Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu có bị đau không

Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn, hàm dưới bị khuất sâu ở sau hàm trên. Với trường hợp trên, các bác sĩ nha khoa luôn tư vấn nên chỉnh nha càng sớm càng tốt để cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn thắc mắc niềng răng khớp cắn sâu có bị đau không. Vấn đề trên sẽ được làm rõ ở trong bài viết sau.

1. Niềng răng khớp cắn sâu có bị đau không

Quá trình niềng răng khớp cắn sâu chắc chắn có gây ra cảm giác đau nhức. Bởi về bản chất, niềng răng là phương pháp nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trên cung hàm trở về đúng vị trí. Các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài, khay trong… tạo ra những lực siết để kéo răng dịch chuyển nên sẽ gây ra cảm giác đau buốt và căng tức.

Tuy nhiên, cảm giác trên chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày chứ không kéo dài suốt quá trình niềng răng nên bạn không cần phải quá lo lắng. Khi các răng đã dần quen với lực kéo của khí cụ thì cơn đau sẽ dẫn thuyên giảm và biến mất.

Hơn nữa, hiện niềng răng còn có sự hỗ trợ của nhiều công nghệ tiên tiến như 3D Speed, 4D AI SAFE, 5D INVI… Nhờ vậy, bác sĩ chỉnh nha sẽ có những tính toán chính xác, giúp giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức mà vẫn đảm bảo tiến độ niềng răng.

Niềng răng khớp cắn sâu có bị đau nhức không

Niềng răng khớp cắn sâu có bị đau

2. Các giai đoạn gây đau nhức khi niềng răng khớp cắn sâu

Cảm giác đau nhức khi chỉnh nha khớp cắn sâu thường xảy ra ở các giai đoạn sau: đặt thun tách kẽ, nhổ răng, gắn khí cụ, siết răng định kỳ và gắn minivis.

– Đặt thun tách kẽ: Đây là một khâu cần thiết trong niềng răng mắc cài. Mục đích là nới rộng khoảng cách giữa 2 răng để đặt khâu và giúp quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ. Do khí cụ tách kẽ liên tục tạo áp lực nên răng sẽ bị đau nhức và khó chịu. Sau 5 – 7 ngày, khi các răng đã giãn được một khoảng cần thiết, cơn đau sẽ dần biến mất.

– Nhổ răng: Trong trường hợp cung hàm không có đủ khoảng trống, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để các răng có thể dễ dàng dịch chuyển. Tuy nhiên, do nhổ răng cần tác động trực tiếp đến nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng… nên bạn cũng sẽ bị đau nhức trong khoảng 3 – 5 ngày.

– Gắn khí cụ: Khi các khí cụ chỉnh nha mới được gắn lên hàm răng, chúng sẽ nhanh chóng tác động lực để kéo các răng mọc sai lệch tới đúng vị trí chuẩn. Bạn sẽ bị đau nhức, buốt răng trong khoảng 1 – 2 tuần. Sau đó, khi các răng đã quen với sự hiện diện của khí cụ, cơn đau sẽ biến mất.

– Siết răng định kỳ: Ở mỗi giai đoạn siết răng định kỳ trong quá trình niềng răng, bạn cũng sẽ bị đau nhức. Tuy nhiên, so với lúc mới gắn khí cụ, cơn đau khi siết răng sẽ ngắn hơn, chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày là kết thúc.

– Gắn minivis: Nếu như xương hàm quá cứng, hô nặng… bác sĩ sẽ gắn minivis để tạo điểm neo chặn cố định nhằm kiểm soát và dịch chuyển răng như mong muốn. Do minivis được cắm vào xương hàm nên cơn đau sẽ xảy ra và kéo dài khoảng vài ngày.

3. Các cách giảm đau nhức hiệu quả khi niềng răng

Để những cơn đau nhức khi chỉnh nha nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng các cách sau: chườm đá lạnh, sử dụng sáp nha khoa, massage nướu, dùng thuốc giảm đau và ăn thực phẩm mềm.

3.1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là một phương pháp cực kỳ thông dụng mà bạn có thể dễ dàng thực hiện để giảm đau nhức trong quá trình niềng răng. Nhiệt lạnh tỏa ra sẽ ngăn chặn dẫn truyền cảm giác đau từ các sợi dây thần kinh lên trung ương. Nhờ vậy, cơn đau nhức sẽ được xoa dịu tạm thời.

Việc bạn cần làm là chuẩn bị một chiếc túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc khăn sạch. Kế tiếp, bạn bọc vài viên đá lạnh vào trong đó rồi chườm nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài vị trí đau nhức. Mỗi lần, bạn chỉ nên chườm khoảng 10 – 15 phút, sau đó nghỉ khoảng 5 – 10 phút rồi có thể chườm tiếp. Bạn tuyệt đối không được chườm quá lâu bởi có thể dẫn tới hiện tượng bỏng lạnh.

Chườm đá lạnh giảm đau

Chườm đá lạnh giảm đau

3.2. Sử dụng sáp nha khoa

Sáp nha khoa làm một sản phẩm chuyên dụng dành cho những người đang chỉnh nha bằng mắc cài. Sau khi gắn mắc cài lên răng, má trong, môi, lưỡi chưa thích ứng kịp nên khó tránh khỏi cảm giác đau nhức, vướng víu. Khi đó, bạn hãy đặt một lượng sáp nha khoa vừa đủ lên dây cung, mắc cài. Chúng có độ dẻo vừa phải và bám dính cao nên sẽ hạn chế được tình trạng trên.

Sáp nha khoa còn giúp bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng, ngăn mắc cài cọ xát, gây xước, chảy máu và viêm nhiễm. Bên cạnh đó, chúng được làm từ các thành phần tự nhiên như sáp ong, bơ ca cao… cực kỳ an toàn nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng.

Sáp nha khoa

Sáp nha khoa

3.3. Massage nướu

Massage cũng là một phương pháp cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt những cơn đau nhức khi niềng, đặc biệt là khi đặt thun tách kẽ, mới gắn khí cụ hoặc siết răng định kỳ.

Phương pháp trên sẽ giúp lưu thông máu, tăng độ săn chắc cho nướu nên giảm đau nhức răng rất tốt. Bạn hãy massage nhẹ nhàng vùng nướu quanh răng mỗi ngày. Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng là bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện để tránh vi khuẩn gây hại xâm nhập, làm tổn thương răng, nướu và gián đoạn quá trình chỉnh nha.

3.4. Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau cũng được bác sĩ nha khoa kê với mục đích xoa dịu những cơn đau khi niềng nhanh chóng. Một số loại thuốc được sử dụng nhiều gồm có: Ibuprofen, Paracetamol và viên sủi Efferalgan.

– Ibuprofen: Thuốc Ibuprofen sẽ hạn chế tổng hợp prostaglandin E2α. Nhờ vậy, tính cảm nhận với các tác nhân gây đau của dây thần kinh cảm giác sẽ bị giảm bớt, giúp làm dịu cơn đau nhức. Liều dùng của thuốc là 200 – 400mg sau mỗi 4 – 6 giờ.

– Paracetamol: Đây là một loại thuốc giảm đau cực kỳ thông dụng với thành phần chính là Paracetamol. Thuốc có thể làm giảm đau nhức răng nhanh chóng mà không hề làm tổn thương đến tim mạch hay hệ tiêu hóa. Liều dùng của thuốc là 1 – 2 viên nén 500mg mỗi 4 – 6 giờ.

– Efferalgan: Thuốc Efferalgan được điều chế ở dạng viên sủi nên hấp thụ nhanh vào máu và giảm đau hiệu quả. Liều dùng là 1 – 2 viên Efferalgan 500mg mỗi 4 – 6 giờ.

3.5. Ăn thực phẩm mềm

Nếu răng đang bị đau nhức, bạn nên ưu tiên thực phẩm ở dạng mềm như cháo, súp, khoai tây nghiền, trứng hấp… Khi ăn những loại thực phẩm trên, răng sẽ không cần phải sử dụng nhiều lực nhai. Nhờ vậy, cơn đau nhức cũng dần dần giảm bớt.

Người niềng răng nên ưu tiên thực phẩm mềm khi bị đau nhức răng

Người niềng răng nên ưu tiên thực phẩm mềm khi bị đau nhức răng

4. Đau nhức kéo dài khi niềng răng có sao không

Đau nhức kéo dài và không thuyên giảm khi niềng răng là một dấu hiệu hoàn toàn không bình thường, cảnh báo nhiều rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng. Ví dụ như bác sĩ chỉnh lực siết quá mạnh, sâu răng, viêm lợi, tiêu chân răng…

Chính vì vậy, khi gặp phải hiện tượng trên, bạn cần đến cơ sở nha khoa để làm kiểm tra ngay lập tức. Nếu như không xử lý sớm, bạn không chỉ bị đau dai dẳng mà quá trình niềng răng còn không thể đạt được kết quả như mong muốn. Nguy hiểm nhất là bạn còn có thể bị mất răng vĩnh viễn do viêm nhiễm quá nghiêm trọng.

Như vậy, với thắc mắc “niềng răng khớp cắn sâu có bị đau không” thì câu trả lời chính xác là có. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi cơn đau chỉ diễn ra trong vài giai đoạn chứ không kéo dài toàn bộ quá trình. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Paris để được hỗ trợ nhanh chóng.

Hiển thị nguồn

Medical News Today: “Do braces hurt? What to expect”
Overby Orthodontics: “10 Tips for Braces Pain Relief”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng khớp cắn sâu
Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu bao lâu mới có hiệu quả

Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu bao lâu mới có hiệu quả

Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn, trong đó có

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu có phải nhổ răng không

Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu có phải nhổ răng không

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn rất phổ biến, với đặc trưng là hàm dưới khuất sâu ở trong hàm trên. Để khắc phục hiện tượng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Khớp cắn sâu là như thế nào? Khớp cắn sâu có niềng được không

Khớp cắn sâu là như thế nào? Khớp cắn sâu có niềng được không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang