Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Mách bạn các cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả tại nhà

Tình trạng ê buốt răng sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi ăn nhai. Nếu không điều trị kịp thời, vấn đề này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu về cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả ngay trong bài viết sau.

1. Cách giảm ê buốt răng tức thì

Dưới đây là một số cách giảm ê buốt răng tức thì (1) phổ biến, được nhiều người tin dùng nhất và cho hiệu quả rõ rệt mà bạn có thể tham khảo.

1.1. Trị ê buốt răng nhờ hạt óc chó

Hạt óc chó chứa nhiều canxi, axit linoleic, phốt pho,… có khả năng làm giảm kích thích tới các dây thần kinh răng. Do đó giúp giảm ê buốt răng hiệu quả.

Cách trị ê buốt răng với hạt óc chó rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhai khoảng 20g hạt óc chó từ từ trong 3 – 5 phút rồi nuốt. Nên nhai 2 lần/ngày để có hiệu quả rõ rệt.

Trị ê buốt răng nhờ hạt óc chó

Trị ê buốt răng nhờ hạt óc chó

1.2. Trị ê buốt răng bằng tỏi

Tỏi là cách trị ê buốt răng (2) dân gian được nhiều người lựa chọn bởi tính đơn giản nhưng hiệu quả cao. Trong tỏi rất giàu allicin, florua,… không chỉ giúp ngăn chặn vi khuẩn, tiêu viêm, giảm đau mà còn giảm ê buốt răng an toàn.

Cách thực hiện:

– Tỏi đem thái lát, để ngoài 5 phút rồi chà nhẹ vào răng trong 3 phút. Thực hiện 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả như mong đợi

– Lấy 1 nhánh tỏi tươi bóc vỏ, giã với chút muối và đắp vào vùng răng bị ê trong 10 phút. Sau đó đánh răng hoặc súc miệng lại như bình thường

1.3. Sử dụng gel nha đam

Trong nha đam chứa nhiều thành phần tốt cho răng miệng như anthraquinones và propolis. Những chất này có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm lành tổn thương nhanh chóng. Vì thế mà tình trạng ê buốt răng do viêm lợi hay do sai lệch về cấu trúc sẽ được cải thiện đáng kể.

Chuẩn bị nhánh nha đam tươi, sau đó rửa sạch rồi gọt vỏ, lấy phần thịt. Đắp nha đam vào vị trí răng bị ê buốt trong 5 phút rồi súc miệng với nước thông thường. Mỗi ngày đắp 3 – 4 lần là được.

Sử dụng gel nha đam

Sử dụng gel nha đam

1.4. Sử dụng bạc hà

Bạc hà được biết đến là nguyên liệu dùng để trị cảm lạnh. Ngoài ra, bạc hà còn có thể chữa được tình trạng ê buốt răng, giúp cho hơi thở thơm mát hơn.

Để trị ê buốt răng, bạn có thể dùng lá bạc hà tươi, đem hãm với nước sôi, dùng nước để ngậm và súc miệng là được. Nếu dùng ở dạng tinh dầu thì thực hiện như sau: nhỏ 2 giọt dầu bạc hà vào miếng bông sạch, đặt lên vị trí răng bị ê buốt, chờ khoảng 3 phút thì lấy ra. Súc miệng lại với nước sạch.

1.5. Trị ê buốt răng với lá ổi non

Lá ổi non là giải pháp trị ê buốt răng dân gian được sử dụng từ rất lâu đời. Theo nhiều nghiên cứu, trong lá ổi non có chứa hợp chất astringents, có công dụng giảm đau nhức, ê nhức răng và giúp nướu săn chắc hơn.

Bạn hãy chuẩn bị 5 – 7 lá ổi non. Sau đó rửa sạch, giã nát với một ít muối và nước ấm. Vắt lấy nước, bỏ bã. Dùng bông gòn thấm nước lá ổi non rồi chấm vào vị trí răng ê buốt. Đợi 10 phút thì súc miệng với nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Trị ê buốt răng với lá ổi non

Trị ê buốt răng với lá ổi non

1.6. Trị ê buốt răng với lá bàng

Trong lá bàng có nhiều thành phần như Saponin, Tercatin, Flavonoid,… có công dụng diệt khuẩn và kháng viêm tốt. Vì vậy chúng có thể đánh bay vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu – nguyên nhân gây ê buốt răng thường gặp.

Hơn nữa lá bàng cũng giúp bảo vệ men răng, mô mềm ở trong khoang miệng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 3 – 4 là bàng non tươi, không bị sâu rồi rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút để tiệt trùng. Sau đó vớt ra để ráo nước

– Thái nhỏ lá bàng, xay nhuyễn cùng muối ăn và nước ấm

– Vắt hỗn hợp để lấy nước cốt, súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần súc trong 1 – 2 phút là được

1.7. Rượu hạt gấc trị ê buốt răng

Rượu hạt gấc là vị thuốc dân gian có công dụng chữa nhiều bệnh răng miệng như đau răng, viêm nha chu, hôi miệng,… Nhờ sự kết hợp của các hoạt chất trong hạt gấc cùng rượu đã mang đến tác dụng chống viêm, diệt khuẩn tối ưu.

Dùng rượu hạt gấc ngoài giúp bạn có cảm giác dễ chịu, giảm đau nhức mà còn kiểm soát tốt sâu răng, giảm viêm quanh răng.

Các bước thực hiện:

– Lấy hạt gấc từ quả đã chín già đem nướng trên bếp tới khi thấy vỏ ngoài hơi cháy là được

– Dùng vật cứng để đập nhẹ tách nhân bên trong, giã nhỏ

– Cho nhân vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng và ngâm trong 30 ngày

– Mỗi khi ê buốt răng, cần lấy ít rượu ngậm trong miệng 10 phút rồi súc miệng lại với nước

1.8. Dùng nước trà xanh

Trong trà xanh có chứa hàm lượng EGCG lactic và fluor dồi dào với tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, diệt khuẩn, giảm tình trạng ê buốt. (3)

Cách thực hiện:

– Rửa 1 nắm lá trà xanh rồi vò nhẹ cho lá hơi nhàu rồi bỏ vào ấm, đổ ngập nước, đun sôi trong 5 phút

– Thêm vài hạt muối ăn, chờ cho muối tan hết thì tắt bếp

– Lọc lấy nước để nguội bớt thì lấy súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút sẽ thấy tình trạng ê buốt nhanh chóng cải thiện

1.9. Mật ong trị ê buốt răng

Mật ong có tính chất sát khuẩn mạnh nên giúp chống lại vi khuẩn trong khoang miệng, giảm sưng đau, giảm kích ứng và ê buốt răng. Cách thực hiện:

– Hòa 1 thìa mật ong vào cốc nước ấm, khuấy đều cho đến khi mật ong tan hết

– Sau đó lấy dung dịch trên ngậm, súc miệng trong 2 – 3 phút là cảm giác ê buốt sẽ từ từ giảm đi

– Cuối cùng súc lại bằng nước sạch để mật ong không lưu lại, tránh làm sâu răng

Mật ong trị ê buốt răng

Mật ong trị ê buốt răng

1.10. Trị ê buốt với kem đánh răng

Dùng kem đánh răng là cách trị ê buốt răng đơn giản nhất. Kem đánh răng chống ê buốt chứa Kali Nitrat, có công dụng ngăn chặn tín hiệu đau truyền từ dây thần kinh trong răng tới não. Qua đó giúp giảm cảm giác ê buốt, bảo vệ dây thần kinh trong răng.

Để có được hiệu quả chữa răng ê buốt tốt nhất, bạn cần dùng kem đánh răng dược liệu hoặc kem đánh răng dành riêng cho người mẫn cảm. Đảm bảo tần suất đánh răng 2 lần/ngày để cảm giác ê buốt nhanh chóng thuyên giảm.

1.11. Sử dụng oxy già

Ngoài tác dụng sát khuẩn, oxy già còn giúp bạn cải thiện ê buốt răng. Tuy nhiên bạn cần dùng oxy già đúng cách để đảm bảo an toàn.

Đầu tiên, bạn cần pha loãng oxy già với nước sạch với tỷ lệ 1:1, sau đó cho 1/4 dung dịch ra ly nhỏ và súc miệng. Thời gian súc miệng từ 30 giây tới 1 phút và làm sạch miệng lại với nước sạch. Lưu ý không nuốt oxy già khi súc miệng, nếu nuốt phải thì cần tới bệnh viện để khám ngay.

Kiên trì dùng oxy già để súc miệng 2 – 3 lần/tuần, bạn sẽ thấy cảm giác ê buốt răng thuyên giảm và răng cũng trắng sáng hơn.

1.12. Sử dụng lá trầu

Lá trầu cũng là nguyên liệu phổ biến trong dân gian, được nhiều người biết đến với khả năng ức chế vi khuẩn có hại trong khoang miệng, cải thiện đau buốt răng.

Bạn cần chọn lá trầu tươi, rửa sạch và giã cùng 1 ít muối. Lấy hỗn hợp thu được pha loãng trong rượu và dùng súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần. Mỗi lần súc miệng bằng rượu lá trầu nên kéo dài 10 phút, sau 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả trị ê buốt răng rõ rệt.

1.13. Dầu trị ê buốt răng

Các loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu mè, dầu oliu,… đều là nguyên liệu có công dụng làm giảm ê buốt răng và ngăn ngừa bệnh lý về viêm nướu răng.

Bạn có thể dùng 1 muỗng dầu dừa để súc miệng trong 1 – 2 phút, sau đó làm sạch khoang miệng với nước sạch. Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/tuần, cảm giác ê răng sẽ cải thiện đáng kể.

2. Cách phòng ngừa ê buốt răng

Bạn có thể áp dụng các cách sau đây để ngăn ngừa ê buốt của răng:

2.1. Vệ sinh răng miệng

Nên đánh răng 2 lần sáng và tối bằng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương đến nướu răng. Hơn nữa, có thể kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ hết vi khuẩn ở kẽ răng, loại bỏ mùi hôi do cặn thức ăn bám lại.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách

2.2. Lưu ý chế độ ăn uống

Hạn chế đồ uống có nhiều axit, nhất là nước có ga, nước cam, chanh,… hoặc đồ ăn quá nóng, lạnh để tránh làm mài mòn men răng, gây ê buốt.

Bổ sung vào thực đơn những món ăn có nhiều chất xơ như táo và chuối để cơ thể có đủ khoáng chất thiết yếu.

2.3. Bổ sung canxi

Bổ sung canxi từ các thực phẩm như sữa, bơ hoặc rau xanh như bông cải, hạnh nhân và các loại đậu để răng chắc khỏe hơn.

2.4. Khám răng định kỳ

Các chuyên gia khuyến cáo nên thăm khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng/ lần để kiểm tra răng miệng. Từ đó phát hiện kịp thời và điều trị các nguyên nhân gây ê buốt răng nếu có.

Trên đây là các cách giảm ê buốt răng tức thì đơn giản mà hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm quý giá trong việc phòng ngừa và xử lý răng ê buốt nhanh chóng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ tới Nha khoa Paris, bác sĩ sẽ giải đáp cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề ê buốt răng
Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Nhiệt độ lạnh khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt hơn. Răng ê buốt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngày càng nặng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Cách giảm ê buốt sau khi mài răng, những lưu ý cần biết

Cách giảm ê buốt sau khi mài răng, những lưu ý cần biết

Để có kết quả bọc răng sứ như mong muốn thì không thể thiếu thao tác mài chỉnh cùi răng thật. Tuy nhiên, mài răng xong có thể gây ê

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Tổng hợp 11 loại kem đánh răng chống ê buốt cực hiệu quả

Tổng hợp 11 loại kem đánh răng chống ê buốt cực hiệu quả

Sensodyne, PS Sensitive Expert, Crest Pro-Health Sensitive, Emoform-F… là những “ứng cử viên sáng giá” trong danh sách các loại kem

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Đối phó với Đau răng ê buốt cả hàm: Cách chữa và cách phòng

Đối phó với Đau răng ê buốt cả hàm: Cách chữa và cách phòng

Đau răng ê buốt cả hàm là một hiện tượng gây ra cảm giác rất khó chịu xung quanh bề mặt răng hoặc từ bên trong. Tình trạng trên xảy ra

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng bị ê buốt

8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng bị ê buốt

Ê buốt răng là hiện tượng mà không ít người gặp phải, thường xảy ra do cấu trúc răng bị tổn thương hoặc bệnh lý răng miệng. Việc chăm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Bị ê răng hàm dưới: Nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả

Bị ê răng hàm dưới: Nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả

Bị ê răng hàm dưới khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây cản trở trong quá trình vệ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh