16/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
Cắt chỉ sau khi nhổ răng khôn là thủ thuật được tiến hành vết nhổ đã hồi phục. Nếu dùng chỉ tự tiêu thì bạn không cần thực hiện thủ thuật trên. Đối với chỉ thường, bạn cần quay lại nha khoa sau khoảng 7 – 10 ngày để kiểm tra và cắt chỉ. Vậy cắt chỉ có đau không? Nhổ răng khôn không cắt chỉ có làm sao không?
Sau khi nhổ răng khôn bạn bắt buộc phải cắt chỉ nếu như trước đó đã khâu bằng chỉ thường. Còn trong trường hợp bạn không phải khâu vết thương hoặc dùng chỉ tự tiêu thì không cần làm thủ thuật trên.
Nếu không cắt chỉ thì vết thương sẽ khó lành. Hơn thế, chúng sẽ bám chắc vào nướu, tạo thành lỗ hổng. Khi đó, nướu rất dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy, mưng mủ do thức ăn bám lại, vi khuẩn tấn công. Về lâu dài, điều đó sẽ ảnh hưởng đến răng số 7, xương hàm, dây thần kinh cũng như chức năng ăn nhai.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải khâu khi nhổ răng khôn. Nếu như quá trình nhổ răng không thực hiện nhiều vết cắt, rạch, vết nhổ sẽ không cần khâu. Các bác sĩ chỉ tiến hành khâu nếu răng khôn mọc lệch, miệng vết thương lớn, chảy máu nhiều để giúp đẩy nhanh tốc độ liền vết thương và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Theo bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy, thời gian thích hợp để cắt chỉ sau khi nhổ răng khôn là 7 – 10 ngày. Đây là khoảng thời gian đủ để miệng vết thương lành và các yếu tố khác như sưng tấy hay đau nhức đã giảm đi. Khi đó, việc cắt chỉ sẽ giúp loại bỏ các đường chỉ thừa và đảm bảo răng khôn hồi phục một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, thời điểm cắt chỉ khi nhổ răng khôn sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên tình trạng của từng người. Nếu vết thương lâu hồi phục, bạn cần đợi thêm một vài ngày mới có thể tiến hành cắt chỉ nhưng cũng thường không kéo dài quá 2 tuần.
Theo bác sĩ Quốc Huy, cắt chỉ sau khi nhổ răng khôn không gây đau đớn. Đây chỉ là một thủ thuật nhỏ trong nha khoa với thao tác rất đơn giản và nhanh chóng. Các bác sĩ sử dụng kéo chuyên dụng để cắt đứt sợi chỉ và rút chúng ra ngoài.
Hơn nữa, miệng vết thương khá nhỏ, chỉ cần khoảng 2 – 3 mũi khâu. Chỉ khâu được sử dụng cũng rất mảnh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm và thoải mái khi cắt chỉ. Có chăng, trong quá trình thực hiện, bạn chỉ thấy hơi khó chịu chứ không hề bị đau nhức.
Nếu chỉ khâu sau khi nhổ răng khôn là chỉ thường mà bạn lại quên không cắt chỉ thì có thể gây ra nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm như dưới đây:
– Vết nhổ sẽ không đầy lại được do nướu bị vướng vào sợi chỉ.
– Ảnh hưởng đến các răng liền kề, lực ăn nhai của răng hàm bị giảm sút rõ rệt. Về lâu dài, điều đó sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày, viêm đại tràng…
– Nhiễm trùng chân chỉ gây đau nhức và khó chịu.
– Chỉ không được cắt đi sẽ trở thành nơi tích tụ mảng bám, cặn thức ăn thừa khiến cho vi khuẩn gây hại dễ dàng phát triển.
Như với trường hợp của chị K.T.T 27 tuổi (Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội) quên lịch tái khám và cắt chỉ sau nhổ răng khôn. Sau hơn 2 tuần, chị đến nha khoa khám lại thì đã có hiện tượng nhiễm trùng chân chỉ và có ổ mủ xuất hiện.
Tuy nhiên, nếu dùng chỉ tự tiêu thì bạn không cần lo lắng vì sau một thời gian chúng sẽ tự phân hủy mà không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Hai loại chỉ thường được sử dụng để khâu vết thương sau khi nhổ răng khôn là:
– Chỉ nha khoa loại thường:
Đây là loại chỉ cần được lấy ra khỏi cơ thể sau một khoảng thời gian nhất định. Chỉ có nhiều dòng khác nhau và phân biệt dựa trên chất liệu. Điển hình như chỉ Nylon, Polypropylene, lụa Silk và Polyester (Ethibond).
– Chỉ tự tiêu:
Đối với chỉ tự tiêu, bạn không cần phải tiến hành cắt chỉ. Khi vết thương đã lành, chỉ sẽ tự biến mất nhờ các enzym trong cơ thể mà không gây đau nhức. Chỉ cũng có nhiều loại như chỉ gut, PDS, MONOCRYL, Vicryl…
Sau khi cắt chỉ, huyệt ổ răng vẫn chưa lành lại hoàn toàn nên việc chăm sóc vẫn cần phải chú trọng.
– Thứ nhất: Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi đánh răng bạn nên chải theo chuyển động tròn hoặc chiều dọc để tránh gây ra ảnh hưởng xấu cho răng.
– Thứ hai: Khi chải răng cần tránh chải trực tiếp vào vùng vừa mới cắt chỉ. Vì những tác động mạnh có thể khiến vết thương vừa cắt chỉ bị rách ra.
– Thứ ba: Nếu trong huyệt răng có cặn thức ăn thì bạn tuyệt đối không được dùng tay hay vật dụng sắc nhọn để lấy ra khi vệ sinh. Thay vào đó. bạn hãy súc miệng nhẹ nhàng để những cặn thức ăn được trôi ra.
– Thứ tư: Sau khi đánh răng xong bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng. Bởi muối là chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Chúng sẽ hạn chế được tình trạng viêm nhiễm sau khi cắt chỉ nhổ răng khôn, đồng thời ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn gây hại.
– Thứ năm: Ở bên phía hàm mới cắt chỉ, bạn nên hạn chế việc nhai thức ăn, nhất là khi ăn các món quá cứng, quá dai hoặc đồ giòn để tránh vết thương bị ảnh hưởng xấu.
– Thứ sáu: Sau khi cắt chỉ, bạn vẫn nên kiêng rượu bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích khác để tránh bị kích ứng.
– Thứ bảy: Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khắc phục.
Những thông tin được chia sẻ trong bài ắt hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc cắt chỉ sau khi nhổ răng khôn. Có thể thấy, không phải tất cả mọi người đều phải tiến hành cắt chỉ sau nhổ răng. Tuy nhiên, nếu dùng chỉ thường thì việc cắt chỉ là bắt buộc để tránh viêm nhiễm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×