Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng là một vấn đề hiện đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Toàn bộ những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên sẽ được chia sẻ chi tiết ở trong bài viết sau.

1. Lộ trình mọc răng sữa của trẻ

Trẻ em thường bắt đầu mọc răng sữa (1) từ tháng thứ 6 sau khi sinh theo lộ trình như sau:

– Trẻ từ 6 – 10 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng cửa giữa hàm dưới

– Trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng cửa giữa hàm trên

– Trẻ từ 9 – 13 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng cửa bên hàm trên

– Trẻ từ 10 – 16 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng cửa bên hàm dưới

– Trẻ từ 13 – 19 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng số 4 hàm trên

– Trẻ từ 14 – 18 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng số 4  hàm dưới

– Trẻ từ 16 – 22 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng nanh hàm trên

– Trẻ từ 17 – 23 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng nanh hàm dưới

– Trẻ từ 23 – 31 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng số 5 ở hàm dưới

– Trẻ từ 25 – 33 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng số 5 ở hàm trên

Lộ trình mọc răng sữa của trẻ

Lộ trình mọc răng sữa thông thường của trẻ

2. Bé 17 tháng tuổi mọc 6 cái răng có phải chậm mọc răng không

Trẻ 17 tháng tuổi mọc 6 cái răng thì tương đối chậm so với những trẻ khác cùng trang lứa. Bởi theo như lộ trình mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, khi được 17 tháng tuổi, trẻ đã mọc ít nhất 8 cái răng.

Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ mọc 6 cái răng thì cũng không phải là quá muộn vì thời điểm mọc răng của mỗi bé không hề giống nhau. Nếu như trẻ vẫn ăn uống bình thường, phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

3. Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

Trẻ mọc răng sữa (2) chậm do những nguyên nhân như: di truyền, chế độ dinh dưỡng, ăn dặm muộn, suy tuyến giáp, nhiễm khuẩn và thừa photpho.

– Di truyền: Yếu tố gen di truyền có tác động rất lớn đến tới tình trạng răng miệng của trẻ, trong đó có cả lộ trình mọc răng. Nếu như trong gia đình có người thân cận huyết thống đã từng bị mọc răng chậm thì rất có khả năng trẻ cũng gặp phải tình trạng tương tự.

– Chế độ dinh dưỡng: Quá trình ăn uống kém khoa học khiến cho cơ thể trẻ bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi… Đây là những chất có vai trò rất quan trọng đối với răng, nướu nên cũng có thể dẫn tới tình trạng mọc răng muộn.

– Ăn dặm muộn: Ăn dặm không chỉ giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm quen với các nguồn dinh dưỡng mới mà còn kích thích nướu và các mầm răng thông qua động tác nhai, nuốt. Chính vì vậy, ăn dặm muộn cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ chậm mọc răng.

– Suy tuyến giáp: Đây là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể. Khi đó, trẻ sẽ khó phát triển toàn diện và dễ mọc răng muộn.

– Nhiễm khuẩn: Nếu có vi khuẩn gây hại tấn công, các mô nướu rất dễ bị viêm nhiễm. Khi đó, tình trạng đau nhức, sưng tấy sẽ nhanh chóng xuất hiện. Đồng thời, các mầm răng cũng khó có thể phát triển lên trên.

– Thừa photpho: Hàm lượng photpho bị dư thừa sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Vì vậy, mầm răng cũng lâu nhú lên khỏi bề mặt nướu.

Nguyên nhân bé 17 tháng mọc 6 cái răng

Trẻ chậm mọc răng do cha mẹ cho ăn dặm muộn

4. Chậm mọc răng sữa ở trẻ 17 tháng tuổi có gây nguy hiểm không

Nếu như trẻ 17 tháng tuổi chậm mọc răng (3) nhưng vẫn ăn uống, phát triển bình thường thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Bởi nguyên nhân có thể do di truyền hoặc ăn dặm muộn nên không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Riêng với trường hợp trẻ chậm mọc răng và kèm theo những triệu chứng khác như hay quấy khóc, không phát triển chiều cao, còi xương, tóc vành khăn… cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Vì rất có thể trẻ đã bị thiếu dưỡng chất, suy tuyến giáp, nhiễm khuẩn… Nếu như không được chữa trị kịp thời, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra, với những trẻ 17 tháng tuổi mọc răng chậm, cha mẹ cần phải theo dõi sát sao quá trình phát triển răng của trẻ. Nếu như việc chậm mọc răng tiếp diễn lâu thì sẽ gây ra những hệ lụy như:

– Răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí, gây sai lệch khớp cắn.

– Hàm răng bị mất thẩm mỹ, khiến cho trẻ tự ti khi giao tiếp với mọi người.

– Ăn nhai khó khăn do răng mọc chậm.

– Dễ mắc các bệnh lý về răng, nướu như sâu răng, viêm nha chu, viêm chân răng… do khớp cắn bị sai lệch.

5. Cần phải làm gì khi trẻ 17 tháng tuổi mọc 6 răng

Đối với những trẻ 17 tháng tuổi nhưng chỉ mọc 6 răng (4), cha mẹ nên: cải thiện chế độ ăn uống, bổ sung vitamin D, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ và đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa.

5.1. Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển xương và răng của trẻ. Để răng phát triển tốt, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Cụ thể, trẻ nên ăn các loại thực phẩm sau:

– Rau xanh, hoa quả: Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào, giúp nướu, răng của trẻ thêm chắc khỏe.

– Trứng, sữa: Trứng và sữa là thực phẩm rất giàu vitamin A, nâng cao hệ miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển của xương, mầm răng, giúp trẻ nhanh mọc răng và ngăn ngừa viêm nhiễm nướu.

– Tôm, bề bề, cá, ghẹ: Đây là những thực phẩm được biết đến với hàm lượng magie dồi dào, giúp cho cơ thể của trẻ trao đổi canxi tốt hơn.

– Gan ngỗng, thịt bò: Hàm lượng vitamin K2 dồi dào trong thực phẩm giúp đưa canxi vào xương và răng tốt hơn. Nhờ vậy, trẻ sẽ sớm mọc răng.

Tuy nhiên, do trẻ chưa mọc đầy đủ răng nên việc ăn nhai còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cha mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng mềm để trẻ có thể nhai nuốt dễ dàng hơn.

Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một thực đơn ăn uống khoa học

Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một thực đơn ăn uống khoa học

5.2. Bổ sung vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin giúp cho cơ thể của trẻ hấp thụ canxi một cách tốt hơn. Chính vì vậy, khi trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin D, răng sẽ nhanh mọc và chắc khỏe, ngăn chặn được các bệnh lý viêm nhiễm.

Đối với những trẻ 17 tháng tuổi, cha mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng những cách sau:

– Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin D như sữa chua, cá hồi, lòng đỏ trứng…

– Cho bé tắm nắng từ 6h – 6h30 mùa hè và 8h30 – 9h mùa đông.

– Dùng thực phẩm chức năng uống bổ sung vitamin D dành cho trẻ nhỏ.

5.3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đối với những trẻ đang ở trong giai đoạn mọc răng, việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ là điều vô cùng quan trọng. Bởi nếu không, vi khuẩn sẽ tấn công, khiến cho nướu bị viêm và làm chậm quá trình mọc răng của trẻ.

Cụ thể, với trẻ 17 tháng, cha mẹ nên cho trẻ chải răng bằng bàn chải lông mềm với phần đầu tròn để tránh làm tổn thương tới nướu. Cha mẹ nên trực tiếp đánh răng cho con thay vì cho trẻ tự thực hiện bởi có thể tác động xấu đến niêm mạc miệng, gây phản ứng nôn…

Răng miệng của trẻ cần phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

Răng miệng của trẻ cần phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

5.4. Đưa trẻ tới gặp bác sĩ

Nếu như trẻ mọc chậm răng kèm theo nhiều triệu chứng khác thường như biếng ăn, hay quấy khóc, tóc rụng vành khăn… thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân khiến bé mọc răng muộn và có biện pháp xử lý phù hợp.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề bé 17 tháng mọc 6 cái răng. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho các mẹ nhiều kiến thức bổ ích để có thể đồng hành cùng trẻ trong quá trình phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề 17 tháng mọc 6 cái răng
Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong các giai đoạn phát triển ở trẻ. Trẻ thường sẽ bắt đầu có biểu hiện mọc răng từ khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Mọc răng là một dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, trẻ 8 tháng chưa mọc răng là vấn đề mà

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Hàm răng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ khuôn mặt và cả chức năng ăn nhai. Vậy răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Mọc răng sữa là dấu mốc phát triển rất quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ áp lực về chuyện trẻ bị sốt và hay quấy khóc khi

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trình tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc

Trình tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc

Mọc răng được xem là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ trình tự

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy