Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đeo hàm duy trì trong bao lâu, các yếu tố ảnh hưởng

Hầu hết các trường hợp sau khi tháo niềng răng đều phải tiếp tục đeo hàm duy trì. Mục đích là để ngăn chặn răng dịch chuyển trở về vị trí ban đầu. Vậy người mới tháo niềng cần đeo hàm duy trì trong vòng bao lâu? Thời gian đeo hàm duy trì ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

1. Đeo hàm duy trì trong bao lâu

Bạn cần đeo hàm duy trì trong vòng 6 – 12 tháng sau khi tháo niềng. Đây là khoảng thời gian đủ để các mô nướu và mô nha chu xung quanh răng tổ chức lại cấu trúc, giúp răng ổn định tại vị trí mới trên cung hàm. Chỉ có như vậy, quá trình niềng răng mới đạt được kết quả tốt nhất và duy trì được trong khoảng thời gian dài.

Trong thời gian đầu sau khi tháo niềng, các bác sĩ nha khoa sẽ khuyến cáo cần phải đeo hàm liên tục, chỉ tháo ra khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng (đối với trường hợp sử dụng hàm tháo lắp). Càng về sau, thời gian đeo hàm duy trì mỗi ngày sẽ càng được giảm bớt.

Trong quá trình đeo hàm duy trì, bạn vẫn cần tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Đến khi các răng đã ổn định tại vị trí mới, bác sĩ sẽ chỉ định kết thúc quá trình đeo hàm duy trì.

Đeo hàm duy trì trong vòng bao lâu

Thời gian đeo hàm duy trì dao động từ 6 – 12 tháng

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đeo hàm duy trì

Trên thực tế, khoảng thời gian đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng ở mỗi trường hợp sẽ có sự khác biệt bởi còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: độ tuổi, tình trạng răng, xương hàm và cách chăm sóc răng miệng tại nhà.

– Độ tuổi: Trẻ em phải đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng lâu hơn so với người trưởng thành. Các bác sĩ thường chỉ định đeo hàm cho đến khi cả răng và xương hàm đều đã phát triển ổn định. Nguyên nhân là do nếu răng, xương hàm chưa phát triển, răng sẽ dễ dàng dịch chuyển, làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

– Tình trạng răng, hàm: Với những người có răng, hàm khỏe mạnh thì có thể chỉ cần đeo hàm duy trì trong khoảng 6 tháng, hoặc thậm chí là ít hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp hàm răng yếu thì thời gian đeo hàm chắc chắn sẽ lâu hơn.

– Cách chăm sóc răng miệng tại nhà: Nếu như bạn vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì thời gian đeo hàm sẽ không chênh lệch so với dự kiến của bác sĩ. Ngược lại, nếu bạn chăm sóc không cẩn thận, mắc phải các bệnh lý như viêm nha chu, viêm chân răng… quá trình đeo hàm duy trì cũng bị kéo dài.

3. Đeo hàm duy trì không đủ thời gian có ảnh hưởng gì không

Nếu như bạn không đeo hàm duy trì theo đúng thời gian mà bác sĩ đã chỉ định, các răng sẽ có xu hướng dịch chuyển trở về vị trí ban đầu. Khi đó, tình trạng sai lệch khớp cắn sẽ lại tiếp tục xảy ra.

Bởi ngay sau khi tháo niềng, các răng vẫn chưa cố định tại vị trí mới trên cung hàm. Các mô quanh răng cần phải có một khoảng thời gian để điều chỉnh cấu trúc, giúp răng ổn định. Nếu bạn không đeo hàm duy trì thì răng rất dễ bị dịch chuyển dưới lực tác động trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

Khi đó, kết quả của quá trình chỉnh nha chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ phải niềng răng lại lần thứ 2.

Răng bị xô lệch do không đeo hàm duy trì

Răng bị xô lệch do không đeo hàm duy trì

4. Cách rút ngắn thời gian đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Để rút ngắn thời gian đeo hàm duy trì, bạn nên:

– Đeo hàm duy trì liên tục trong khoảng thời gian đầu theo đúng chỉ định của bác sĩ, chỉ nên tháo hàm khi thực sự cần thiết như ăn uống, vệ sinh răng miệng…

– Tuyệt đối không được tháo ra và quên lắp hàm khi sử dụng hàm tháo lắp.

– Vệ sinh hàm duy trì nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh bởi có thể khiến cho hàm bị biến dạng, không thể thực hiện tốt chức năng giữ răng ổn định.

– Chải răng cẩn thận 2 lần/ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha, nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng.

– Ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm nhiều dưỡng chất như thịt, cá, rau xanh… để răng, hàm thêm chắc khỏe.

Cần đeo hàm duy trì đủ thời gian quy định

Cần đeo hàm duy trì đủ thời gian quy định

Tóm lại, đeo hàm duy trì trong bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Điều quan trọng là bạn cần phải đeo đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ thì niềng răng mới đạt được kết quả như ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Đeo hàm duy trì
Đeo hàm duy trì có đau không? 4 lưu ý khi đeo hàm duy trì

Đeo hàm duy trì có đau không? 4 lưu ý khi đeo hàm duy trì

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam