01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Tìm hiểu về cơn đau và cách giảm đau khi niềng răng sẽ giúp khách hàng vượt qua được giai đoạn “khổ sở” sau khi gắn mắc cài hay mới siết răng. Vậy nguyên nhân khiến bị đau nhức, ê buốt khi chỉnh nha là gì? Có cách gì để nhanh chóng làm giảm bớt cảm giác khó chịu hay không? Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu trong bài viết sau.
Niềng răng bị đau nhức là hiện tượng rất bình thường, thậm chí chắc chắn sẽ gặp phải ở bất cứ ca chỉnh nha nào.
Theo bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, nếu khách hàng cảm thấy ê buốt khi niềng răng thì bác sĩ mới yên tâm là niềng răng đang hoạt động. Còn nếu không có cảm giác gì thì mới là điều đáng lo
Lý giải cho nguyên nhân vì sao bị đau răng khi niềng, bác sĩ Trâm giải thích như sau:
Chân răng được liên kết và cố định với xương hàm thông qua hệ thống dây chằng nha chu. Khi gặp lực kéo, đẩy từ các khí cụ chỉnh nha thì dây chằng nha chu & mạch máu sẽ bị đè nén lại.
Khi mạch máu bị bóp chặt lại thì máu khó lưu thông & không cung cấp đủ máu cho răng. Vì vậy các mô và tế bào duy trì sự sống cho răng sẽ yếu dần & biến mất.
Thế nhưng cơ thể con người là một bộ máy thần kỳ, ngay khi phát hiện có tổn thương thì sẽ lập tức tiết ra một số loại kháng thể như histamin và bradykinin.
Các hợp chất này sẽ được bơm cấp tốc tới vị trí răng đang niềng. Nhiệm vụ của chúng là giải tỏa áp lực mà mạch máu & dây chằng nha chu đang gánh chịu bằng cách phá hủy xương ở phía bị nén.
Xương sau khi bị phá hủy sẽ tạo khoảng trống cho dây chằng nha chu giãn ra, từ đó triệt tiêu nguy cơ răng bị rụng do chết mô.
Tuy nhiên, cơ chế “tự giải cứu” lại vô tình gây ra viêm & khiến khách hàng cảm thấy đau tại vị trí răng dịch chuyển.
Thậm chí nếu bác sĩ xiết lực quá mạnh hoặc cơ địa khách hàng yếu, cơn đau sẽ nhiều hơn & kéo dài dai dẳng. Stress kéo dài sẽ khiến cơn đau khi niềng răng sẽ lan tới đầu hoặc thái dương.
VẬY THÌ: Niềng răng trong suốt Invisalign có đau không?
Để hỗ trợ khách hàng làm giảm cảm giác đau đớn khi niềng răng, Nha khoa Paris đã tổng hợp lại một số biện pháp giảm đau hiệu quả dưới đây:
Chườm đá lạnh là cách giảm đau răng khi niềng phổ biến được nhiều người truyền tai nhau thực hiện khi phải đối mặt với các cơn đau răng do chỉnh nha.
Sau khi gắn mắc cài hoặc mới siết lại dây cung, nếu cảm thấy đau răng, bạn hãy bọc vài viên đá vào 1 miếng vải mềm sạch rồi áp lên vị trí bị đau. Hơi lạnh hỗ trợ làm giảm đau rất nhanh chóng.
Súc miệng bằng nước muối ấm cũng là cách hết đau răng khi niềng tương đối hữu hiệu được nhiều bác sĩ khuyến nghị
Do đó, khi bị các cơn đau hành hạ, bạn hãy pha một ít nước muối ấm để súc miệng. Các hợp chất có trong nước muối sẽ giúp kháng viêm tại chỗ, từ đó làm giảm bớt khó chịu.
Sáp nha khoa là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với những ai niềng răng mắc cài. Đặc biệt là với những người niềng răng bị đau lưỡi do mắc cài cọ vào làm trầy xước lưỡi.
Bạn hãy lấy một ít sáp vo tròn lại rồi gắn lên vị trí mắc cài hay chọc vào lưỡi để ngăn ngừa chúng gây tổn thương mô mềm.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Khi đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng đau vẫn là quá sức chịu đựng, khách hàng có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
Các hợp chất có trong thuốc giảm đau sẽ nhanh chóng xoa dịu cơn đau và làm bạn thấy dễ chịu hơn.
Massage nướu là cách giảm đau khi niềng răng được nhiều chuyên gia khuyên khách hàng áp dụng.
Sử dụng ngón tay đã rửa sạch nhẹ nhàng xoa bóp vùng nướu bị đau sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, từ đó khiến cơn đau dịu đi nhanh chóng.
Bạn có thể thoa đá lạnh lên nướu để làm tê vị trí này trước khi massage để phương pháp đạt hiệu quả cao hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nhai kẹo cao su là phương pháp giảm đau khi niềng răng hiệu quả thay thế cho việc sử dụng thuốc giảm đau.
Động tác nhai kẹo sẽ giúp phần nào giảm bớt áp lực đè nén lên các dây chằng nha chu. Từ đó, làm giảm các cơn đau một cách rõ rệt.
ԾԾԾ KHÔNG BỎ LỠ: Niềng răng bao lâu mới hết đau?
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên rằng khách hàng chỉ nên sử dụng kẹo cao su không đường để tránh gây sâu răng. Ngoài ra, phương pháp này chỉ nên áp dụng nếu bệnh nhân niềng răng bằng khay niềng trong suốt. Bởi kẹo cao su có thể dính vào dây cung, mắc cài rất khó vệ sinh.
Mặc dù có rất nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn, nhưng khách hàng cũng không nên tùy tiện sử dụng thuốc.
Nếu uống thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra tác dụng phụ cũng như biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Thậm chí, nhiều bác sĩ còn khuyến cáo khách hàng nên thận trọng khi dùng thuốc giảm đau trong thời gian niềng răng. Vì thuốc giảm đau có thể làm ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng.
Do đó, để biết mình có nên uống thuốc giảm đau khi niềng răng hay không, khách hàng nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị của mình để có được phương án xử lý tốt nhất.
Trên đây là một số cách giảm đau khi niềng răng mà Nha khoa Paris đã tổng hợp lại. Mong rằng những biện pháp này sẽ giúp bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn khi mới bắt đầu chỉnh nha.
Trường hợp cần được tư vấn thêm về dịch vụ niềng răng cũng như những vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.6900 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×