Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bệnh Lupus ban đỏ có nhổ răng được không, những rủi do bạn cần biết

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, có thể gây ảnh hưởng xấu tới khớp, da cùng nhiều cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát. Vậy bệnh lupus ban đỏ có nhổ răng được không? Việc nhổ răng khi bị lupus ban đỏ có rủi ro gì không?

1. Bị bệnh lupus ban đỏ có nhổ răng được hay không

Những người đang bị bệnh lý lupus ban đỏ hoàn toàn không nên tiến hành nhổ răng. Về bản chất, đây là một dạng bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch không những không tạo kháng thể chống lại các tác nhân gây hại mà còn tấn công ngược lại tế bào lành tính trong cơ thể. Chính những điều đó đã khiến cho sức đề kháng bị suy yếu đi rõ rệt, dẫn tới quá trình viêm nhiễm và tổn thương các mô.

Nếu như bạn lựa chọn nhổ bỏ răng vào thời điểm trên, sức khỏe sẽ bị suy giảm đáng kể. Chưa kể, nhổ răng còn xâm lấn tới dây chằng nha chu, mô mềm, xương ổ răng… Khi sức đề kháng không tốt thì vết thương sẽ rất lâu hồi phục, thậm chí gây chảy máu kéo dài. Do đó, bạn nên đợi bệnh lý khỏi hẳn mới nhổ răng.

Bệnh lupus ban đỏ có nhổ răng được hay không

Bệnh lupus ban đỏ không nên nhổ răng

2. Những rủi ro khi nhổ răng lúc đang bị lupus ban đỏ

Nhổ răng khi đang bị bệnh lupus ban đỏ có thể dẫn tới những hệ lụy như lâu hồi phục vết thương, đau nhức dữ dội, chảy máu kéo dài, viêm nhiễm vết thương và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

2.1. Lâu hồi phục vết thương

Trên thực tế, sức đề kháng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hồi phục vết thương. Đối với những người đang bị bệnh lupus ban đỏ, sức đề kháng đã bị kém hơn rất nhiều so với bình thường do không sản sinh ra được kháng thể chống lại tác nhân gây hại. Điều đó làm kéo dài thời gian hồi phục vết thương. Thậm chí, có người phải mất hơn 1 tháng vết nhổ mới lành lại.

2.2. Đau nhức dữ dội

Những cơn đau nhức sau khi nhổ răng là điều không thể tránh khỏi do quá trình thực hiện có sự tác động tới xương ổ răng, mô nướu… Tuy nhiên, ở những người bị bệnh lupus ban đỏ, mức độ và thời gian đau nhức sẽ nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do khả năng hồi phục vết thương kém.

Đau nhức dữ dội sau khi nhổ răng

Đau nhức dữ dội sau khi nhổ răng

2.3. Chảy máu kéo dài

Khi hệ miễn dịch của cơ thể không tốt, khả năng đông máu vết thương chắc chắn cũng bị kém hơn nhiều. Điều đó khiến cho việc cầm máu mất rất nhiều thời gian. Thậm chí, trường hợp bị lupus ban đỏ nặng còn không cầm được máu, dẫn tới tình trạng chảy máu kéo dài và nguy hiểm tới sức khỏe.

2.4. Viêm nhiễm vết thương

Bệnh lupus ban đỏ khiến cho hệ miễn dịch không tạo ra được kháng thể để ngăn chặn những vi khuẩn và tác nhân gây hại. Do đó, vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng phát triển, xâm nhập vào vết thương và gây viêm nhiễm. Khi vết nhổ răng bị viêm nhiễm, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội, chảy máu kéo dài, sốt…

Viêm nhiễm vết nhổ

Viêm nhiễm vết nhổ

2.5. Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Như những thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở phần trên, việc nhổ răng khi đang bị bệnh lý lupus ban đỏ có thể gây chảy máu kéo dài. Khi cơ thể bị mất máu quá nhiều, sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời, điều đó còn khiến cho các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ như đau khớp, sốt, mệt mỏi, rụng tóc… trở nên nặng hơn.

Đặc biệt, trong trường hợp bị viêm nhiễm vết nhổ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu qua vết thương, gây nhiễm trùng huyết. Đây là một bệnh lý rất nghiêm trọng, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được xử lý sớm.

3. Biện pháp để phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ

Để ngăn chặn bệnh lý lupus ban đỏ, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Sử dụng kem chống nắng, mũ, quần áo dài tay… khi ra ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

– Xây dựng lối sống khoa học, thường xuyên tập thể dục, đi ngủ sớm, không hút thuốc lá để cải thiện hệ miễn dịch.

– Hạn chế sử dụng những đồ có chứa chất kích thích như bia, rượu…

– Không ăn nhiều những loại thức ăn từ mỡ động vật như món nướng, rán…

– Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như rau xanh, hoa, quả và cá vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Ăn uống khoa học giúp phòng ngừa lupus ban đỏ

Ăn uống khoa học giúp phòng ngừa lupus ban đỏ

Như vậy, với câu hỏi “bệnh lupus ban đỏ có nhổ răng được không” thì câu trả lời chắc chắn là không. Bạn cần đợi bệnh lý khỏi với nhổ răng để tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Bệnh lupus ban đỏ có nhổ răng được không? Dấu hiệu nhận biết là gì?”
Center for Disease Control and Prevention: “Systemic Lupus Erythematosus (SLE)”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh Lupus ban đỏ có nhổ răng được không
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Răng khôn thường được chỉ định nhổ bỏ trong trường hợp mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên ngang… Việc nhổ răng chắc chắn sẽ để lại vết thương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tiêm thuốc tê nhổ răng có đau không? Lưu ý sau khi tiêm thuốc tê

Tiêm thuốc tê nhổ răng có đau không? Lưu ý sau khi tiêm thuốc tê

Để tránh khỏi cảm giác khó chịu khi nhổ răng, đồng thời giúp bạn cảm thấy an tâm hơn, bác sĩ thường chỉ định tiêm thuốc tê trước khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Lỗ hổng sau khi nhổ răng có nguy hiểm không?

Lỗ hổng sau khi nhổ răng có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Giải đáp thắc mắc: 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không

Giải đáp thắc mắc: 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không

Nhổ răng là giải đáp được các bác sĩ nha khoa chỉ định thực hiện trong trường hợp răng bị tổn thương nặng hoặc thay răng vĩnh viễn. Vậy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sau khi nhổ răng nên làm gì? Những điều cần biết

Sau khi nhổ răng nên làm gì? Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam