niềng có đau không:nhổ răng để niềng có đau không

Tới 90% khách hàng chia sẻ nhổ răng diễn ra rất nhẹ nhàng, êm ái và hầu như không đau và không cần dùng đến thuốc giảm đau. Một số bệnh nhân có cảm thấy ê tức sau khi hết thuốc tê nhưng chỉ rất nhẹ vẫn có thể chịu đựng được.

2. Nhổ răng để niềng có nguy hiểm không?

– TS.BS. Đàm Ngọc Trâm cũng cho biết thêm: ” Bất cứ ca phẫu thuật nào đều có rủi ro nguy hiểm, tuy nhiên, nhổ răng để niềng rất ít có sai sót nếu được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm.”

Trước khi phẫu thuật nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X-quang để xác định các tổ chức mô mềm quanh răng như dây thần kinh và mạch máu và có phương án nhổ răng an toàn cho bạn.

Quy trình nhổ răng nhanh chóng, chuẩn xác giúp lấy răng ra một cách dễ dàng mà không nguy hiểm đến thần kinh hay sức khỏe của bệnh nhân.

Mặc dù vậy nhưng đã có những bệnh nhân trở thành nạn nhân của những phòng khám nha khoa nhỏ lẻ, kém chất lượng. Bác sĩ làm tổn thương đến dây thần kinh, mạch máu, dùng lực bẩy quá mạnh gây tổn thương nướu và lưỡi,…

– Theo bạn Hoài Anh Phạm:

“Nhổ răng để niềng gây ra những biến chứng như:

Đau đớn “thấu tận trời xanh”

Cảm giác tê cứng vùng thái dương hàm

Chảy máu nhiều và kéo dài.

Nhiễm trùng,…”

nhổ răng để niềng có nguy hiểm không

Khách hàng chia sẻ nhổ răng để niềng có nguy hiểm không?

Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi nhổ răng, bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ thực hiện có tay nghề vững vàng cùng công nghệ hỗ trợ hiện đại, quy trình chặt chẽ, chuẩn xác.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

III – Niềng răng không nhổ có được không?

Nhổ răng khi niềng răng có thể là giải pháp tốt và cần thiết trong một vài trường hợp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể không cần phải nhổ răng khi tiến hành chỉnh nha đối với một vài trường hợp sau:

→ Răng hô, khấp khểnh không quá nặng, không cần quá nhiều khoảng trống. Khi đó, bác sĩ có thể điều chỉnh, tạo khoảng trống bằng một số phương pháp hỗ trợ như mài kẽ răng để sắp xếp lại các răng mà không cần phải nhổ.

→ Răng có cung hàm hẹp nhưng có thể nong rộng hàm bằng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng, không cần thiết phải nhổ răng khi niềng răng.

Đặc biệt, tuổi người bệnh càng nhỏ, xương hàm vẫn chưa cứng cáp thì khả năng cung hàm có nhiều khoảng trống càng cao, hiệu quả chỉnh nha cũng tốt hơn. Và niềng răng không nhổ răng cũng là điều dĩ nhiên.

Khí cụ nong rộng hàm hỗ trợ niềng răng không nhổ răng.

Khí cụ nong rộng hàm hỗ trợ niềng răng không nhổ răng.

Răng thưa, hở kẽ cũng là một dạng khiếm khuyết của răng và cần đến niềng răng để khắc phục. Tuy nhiên, đối với những trường hợp này, răng đang thừa khoảng trống, cần có các biện pháp kéo các răng lại đều, khít hơn. Vì vậy, cũng không cần nhổ răng khi niềng răng thưa.

Để hạn chế phải nhổ răng để niềng hay tìm địa chỉ nhổ răng an toàn, tốt nhất ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng
Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nhổ răng có ăn tôm được không? Lưu ý quan trọng

Nhổ răng có ăn tôm được không? Lưu ý quan trọng

Câu hỏi: Chào bác sỹ, em vừa mới nhổ răng xong mà thèm ăn tôm quá. Em định ăn nhưng mọi người bảo phải kiêng. Vậy theo bác sỹ thì nhổ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Mách bạn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Quận Tân Bình

Mách bạn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Quận Tân Bình

Nha Khoa Paris luôn là đơn vị thuộc top đầu danh sách những địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Quận Tân Bình. Bởi nha khoa có những ưu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Bỏ túi các cách nhổ răng tại nhà cực đơn giản

Bỏ túi các cách nhổ răng tại nhà cực đơn giản

Các cách nhổ răng tại nhà cho bé đang được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Cụ thể, nhổ bằng chỉ, tay, bông gạc, đồ ăn cứng và đá lạnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nhổ răng số 7 có phải trồng lại không – Những hậu quả cần biết

Nhổ răng số 7 có phải trồng lại không – Những hậu quả cần biết

Răng số 7 bị mất cần phải trồng lại trong thời gian sớm nhất có thể để ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu. Vì vậy, đối với vấn đề

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Cách nhổ răng bằng chỉ phổ biến? có an toàn không, có biến chứng không

Cách nhổ răng bằng chỉ phổ biến? có an toàn không, có biến chứng không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy