Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Các loại xoang răng phổ biến – Phương pháp trám răng hiệu quả

Có các loại xoang răng nào và xoang răng tạo ra để làm gì? Bác sĩ nha khoa Paris Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm sẽ giải đáp những thông tin về những hình dáng xoang của răng cùng các vật liệu hàn trám răng dưới đây.

1. Vì sao cần tạo xoang răng

Làm xoang răng là thao tác tạo ra các hình dáng lõm trên bề mặt răng. Xoang răng có thể được tạo trên mọi mặt răng như mặt nhai, mặt lưỡi, mặt ngoài, mặt trong, mặt má…  Mục đích việc tạo ra xoang răng:

– Vệ sinh lại các men răng có dấu hiệu tổn thương như sâu răng hoặc đang gặp các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là lớp ngoài cùng của răng.

– Dọn sạch những mô răng bị sâu, ngăn các ổ sâu răng + vi khuẩn phát triển mạnh làm ăn mòn men răng, hỏng tủy, viêm nướu… Ngăn chặn vi khuẩn trên các vết lõm, xỉn, lỗ chỗ do sâu răng để lại.

– Hơi thở bớt mùi thối, hôi, chua, khó ngửi do sâu răng gây ra.

– Làm hố để trám răng, tạo hình lại cho răng đầy đặn giúp cải thiện mặt nhai làm việc ăn nhai thuận lợi.

– Tạo ra sự thẩm mỹ trên hàm răng thay thế các răng hình dạng xấu, vàng ố, sứt mẻ.

Đào xoang răng để trám răng Các loại xoang răng

Đào xoang răng để trám răng

Các phần của 1 xoang răng hoàn chỉnh

– Vách: là viền bao bọc quanh xoang và cũng được gọi tên tương ứng theo mặt  răng. Ví dụ vách ở gần má được gọi vách má, vách gần bộ phận lợi được gọi là vách lợi.

– Đáy: nếu coi xoang là 1 cái giếng thì đáy xoang chính là đáy giếng. Đáy xoang thường được gọi là vách trục hoặc vách tủy.

– Đường góc: là đường ở chỗ 2 vách gặp nhau.

Ví dụ: Vách ở gần má gặp vách tủy tại đường góc má.

– Điểm góc: điểm góc là điểm gặp nhau của 3 vách xoang.

đào xoang răng cần đúng kỹ thuật và quy cách. Hình dạng xoang răng quyết định lớn đến việc miếng trám diện tích có phù hợp không, có thể chịu được lực nhai cắn mạnh mẽ không. Nếu xoang đào sai kích thước, sai kỹ thuật sẽ làm răng thật bị ê buốt, xâm lấn đến ngà và miếng trám rất dễ tuột, sứt ra khỏi răng.

2. Cách gọi tên xoang răng và thành phần xoang răng

Xoang răng có nhiều loại, mỗi loại có các đặc điểm khác nhau tương ứng với tên gọi. Sau đây là 2 cách gọi tên được Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm chia sẻ.

2.1 Các loại xoang răng

Vị trí xoang răng được đào ở đâu thì xoang được gọi theo tên mặt răng đó. Ví dụ như xoang ở mặt nhai (mặt có chức năng nghiền nát thức ăn): => gọi là xoang nhai. Xoang ở mặt nhai giáp má => gọi là xoang nhai má.

Các xoang ở vị trí các mặt xa, gần khác nhau có tên gọi chung là xoang bên.

2.2 Các loại xoang răng phân loại xoang theo vị trí

Gồm có xoang đơn và kép. Xoang đơn là diện tích xoang chỉ nằm trọn trong 1 mặt răng. Ví dụ như mặt nhai, mặt trong. Xoang kép được gọi khi diện tích xoang chiếm từ 2 mặt răng trở lên như xoang gần nhai, xa nhai…

Xoang răng đơn và kép Các loại xoang răng

Xoang răng đơn và kép

2.3 Các loại xoang răng phân loại theo Greene Vardiman Black

Greene Vardiman Black được coi là cha đẻ ngành phẫu thuật nha khoa tại Hoa Kỳ và trên thế giới với nhiều nghiên cứu chuyên sâu về giải phẫu răng. Hiện tại chia xoang theo Black chúng ta có 5 loại xoang. Mỗi loại xoang được đào ở 1 vị trí khác nhau trên mặt răng.

Sau đây là minh họa vị trí các răng trên cung hàm:

Các loại xoang răng theo BLack – có 5 loại:

– Xoang loại I: Xoang này sẽ được đào khi răng có triệu chứng sâu ăn mòn, viêm ngà. Vị trí: đào trên các hố, rãnh tự nhiên trên men răng của răng hàm, tiền hàm và răng phía trước.

– Xoang loại II: Được tiến hành đào ở vị trí các mặt kế cận của răng hàm và tiền hàm kể cả mặt nhai.

– Xoang loại III: Được thực hiện đào ở răng mặt bên của răng cửa, răng nanh bao gồm các mặt răng như mặt giáp lưỡi, mặt giáp môi.

Xoang loại IV: Được thực hiện với vị trí mặt bên của răng cửa, răng nhanh. Tuy nhiên, loại xoang này được dùng cho các răng vừa sâu vừa bị mất, sứt mẻ, tổn thương nghiêm trọng 1 góc răng.

Xoang loại V: Thực hiện đào xoang ở toàn bộ các vị trí răng trên cung hàm nếu răng đó bị sâu ăn mòn ở ⅓ cổ răng (chân răng gần nướu).

Xoang răng loại I

Xoang răng loại I

3. Vật liệu phổ biến được dùng trám răng

Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm – nha khoa Paris cung cấp cho khách hàng các loại vật liệu trám răng phổ biến nhất .

3.1 Miếng trám chất liệu bằng vàng

Ưu điểm

– Tính thẩm mỹ cao. Người trám răng bằng vàng khẳng định được gu thẩm mỹ, sự sang trọng và độc đáo trên răng.

– Tuổi thọ trám này khá bền. Nếu giữ gìn và kiêng cữ cẩn thận có thể tồn tại được 10 đến 15 năm.

– Vàng không bị ăn mòn, khả năng chịu lực nhai tương đối tốt. Đặc biệt là lực nhai các vùng răng cối.

Nhược điểm

– Vì vàng là kim loại quý hiếm nên giá thành bỏ ra cao hơn gấp nhiều lần những vật liệu trám khác.

– Khách hàng phải đến nha khoa 2 lần để điều trị trám. Lần 1 là hẹn khám, lấy dấu răng để có dữ liệu tạo hình miếng trám khớp với kích thước. Lần 2 là đổ trám vàng lên trên.

– Màu vàng đặc trưng có thể hơi “sặc sỡ” với nhiều người. Khi trám vàng, màu này vẫn sẽ bị lộ khi mở miệng và quan sát. Vì vậy nhiều người ưa chuộng trám bằng vật liệu trắng để giống với màu mô răng.

– 1 số trường hợp (hiếm gặp) sau trám thấy đau, nhức răng rất khó chịu. Đó là do miếng trám được đặt cạnh trám amalgam hợp chất chì/bạc nên tạo ra dòng điện.

3.2 Miếng trám bằng bạc

Trám xoang răng bạc là trám amalgam, màu miếng trám trên xoang trắng như mảnh bạc.

Amalgam là một loại hỗn hợp bao gồm bạc, thủy ngân, thiếc, kẽm, đồng được kiểm nghiệm và chứng thực là an toàn, không gây dị ứng cho các mô mềm khi tiếp xúc. Vật liệu trám này thường dùng cho các răng tiền cối và răng cối.

Ưu điểm

– Tuổi sử dụng của miếng trám này lên tới 10 đến 15 năm, thời gian tồn tại khá lâu.

– Chịu được sức lực nhai, cắn, nghiền thức ăn khá tốt, bền bỉ.

– Vì là kiểu trám truyền thống nên chi phí bỏ ra tương đối thấp, dễ chi trả hơn nhiều chất liệu trám khác.

– Miếng trám màu sắc trắng, vẫn bị lộ ra ngoài tuy nhiên mức độ lộ ít hơn chất liệu vàng.

Nhược điểm

– Hỗn hợp bạc có khả năng co giãn linh động. Lâu dài có thể làm rạn nứt răng mỗi lần răng tiếp xúc với các loại thực phẩm, đồ ăn nóng, cay hoặc đồ uống lạnh.

– 1 số trường hợp hiếm có thể thấy ngứa, đau răng, buốt răng, long mảng trám do dị ứng với thành phần thủy ngân.

– Trong nhiều trường hợp, răng thật phải mài đi nhỏ hơn so với ban đầu để chứa đủ mảng trám.

Trám vàng (màu vàng), trám bạc (màu trắng) Các loại xoang răng

Trám vàng (màu vàng), trám bạc (màu trắng)

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3.3 Trám răng composite

Composite tên gọi nha khoa khác là nhựa tổng hợp. Có cấu tạo từ nhựa Bisphenol A-Glycidyl Methacrylate, urethane dimethacrylate, semi-crystalline polyceram, cuối cùng là silica.

Ưu điểm

– Trám xoang răng màu trắng giống màu sắc men răng thật.

– Lành tính tuyệt đối, không gây dị ứng, mẩn ngứa vùng mặt nhai răng

– Không phản ứng với nước bọt trong môi trường miệng

Nhược điểm

– Chi phí ổn định, dễ thanh toán trong 1 lần

– Tuổi thọ sử dụng để ăn nhai chỉ vào khoảng 5 năm

– Thời gian điều trị kéo dài hơn các chất liệu trám khác

– Ăn uống quá mạnh có thể làm thức ăn nhọn đâm vào trám và làm bong tróc, sứt mẻ miếng trám bạc trên mặt nhai răng

– Ăn nhiều đồ có màu thực phẩm hoặc sẫm màu dễ bị đổi màu trám composite.

3.4 Vật liệu trám răng khác

Ngoài 3 vật liệu trám xoang răng bên trên, còn 1 vài vật liệu tuy không quá phổ biến nhưng vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn và nha sĩ tin dùng như trám sứ Inlay – Onlay, trám bằng xi măng, Lonomer thủy tinh…

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

4. Sau khi trám răng phải chăm sóc hàm răng thế nào cho bền đẹp?

– Chưa đánh răng vội ngay sau khi hàn trám. Vì thời gian đông cứng miếng trám vàng, bạc hay sứ là khác nhau. Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm – nha khoa Paris hướng dẫn khách hàng thời gian đánh răng cụ thể như sau:

Trám bạc: được chải răng sau 24h, đảm bảo vật liệu trong xoang trám đã đông cứng

Trám xoang răng nhựa Composite: có thể chải răng sau khoảng 120 phút

Trám sứ: đợi đông lại thành 1 khối cứng là có thể đưa bàn chải vào được. Không cần chờ đợi quá lâu.

– Sau hàn có thể bị ê buốt nhẹ. Nếu kéo dài quá 4 ngày hãy thông báo cho bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau.

– Chú ý nhai tạm thời ở bên chưa trám răng để đợi trám cố định chắc chắn với mặt nhai và không làm bung trám ra ngoài. Có thể nhai được bên trám răng sau khoảng 5-7 ngày.

– Ăn đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt. Tránh ăn đồ bám dính, dễ mắc kẹt trong hốc răng hoặc tồn đọng trên mặt nhai răng như các loại hạt, khoai tây nghiền…

– Thường xuyên đến nha sĩ để bác sĩ kiểm tra lại độ bám và độ mịn của trám để tránh dẫn đến sai khớp cắn. 

Miếng trám bung ra do kỹ thuật trám kém, đo tỷ lệ xoang và trám không chính xác Các loại xoang răng

Miếng trám bung ra do kỹ thuật trám kém, đo tỷ lệ xoang và trám không chính xác

Trên đây Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm đã chia sẻ cho khách hàng về các loại xoang răng cùng những chất liệu trám răng phổ biến. Lưu ý khách hàng hãy lựa chọn điều trị răng sâu, sứt mẻ tại những đơn vị nha khoa uy tín. Vì bác sĩ tay nghề kém không những làm răng bị mài mòn nhanh chóng sau trám răng mà còn làm lệch lạc thêm khớp cắn khi ăn nhai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề các loại xoang răng