Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng được sử dụng để tạo lực kéo cần thiết để di chuyển răng và đạt được kết quả niềng răng mong muốn. Vậy dây thun trong niềng răng có mấy loại và cần lưu ý những gì khi đeo?

Dây thun trong niềng răng là khí cụ chỉnh nha giúp răng sớm dịch chuyển về vị trí cân đối và cải thiện những khuyết điểm. Khí cụ này được dùng trong niềng răng mắc cài thường và mắc cài tự buộc. Tuy nhiên ít ai nắm rõ được dây thun niềng răng có tác dụng gì? Hãy cùng Nha khoa Paris tham khảo bài viết sau.

1. Dây thun niềng răng là gì

Thun niềng răng là khí cụ dùng kết hợp với hệ thống mắc cài và dây cung để căn chỉnh, hỗ trợ di chuyển răng về vị trí cân đối và phù hợp nhất (1).

Dây thun được làm bằng thiết bị cao su y tế an toàn, không ảnh hưởng hoặc kích ứng trong khoang miệng. Cấu tạo của thun niềng răng có độ đàn hồi tốt, dễ dàng điều chỉnh.

Dây thun sẽ gắn trên mắc cài và móc từ răng hàm này sang hàm đối diện tương ứng. Thun niềng răng cùng khí cụ khác sẽ giúp quá trình niềng răng hiệu quả.

Dây thun trong niềng răng

Dây thun trong niềng răng

2. Dây thun trong niềng răng có tác dụng gì

Dây chun niềng răng có nhiều tác dụng hữu ích như: chỉnh khớp cắn hở, lệch; cải thiện răng mọc lệch, khấp khểnh và điều hướng răng (2).

2.1. Chỉnh khớp cắn hở, lệch

Thun niềng răng sẽ có tác dụng căn chỉnh vị trí của răng hàm trên và dưới phù hợp với khớp cắn hở,, lệch khớp cắn, khắc phục tình trạng sai lệch.

2.2. Cải thiện răng mọc lệch, khấp khểnh

Dây thun hỗ trợ kéo răng về đúng vị trí như mong muốn. Răng khấp khểnh sẽ được khắc phục hoàn toàn, đặc biệt là với trường hợp niềng răng ở người trưởng thành khi xương hàm đã cứng, răng khó dịch chuyển. Cụ thể như:

– Răng khểnh, mọc về phía trên xương hàm: dây thun niềng đưa răng về đúng vị trí ở trên cung hàm

– Răng hô: dây chun đặt nối vào phía trước hàm trên với móc sau hàm dưới. Theo thời gian, các răng phía trên kéo dịch về sau, răng ở bên dưới sẽ kéo dịch lên trước. Qua đó răng hô được cải thiện, đồng đều hơn

– Răng móm: dây thun được dùng để kéo hàm trên về trước, giảm tình trạng móm

2.3. Điều hướng răng

Thun niềng răng được sử dụng để điều hướng răng về đúng vị trí trên cung hàm. Thun tách kẽ giúp tăng lực siết, cùng với dây cung và mắc cài để đảm bảo răng dịch chuyển nhanh hơn.

3. Các loại dây thun sử dụng trong niềng răng

Hiện nay, có nhiều loại dây thun được sử dụng trong niềng răng như dây thun cố định dây cung, thun tách kẽ, thun kéo và dây thun liên hàm.

3.1. Thun tách kẽ

Thun tách kẽ có đường kính nhỏ chỉ khoảng 1cm và làm từ cao su mềm. Thun được đặt vào giữa vị trí của răng số 6 và 7 để tạo ra khoảng trống chuẩn bị cho quá trình đặt khâu. Thun tách kẽ sử dụng trước khi gắn mắc cài từ 5 – 7 ngày.

Thun tách kẽ niềng răng

Thun tách kẽ niềng răng

3.2. Dây thun cố định dây cung

Dây cung được đặt vào rãnh của mắc cài. Được cố định bằng thun niềng răng. Loại dây thun này có nhiều màu sắc như trong suốt, xanh, trắng, hồng, đỏ,… độ bền cao và đường kính nhỏ (3).

Dây thun dùng để cố định dây cung trên mắc cài. Nhờ được làm từ cao su nên dây thun dễ bị giãn và đứt nên thường được thay mới sau 3 – 6 tuần. dây cung sẽ cố định bằng nắp trượt tự động nên không cần dùng thun niềng răng.

3.3. Dây thun liên hàm

Dây thun liên hàm được gắn vào Hooks ở cả răng hàm trên và dưới để dịch chuyển răng mọc lệch, răng chìa ra phía trước và đóng khớp cắn hở.

Dây thun liên hàm có thể tháo ra dễ dàng. khí cụ phải được sử dụng 20 giờ mỗi ngày. Nếu thấy khó khăn khi ăn nhai thì có thể gỡ dây chun ra trong quá trình ăn uống.

Dây thun liên hàm

Dây thun liên hàm

3.4. Thun kéo

Thun kéo có công dụng điều chỉnh khớp cắn và dịch chuyển răng về đúng vị trí với cơ chế trượt. Cấu tạo của thun kéo có nhiều vòng tròn liên kết với nhau. Bác sĩ sẽ gắn một đầu thun vào mắc cài hàm trên, đầu còn lại gắn với hàm dưới sao cho dây thun thẳng đứng hoặc nằm chéo hai hàm răng.

Thun kéo tạo lực kéo chắc chắn. Qua đó lực căng của dây thun tạo áp lực lên mắc cài và làm răng di chuyển thẳng hàng nhanh chóng.

4. Đeo thun niềng răng trong bao lâu

Thời gian đeo thun niềng răng là 12 giờ mỗi ngày và tốt nhất là 20 tiếng, chỉ tháo ra khi ăn uống. Để có bảo hiệu quả tối đa, nên thay thun 2 – 3 lần/ ngày, nhất là sau khi ăn hoặc đánh răng. Thời gian đeo thun niềng răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người và phác đồ bác sĩ xây dựng.

Một số trường hợp chỉ cần đeo thun trong khoảng thời gian ngắn của quá trình chỉnh nha. Với tình trạng sai lệch nghiêm trọng, có thể đeo thun trong suốt thời gian niềng răng.

Đeo thun niềng răng

Đeo thun niềng răng

5. Đeo dây thun niềng răng có đau không

Đeo thun niềng răng có gây cảm giác đau và khó chịu, vì ở giai đoạn đầu niềng răng , dây thun tạo ra lực kéo giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Tuy nhiên, mức đau thường là tạm thời và có thể kiểm soát được.

Để giảm đau nhức, hãy tuân thủ lịch đeo dây thun được bác sĩ chỉ định. Đeo dây thun đúng cách sẽ giúp thích nghi nhanh hơn và giảm đau.

6. Nuốt dây thun niềng răng có sao không

Nuốt thun niềng răng sẽ không gây hại đến sức khỏe, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình niềng răng (4).

Thun niềng răng Khi chẳng may nuốt thun niềng răng, cần bình tĩnh và uống nhiều nước cũng như ăn rau quả xanh để đào thải dây thun ra khỏi cơ thể. Để tránh làm gián đoạn quá trình niềng răng, nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và kiểm tra lại.

7. Những điều nên làm khi đeo thun niềng răng

Để thun niềng răng đạt được kết quả như mong muốn, người đeo nên làm những điều sau:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa hôi miệng và hạn chế mắc bệnh lý nha khoa trong thời gian niềng răng

– Nên tháo dây thun khi ăn hoặc khi vệ sinh răng miệng

– Vệ sinh tay, miệng sạch sẽ trước và sau khi thay thun niềng răng để tránh nhiễm khuẩn

– Để đảm bảo công dụng của thun liên hàm, nên thay dây thun 2 – 3 lần/ ngày

– Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt hoặc đồ ăn đã được ninh nhừ như cháo, canh, súp,… Hạn chế ăn thức ăn để lại nhiều mảnh vụn, cứng hoặc dai, vì dễ khiến rơi thun

– Trong trường hợp đứt dây thun, nên đến phòng khám để được kiểm tra và xử lý

– Tuân thủ lịch khám định kỳ, khi có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay tới bác sĩ

Tuân thủ lịch khám định kỳ khi đeo thun niềng răng

Tuân thủ lịch khám định kỳ khi đeo thun niềng răng

8. Những điều không nên làm khi đeo thun niềng răng

Những điều cần tránh khi sử dụng dây thun trong niềng răng:

– Dùng lực quá mạnh để đánh răng, dùng bàn chải có đầu cọ cứng

– Tự ý đổi vị trí của thun niềng răng hoặc sử dụng cùng lúc 2 dây thun. Tình trạng này sẽ tạo áp lực không đồng đều gây đau nhức, ê buốt răng và ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha

– Há miệng to bởi sẽ khiến dây thun bị kéo căng và nhanh giãn, từ đó dẫn đến hậu quả khó lường

– Kéo dây thun quá căng vì sẽ mất đi độ đàn hồi của dây thun

Dây thun niềng răng có nhiều loại và được sử dụng phổ biến trong niềng răng mắc cài. Hy vọng qua những thông tin mà Nha khoa Paris chia sẻ, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về dây thun trong niềng răng có tác dụng gì và biết cách sử dụng hợp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi niềng răng
Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Niềng răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lo

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Niềng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ, giúp cải thiện khớp cắn của hàm răng. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai, phát âm… cũng trở nên

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Niềng răng được xem là một giải pháp nha khoa hoàn hảo để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện

Ngày 15/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Niềng răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng thưa, mọc chen chúc, hô, móm… Ở bài viết sau, chúng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
20 Tuổi niềng răng bao lâu mới xong? Bác sĩ nha khoa tư vấn

20 Tuổi niềng răng bao lâu mới xong? Bác sĩ nha khoa tư vấn

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Niềng răng có tốt không? Những lợi ích khi niềng răng

Niềng răng có tốt không? Những lợi ích khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp bạn có hàm răng đẹp, tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Quá trình niềng răng tốn nhiều

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh