Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trồng răng hàm giả cố định – Những lưu ý quan trọng khi trồng răng

Trồng răng giả cố định là giải pháp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng bằng cách gắn răng giả cố định trên cung hàm, liên kết chặt chẽ với răng thật và xương hàm thông qua cùi răng hoặc trụ nhân tạo. Có hai phương pháp để lựa chọn là cầu răng sứ và trồng răng Implant, tuy nhiên răng Implant là phương pháp duy nhất có thể xử lý tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu năm.

1. Trồng răng giả cố định là gì

Đúng như tên gọi, trồng răng giả cố định là kỹ thuật phục hình răng bị mất bằng cách gắn răng giả trực tiếp và cố định hoàn toàn lên cung hàm. Chúng sẽ tạo ra sự liên kết chặt chẽ với các răng bên cạnh hoặc xương hàm, từ đó đảm bảo cả về chức năng ăn nhai lẫn lẫn mỹ.

Khái niệm trên được sử dụng để phân biệt với kỹ thuật phục hình răng giả tháo lắp. Khi mà khách hàng hoàn toàn có thể chủ động trong việc tháo ra, lắp vào đối với răng giả ngay trong sinh hoạt thường nhật.

Còn đối với răng giả cố định thì người dùng sẽ không thể tháo hay lắp dễ dàng như vậy. Chúng sẽ có độ bám chắc rất tốt và không thua kém gì với một chiếc răng thật.

Trồng răng giả cố định là gì

Trồng răng giả cố định là phương pháp gắn răng giả cố định trên cung hàm

2. Các loại răng hàm giả cố định

Tính đến thời điểm hiện tại đang có hai loại răng hàm giả cố định hay đúng hơn là hai phương pháp phục hình răng bị mất cố định là bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant.

Mỗi một phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau và bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra sự lựa chọn của mình.

2.1. Răng hàm giả bằng phương pháp bắc cầu răng sứ

Bắc cầu răng sứ là phương pháp trồng răng hàm giả cố định sử dụng dải răng sứ gồm ít nhất là ba mão sứ. Chiếc mão sứ chính giữa sẽ thay thế răng hàm bị mất, hai mão sứ còn lại gắn trực tiếp trên cùi răng thật nhằm nâng đỡ toàn bộ lực tác động xuống cầu răng trong quá trình sử dụng.

Về bản chất quá trình làm cầu răng sứ cũng không có sự khác biệt quá nhiều so với bọc răng sứ thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ phải tiến hành mài cùi răng thật làm trụ, sau đó chế tác mão sứ dựa trên dấu hàm của khách hàng và cuối cùng là khi có mão sứ thì chỉ cần lắp cố định là được.

+ Ưu điểm của trồng răng hàm bằng phương pháp bắc cầu răng sứ:

Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất từ 2 – 3 ngày đã hoàn tất quá trình điều trị.

Đảm bảo tính thẩm mỹ tốt cho cả hàm răng.

Vệ sinh dễ dàng như răng thật.

Đảm bảo chức năng ăn nhai tốt, giúp khôi phục được khoảng 70% chức năng ăn nhai so với răng gốc.

+ Nhược điểm của trồng răng hàm bằng phương pháp bắc cầu răng sứ:

Vì chỉ phục hình được phần thân răng nên tình trạng tiêu xương hàm vẫn sẽ diễn ra.

Tác động đến răng gốc do quá trình mài răng làm trụ.

Hai răng làm trụ vì phải mài và nâng đỡ toàn bộ lực ăn nhai nên theo thời gian sẽ bị yếu đi.

Chỉ áp dụng được trong các trường hợp mất ít răng.

Đòi hỏi hai răng bên cạnh phải khỏe mạnh thì mới làm trụ nâng đỡ được.

Răng hàm giả bằng phương pháp bắc cầu răng sứ

Răng hàm giả bằng phương pháp bắc cầu răng sứ

2.2. Răng hàm giả bằng phương pháp cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant luôn được biết đến là phương pháp phục hình răng bị mất hiện đại bậc nhất.

Răng Implant sẽ có cấu tạo tương đương như răng tự nhiên, gồm 3 bộ phận là chân trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ, từ đấy tạo nên một tổng thể vô cùng chắc chắn.

Phần trụ Implant sẽ được cấy trực tiếp vào trong ổ xương hàm, sau khi tích hợp thành công bác sĩ mới tiếp tục gắn mão sứ thông qua khớp nối.

+ Ưu điểm của trồng răng hàm bằng phương pháp cấy ghép Implant:

Khôi phục gần như hoàn toàn khả năng ăn nhai, không hề thua kém răng gốc.

Là phương pháp duy nhất ngăn chặn được hiện tượng xương hàm tiêu biến do mất răng lâu ngày.

Đảm bảo tính thẩm mỹ tốt cho cả hàm răng.

Vệ sinh răng miệng dễ dàng.

Tuổi thọ sử dụng lâu dài trung bình là 20 – 25 năm và có thể dùng vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách.

Áp dụng được cả trong các trường hợp mất nhiều răng cũng như mất cả hàm.

+ Nhược điểm của trồng răng hàm bằng phương pháp cấy ghép Implant:

Quá trình thực hiện kéo dài từ 3 – 6 tháng và thậm chí có nhiều trường hợp phải mất tới 9 tháng mới kết thúc.

Chi phí đắt đỏ.

Không phải ai cũng đủ điều kiện về sức khỏe để tiến hành cấy ghép trụ Implant.

Răng hàm giả bằng phương pháp cấy ghép Implant

Răng hàm giả bằng phương pháp cấy ghép Implant

3. Làm răng hàm giả cố định loại nào tốt nhất

Đánh giá một cách khách quan, trong hai phương pháp trồng răng hàm giả cố định thì cấy ghép Implant vẫn là sự lựa chọn hàng đầu, bởi những lý do như sau:

Thứ nhất: Răng Implant có tuổi thọ sử dụng lâu dài, hơn thế bạn có thể làm 1 lần nhưng dùng cả đời. Trong khi đó, cầu răng sứ chỉ dùng được 7 – 10 năm là phải thay răng mới.

Thứ hai: Khả năng khôi phục chức năng ăn nhai của răng Implant gần như là tuyệt đối. Với răng hàm thì đây là điều rất quan trọng, vì chúng đảm nhận chức năng nghiền nát thức ăn nên răng phải chắc chắn, chịu được lực va đập mạnh.

Thứ ba: Dù bạn chọn loại mão sứ đắt đỏ nhất thì cầu răng sứ vẫn không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Sau một thời gian, xương hàm sụt giảm sẽ khiến phần nướu bị teo lại, các răng xô lệch và ngay cả má bên ngoài cũng bị hóp lại, có nhiều nếp nhăn. Nên đây là một lý do đầy thuyết phục để bạn nên lựa chọn phương pháp trồng răng Implant.

Thứ tư: Trồng răng Implant hoàn toàn không xâm lấn đến các răng bên cạnh, bảo tồn răng gốc một cách tối ưu nhất.

Tất nhiên, không bởi vì thế mà chúng ta phủ nhận hoàn toàn những ưu điểm của phương pháp bắc cầu sứ. Đây vẫn là sự lựa chọn rất tốt đối với những khách hàng không đủ điều kiện để thực hiện phục hình răng Implant.

Làm răng hàm giả cố định loại nào tốt nhất

Cấy ghép Impalnt – Giải pháp làm răng hàm giả cố định loại tốt nhất

4. Trồng răng hàm giả cố định có đau không

Tuy trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những tác động xâm lấn, nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm sẽ không quá đau vì các phương pháp trồng răng giả cố định đều có thuốc tê hỗ trợ giảm đau hiệu quả cũng như rất an toàn.

Đối với phương pháp bắc cầu răng sứ thì sau khi hết thuốc tê bạn chỉ cảm thấy ê buốt răng chứ không đau.

Còn đối với phương pháp trồng răng Implant thì tình trạng đau nhức sẽ diễn ra trong vòng vài ngày đầu với mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và hướng dẫn chăm sóc tại nhà nên hiện tượng trên sẽ nhanh chóng biến mất, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt thường nhật của bạn.

5. Làm răng giả cố định giá bao nhiêu

Chi phí làm răng giả cố định sẽ có sự khác nhau tùy theo từng phương pháp mà bạn lựa chọn.

+ Đối với phương pháp cầu răng sứ: Chi phí thực hiện được tính theo công thức giá mão sứ X số lượng mão sứ. Theo đó, tại Nha Khoa Paris giá răng sứ đang dao động từ 1.200.000 – 18.000.000 VNĐ/răng.

+ Đối với phương pháp trồng răng Implant: Chi phí thực hiện được tính theo giá trụ + giá mão sứ.

Giá trụ Implant tại Nha Khoa Paris: 16.000.000 – 35.000.000 VNĐ/trụ

Giá mão sứ phục hình trên Implant tại Nha Khoa Paris: 3.500.000 – 10.000.000 VNĐ/răng.

6. Nên làm răng giả tháo lắp hay cố định

Nhìn chung việc nên lựa chọn phương pháp phục hình răng giả nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện sức khỏe, nhu cầu, kinh tế…

Với những người có nhu cầu giao tiếp công việc nhiều, sức khỏe tốt thì nên dùng răng giả cố định. Trong khi đó, hàm giả tháo lắp sẽ phù hợp với những người cao tuổi bị mất răng nhiều hoặc toàn hàm, những người không thể phục hình bằng cầu răng sứ hay cấy ghép Implant.

Vì thế, để đưa ra một đáp án chính xác nhất đối với vấn đề trên cần phải cân nhắc dựa vào những tiêu chí thực tế của bản thân mỗi người.

Nên làm răng giả tháo lắp hay cố định

Việc lựa chọn phương pháp phục hình răng bị mất còn phụ thuộc vào nhu cầu của từng người

Như vậy, đối với việc trồng răng hàm giả cố định thì cấy ghép Implant vẫn là sự lựa chọn hàng đầu dù xét về hiệu quả hay tính thẩm mỹ. Nếu như đủ điều kiện về tài chính và sức khỏe ổn định thì với nhu cầu phục hình răng hàm bị mất bạn nên cân nhắc đến phương pháp trên. Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về dịch vụ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề trồng răng giả
Trồng răng giả vĩnh viễn: Ưu điểm và quy trình thực hiện

Trồng răng giả vĩnh viễn: Ưu điểm và quy trình thực hiện

Mất răng ảnh hưởng đến việc ăn nhai, hệ tiêu hóa, tính thẩm mỹ và giao tiếp hằng ngày. Về lâu dài, mất răng sẽ gây tiêu xương, lão hóa

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Có nên trồng răng giả không – 3 Phương pháp trồng răng phổ biến

Có nên trồng răng giả không – 3 Phương pháp trồng răng phổ biến

Theo chia sẻ của bác sĩ Vũ Đình Công – trưởng khoa Răng Hàm Mặt khu vực miền Bắc Nha Khoa Paris, sau khi mất răng, việc trồng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giá trồng răng giả bao nhiêu 1 chiếc – Các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá

Giá trồng răng giả bao nhiêu 1 chiếc – Các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá

Trồng răng giả là việc làm cần thiết sau khi bị mất răng vĩnh viễn để khôi phục tính thẩm mỹ cùng với chức năng ăn nhai của hàm răng.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Quy trình chi tiết trồng răng giả tại Nha khoa Paris

Quy trình chi tiết trồng răng giả tại Nha khoa Paris

Các bước trồng răng giả sẽ có sự khác biệt, tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, nhìn chung, dù áp dụng phương pháp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Cùi giả Zirconia: Giải pháp cho răng bị hư tổn nặng

Cùi giả Zirconia: Giải pháp cho răng bị hư tổn nặng

Cùi giả Zirconia được sử dụng phổ biến trong phương pháp bọc răng sứ. Cùi răng giả sẽ giúp nâng đỡ mão sứ bên trên đồng thời gắn chắc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hàm răng giả bị lỏng: Nguyên nhân và Cách khắc phục

Hàm răng giả bị lỏng: Nguyên nhân và Cách khắc phục

Hàm răng giả bị lỏng, dễ bị rơi ra ngoài là nỗi lo của nhiều người khi phục hình răng đã mất bằng phương pháp làm hàm tháo lắp. Một khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công