Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Công nghệ niềng răng Invisalign: Ưu nhược điểm + Chi phí

Công nghệ niềng răng Invisalign được xem là giải pháp chỉnh nha với rất nhiều ưu điểm nổi bật như tính thẩm mỹ cao, tiện nghi, dễ dàng tháo lắp… nhờ việc sở hữu khay niềng trong suốt thay vì các mắc cài, dây cung “cồng kềnh”. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng vẫn có những nhược điểm chưa thể khắc phục và đặc biệt là chi phí đắt đỏ. Niềng Invisalign hiện đang có mức giá dao động từ 80 – 130 triệu đồng/gói.

2. Công nghệ niềng răng Invisalign phù hợp với những ai

Công nghệ niềng răng Invisalign được ra đời với rất nhiều sự cải tiến vượt bậc, giúp mang đến một giải pháp nắn chỉnh răng đầy điểm cộng và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.

Nhờ những sự đổi mới về mặt công nghệ cũng như khí cụ, Invisalign phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau.

– Răng hô.

– Răng móm.

Răng thưa.

Răng khấp khểnh.

– Răng mọc lệch lạc.

Răng quặp.

– Khớp cắn sâu.

– Khớp cắn chéo

Điều quan trọng đây là phương pháp phù hợp với cả người lớn và trẻ em. Hơn thế, phần đông mọi người vẫn thường nghĩ rằng Invisalign chỉ hợp với những tình trạng răng cũng như khớp cắn sai lệch nhẹ. Thế nhưng trên thực tế, ngay cả với những trường hợp có mức độ răng, khớp cắn sai lệch nặng vẫn có thể áp dụng.

Ai phù hợp áp dụng công nghệ niềng răng Invisalign

Niềng răng Invisalign phù hợp với nhiều trường hợp khác nhau

3. Ưu – nhược điểm khi thực hiện niềng răng trong suốt Invisalign

So với phương pháp chỉnh nha truyền thông, công nghệ niềng răng trong suốt Invisalign sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

Đây cũng chính là lý do vì sao chúng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người. Nhất là những ai muốn tìm kiếm một phương pháp chỉnh nha hiệu quả, thẩm mỹ mà còn có tính tiện nghi cao.

Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm đó thì niềng Invisalign vẫn có những nhược điểm nhất định mà bạn cần tìm hiểu rõ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

3.1. Ưu điểm của công nghiệp niềng răng Invisalign

Dưới đây là những ưu điểm đầy ấn tượng của phương pháp niềng Invisalign:

– Tính thẩm mỹ cao: Đây chính là một những ưu điểm rất lớn của niềng Invisalign. Nhờ hệ thống khay niềng được thiết kế bằng nhựa trong suốt, ôm sát thân răng nên luôn đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả gương mặt. Thậm chí, nếu chỉ nhìn thoáng qua thì người đối diện còn khó phát hiện bạn đang niềng răng. Vì thế, nên đối với những bạn đang làm các công việc phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng, nghệ thuật… thì việc niềng răng bằng khay trong sẽ không gây ảnh hưởng chút nào.

– Mang lại sự thoải mái trong quá trình chỉnh nha: Không sử dụng đến các khí cụ “cồng kềnh” như ở các phương pháp niềng răng mắc cài. Nên khi đeo khay niềng trong suốt bạn vẫn thấy rất thoải mái, không bị vướng víu, cộm. Đặc biệt, bạn cũng không cần lo lắng với tình trạng các mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương do cọ xát vào các khí cụ.

– Tháo lắp dễ dàng: Các khay niềng được thiết kế rất tiện dụng khi khách hàng hoàn toàn có thể tự mình tháo ra, lắp vào mà không cần sự hỗ trợ của bác sĩ.

– Tính hiệu quả đảm bảo: Hệ thống khay niềng trong suốt sẽ giúp điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục những khuyết điểm về hàm răng một cách đầy hiệu quả. Hơn thế, nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến nên ngay từ đầu bạn sẽ biết quá trình niềng răng được diễn ra như thế nào, bao lâu đạt được kết quả như mong muốn và cần sử dụng bao nhiêu khay niềng.

– Dễ dàng vệ sinh răng miệng: Đối với những bạn niềng răng bằng mắc cài thì có thể vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng đã tốn không ít thời gian, công sức. Nhưng ở phương pháp Invisalign thì quá trình vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, khi bạn có thể tháo khay ra để chải răng như mình thường. Nhờ vậy, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ được đảm bảo hơn rất nhiều trong suốt quá trình chỉnh nha. Bên cạnh đó, việc vệ sinh các khay niềng mỗi ngày cũng không mất nhiều thời gian.

– Không phải đến bác sĩ nhiều lần: Số lần tái khám khi niềng răng Invisalign sẽ ít hơn so với niềng răng mắc cài, trung bình 4 – 8 tuần bạn mới phải đến gặp bác sĩ một lần. Trong khi đó, ở phương pháp niềng răng mắc cài thì 3 – 6 tuần/lần đã phải đi khám định kỳ.

3.2. Nhược điểm của công nghệ niềng răng Invisalign

Tuy có rất nhiều điểm cộng, nhưng cho đến thời điểm hiện tại niềng Invisalign vẫn tồn đọng một số nhược điểm nhất định.

– Chi phí cao: So với niềng răng mắc cài thì chi phí cho một ca niềng răng trong suốt Invisalign sẽ cao hơn gấp 3 – 5 lần. Nên có lẽ đây là lý do vì sao nhiều người e ngại khi tìm hiểu về phương pháp trên.

– Đòi hỏi tuân thủ liệu trình nghiêm ngặt: Khi niềng Invisalign bạn sẽ có được những trải nghiệm rất thoải mái, tuy nhiên đây lại là phương pháp đòi hỏi khách hàng tuân thủ liệu trình cũng như chỉ định của bác sĩ điều trị rất nghiêm ngặt. Bạn cần đeo khay ít nhất mỗi ngày là 22 tiếng, thay khay đúng thời điểm.

Ưu - nhược điểm khi thực hiện niềng răng trong suốt Invisalign

Ưu – nhược điểm khi thực hiện niềng răng trong suốt Invisalign

4. Niềng răng Invisalign có hiệu quả không

Công nghệ niềng răng Invisalign là một phương pháp điều chỉnh răng nha khoa tiên tiến, an toàn, thẩm mỹ, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Tính hiệu quả được thể hiện qua các điểm nổi bật sau:

– Thiết kế riêng biệt cho từng người: mỗi khay invisalign được thiết kế riêng biệt cho từng người dựa theo kế hoạch điều trị

– Điều chỉnh chính xác: sử dụng công nghệ 3D Clincheck, phần mềm sẽ mô phỏng tạo ra hàng loạt khay invisalign có hình dáng và vị trí khác nhau phù hợp với từng thời kỳ của răng, giúp răng đạt kết quả chính xác như mong muốn.

– Hiệu suất nhanh –  rút ngắn thời gian niềng: thời gian niềng răng invisalign được đánh giá nha hơn thời gian niềng răng mắc cài từ 3-6 tháng.

– An toàn, thoải mái: khay invisalgin được sản xuất từ vật liệu nhựa y tế an toàn, không gây kích ứng hoặc khó chịu nào cho người dùng.

– Thẩm mỹ: Khay nhựa invisalign có màu trong suốt, dường như không thể nhận biết, tạo sự tự nhiên hơn so với niềng răng mắc cài.

5. Niềng răng Invisalign có đau không

Đối với phương pháp Invisalign, bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền khẳng định niềng răng invisalign máng trong suốt có đau, khó chịu trong suốt thời gian thực hiện. Nhưng mức độ đau cũng như khó chịu sẽ giảm đôi chút so với phương pháp mắc cài truyền thống.

Bản chất của kỹ thuật niềng răng là sử dụng các khí cụ đặc biệt nhằm nắn chỉnh các răng trên cung hàm về vị trí đúng chuẩn. Nên ngay cả khi không có tác động xâm lấn thì trong suốt quá trình thực hiện vẫn sẽ cảm thấy đau và khó chịu.

Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng đau khi niềng răng Invisalign chỉ xuất hiện trong một vài thời điểm nhất định chứ không phải kéo dài trong cả hành trình. Mức độ đau cũng không hề quá nghiêm trọng như bạn vẫn thường nghĩ.

Niềng răng Invisalign có đau không

Niềng răng Invisalign vẫn sẽ bị đau

6. Niềng răng Invisalign mất bao lâu

Với những ca nhẹ thì thời gian niềng răng trong suốt Invisalign chỉ mất từ 12 – 18 tháng, còn với những trường hợp răng sai lệch nhiều thì có thể lên đến 24 tháng và thậm chí còn lâu hơn.

Bởi thời gian niềng răng nói chung sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó tình trạng sức khỏe răng miệng, độ sai lệch của răng cũng như khớp cắn sẽ quyết định rất nhiều.

7. Quy trình thực hiện niềng răng trong suốt Invisalign như thế nào

Để đảm bảo về hiệu quả, quy trình niềng răng Invisalign cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Bộ Y tế với đầy đủ 7 bước như sau:

Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám xác định tình trạng răng và lên phác đồ điều trị phù hợp cho khách hàng.

Bước 2: Với những thông tin, kết quả nhận được từ quá trình thăm khám, bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị, loại khí cụ, chi phí cũng như giải đáp các thắc mắc cho khách hàng.

Bước 3: Nếu khách hàng đồng ý với phác đồ điều trị thì tiếp theo sẽ được lấy dấu hàm bằng máy scan 3D.

Bước 4: Đơn vị nha khoa gửi dữ liệu của khách hàng sang cho Công ty Invisalign lên phác đồ điều trị và mô phỏng qua phần mềm 3D chi tiết. Đồng thời căn cứ vào đó, công ty sẽ tiến hành sản xuất số lượng khay niềng sao cho phù hợp.

Bước 5: Khách hàng quay trở lại phòng khám nha khoa nhận khay và nghe bác sĩ tư vấn về cách sử dụng.

Bước 6: Định kỳ từ 1 – 2 tháng khách hàng cần đến thăm khám trực tiếp và nhận bộ khay mới từ bác sĩ nha khoa.

Bước 7: Khi răng đã di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, khách hàng vẫn sẽ phải đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian để hàm răng được ổn định hoàn toàn. Khi răng đã ổn định, không còn nguy cơ tái xô lệch thì bạn đã có thể tháo khay niềng và kết thúc quá trình điều trị.

Quy trình thực hiện niềng răng trong suốt Invisalign như thế nào

Quy trình thực hiện niềng răng trong suốt Invisalign

8. Niềng Invisalign giá bao nhiêu

Tại Hệ thống Nha Khoa Paris, dịch vụ niềng răng Invisalign hiện đang có mức giá từ 80 – 130 triệu đồng đối với các gói tiêu chuẩn.

  • Niềng răng trong suốt Invisalign Lite mức 4: 80.000.000 VNĐ/gói.
  • Niềng răng trong suốt Invisalign Moderate mức 5: 100.000.000 VNĐ/gói.
  • Niềng răng trong suốt Invisalign Comprehensive mức 6: 120.000.000 VNĐ/gói.
  • Niềng răng trong suốt Invisalign Comprehensive Plus 7 đặc biệt (có nhổ răng lệch lạc nhiều): 130.000.000 VNĐ/gói.

Ngoài ra, chúng tôi còn có các gói dịch vụ VIP với rất nhiều ưu đãi, lợi ích dành cho khách hàng.

Nhằm giúp quý khách hàng giảm bớt gánh lực về kinh tế, Nha Khoa Paris còn cung cấp chính sách trả góp với lãi suất 0% dành cho mọi khách hàng đủ điều kiện tham gia. Bên cạnh đó, chúng tôi còn thường xuyên tổ chức rất nhiều chương trình giảm giá mang đến cơ hội niềng răng chất lượng với chi phí cực rẻ.

Trên đây là đầy đủ các thông tin liên quan về công nghệ niềng răng Invisalign mà chúng tôi đã tổng hợp, phân tích rất chi tiết. Có thể thấy, Invisalign là phương pháp chỉnh nha bằng khay niềng trong suốt tiên tiến nhất trên thế giới với kết quả đã được kiểm chứng trên 14 triệu khách hàng. Vì vậy, chắc chắn đây sẽ là một trong những sự lựa chọn đầy lý tưởng cho rất nhiều người với mong muốn sở hữu hàm răng đều đẹp, thẳng hàng. Trong trường hợp, bạn cần tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ hãy liên hệ ngay cho Nha Khoa Paris.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Công nghệ niềng răng Invisalign
Chi phí niềng răng Invisalign và những yếu tố ảnh hưởng

Chi phí niềng răng Invisalign và những yếu tố ảnh hưởng

Chi phí niềng răng Invisalign luôn được rất nhiều người quan tâm bởi đây là phương pháp chỉnh nha tiên tiến với nhiều ưu điểm nổi bật

Ngày 07/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Niềng răng Invisalign ở Hà Nội địa chỉ nào tốt nhất?

Niềng răng Invisalign ở Hà Nội địa chỉ nào tốt nhất?

Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại với mức giá cao vì vậy mọi người đều có tâm lý tìm kiếm địa chỉ niềng răng Invisalign ở

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng Invisalign Express: Chỉnh nha “siêu tốc độ” chỉ từ 4 tháng

Niềng răng Invisalign Express: Chỉnh nha “siêu tốc độ” chỉ từ 4 tháng

Niềng răng Invisalign Express là khay niềng trong suốt dành riêng cho người muốn chỉnh răng đều đẹp và tốc độ. Đây là giải pháp hoàn

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
1001 kinh nghiệm niềng răng Invisalign không nên bỏ qua

1001 kinh nghiệm niềng răng Invisalign không nên bỏ qua

Kinh nghiệm niềng răng Invisalign là những kiến thức được chia sẻ, tổng hợp từ thực tiễn trải nghiệm của rất nhiều khách hàng. Với

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Niềng răng Invisalign có phải nhổ không? Bác sĩ giải đáp

Niềng răng Invisalign có phải nhổ không? Bác sĩ giải đáp

Niềng răng Invisalign có phải nhổ không là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng cần thiết phải nhổ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đánh giá hiệu quả của niềng răng Invisalign: Có tốt không

Đánh giá hiệu quả của niềng răng Invisalign: Có tốt không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền